II/ Cây lâu năm
2.7.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các mô hình
Trong đề tài này tôi đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất của 3 mô hình nông lâm kết hợp ứng với 3 địa bàn khác nhau. Vì thế có sự phân tích tổng hợp về cây hàng năm, cây lâu năm, cây rừng và chăn nuôi.
2.7.3.1.Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của mô hình I
Mô hình này tôi tiến hành nghiên cứu, điều tra số liệu ở xã Hương Phú. Đây là địa bàn của người Kinh có kinh nghiệm sản xuất, đất đai màu mỡ, đa số các hộ đều có diện tích đất vườn, mặt khác xã này lại ở gần thị trấn Khe Tre những nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nơi đây phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế vườn, chăn nuôi heo nái và trồng rừng. Vì thế mô hình được tôi lựa chọn là mô hình
VACR: Vườn-Ao-Chuồng-Rừng. Cụ thể, tôi nghiên cứu mô hình: Cây chuối-Ao nuôi cá-Chuồng nuôi lợn nái-Cây keo.
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các hộ điều tra (BQ/ha)
Chỉ tiêu GO (1.000đ) IC (1.000đ) VA (1.000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) VA/GO (lần) Vườn 26.124,3 6.150,4 19.974,16 4,25 3,25 0,76 Ao 54.000,00 22.000,00 32.000,00 2,45 1,45 0,59 Chuồng 5.200,24 1.810,00 3.390,24 2,87 1,87 0,65 Rừng 25.000,00 4.485,59 20.514,41 5,57 4,57 0,82 (Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Đất vườn: Vườn ở đây có truyền thống trồng các loại cây ăn quả lâu năm như cam, chanh, cau...và các loại cây khác như rau khoai, ngô, đậu… Từ năm 2007 cây chuối bắt đầu được trồng khá phổ biến ở Hương Phú. Đặc biệt là từ phong trào cải tạo vườn tạp được thực hiện từ năm 2007 với nội dung làm sạch cỏ, chặt bỏ những cây không có giá trị kinh tế, đào hố, bón phân để đưa vào trồng các loại cây như
chuối, sắn, đậu…cùng với sự hỗ trợ giống và kỹ thuật sản xuất của cán bộ khuyến nông huyện, thêm vào đó điều kiện đất đai màu mỡ, lao động chủ yếu là người Kinh biết tiếp thu kỹ thuật sản xuất nên hiệu quả kinh tế của cây chuối đem lại năm này là khá cao.
Đến năm 2009 bà con nơi đây đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm về trồng loại cây này nên nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cam, chanh để trồng chuối. Giá trị sản xuất 1 ha chuối là 26.124,3 nghìn đồng cao hơn rất nhiều loại cây khác trồng trong vườn, trong khi đó nó lại được trồng ở gần nhà, rất tiện để kiểm tra chăm bón. Hơn nữa ở đây phong trào nuôi heo nái phát triển đã tạo ra nguồn phân chuồng khá lớn cho việc trồng chuối, những chi phí này là những chi phí gia đình tự có nên làm cho IC của một ha chuối là khá thấp, chỉ 6.150,14 nghìn đồng làm cho 1 đồng IC bỏ ra thu được 4,25 đồng giá trị sản xuất.
Đất ao: Ao hồ ở đây chủ yếu nuôi các loại cá nước ngọt như cá trôi, cá trắm… phục vụ cho nhu cầu gia đình và một phần được đưa ra chợ ở thị trấn Nam Đông để bán. Do hầu hết các hộ đều có vườn trồng chuối và khoai lang nên bà con tận dụng làm thức ăn xanh cho cá. Nguồn thức ăn xanh khá dồi dào, việc nuôi cá lại không phải thuê thêm lao động nên chi phí trung gian cho 1 ha đất nuôi cá chỉ là 22 triệu đồng… Nhưng do năng suất của việc nuôi cá là không cao chỉ khoảng 2,7 tấn/ha, nếu tính với mức giá trung bình 20 nghìn đồng/kg thì GO trung bình 1 ha cá chỉ đạt được 54 triệu đồng. Vì thế, tính bình quân cứ 1 đồng IC bỏ ra chỉ thu được 2,45 đồng giá trị gia tăng. GO năm 2009 không cao là do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã làm tràn các hồ cá, thậm chí các ao cá ở gần núi đã bị san lấp thành các khe suối.
Đối với việc nuôi heo nái: Tận dụng thức ăn xanh trong vườn, để tạo công ăn việc làm cho các lao động, thêm nữa địa bàn Hương Phú gần thị trấn Khe Tre nên việc mua các yếu tố đầu vào và bán các yếu tố đầu ra là khá dễ dàng nên phong trào nuôi heo nái ở đây khá phát triển. Trung bình một con heo nái một năm đẻ 2 lứa thu được 5.200,24 nghìn đồng giá trị sản xuất. Tính bình quân 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 2,87 đồng giá trị sản xuất và thu được 1,87 đồng giá trị gia tăng.
Rừng: Hương Phú là xã có diện tích lâm nghiệp khá lớn chiếm 71,96% diện tích tự nhiên của xã, phần lớn diện tích này được dùng để trồng keo. Trong 30 hộ được điều tra
thì diện tích keo bình quân trên hộ là 1,39 ha. Người dân nơi đây trồng keo từ 4-5 năm thì bán. Trong quá trình phân tích số liệu, tôi đã đưa tất cả chi phí bằng tiền của các năm về năm 2009. Trung bình 1 ha keo có tổng chi phí tính theo hiện giá năm 2009 là 13.363,67 nghìn đồng. Giá trị sản xuất 1 ha keo phụ thuộc vào việc đầu tư chăm sóc của người dân nhưng phụ thuộc phần lớn vào vị trí vườn keo, nếu gần đường giao thông thì giá sẽ cao hơn rất nhiều, do các hộ ở địa bàn có mức đầu tư khá lớn mặt khác địa bàn này là của người Kinh sinh sống, có kỹ thuật canh tác tốt nên mức giá 1 ha keo đạt được là khá cao, tính trung bình 1 ha keo năm 2009 bán được mức giá 25 triệu đồng. Tính bình quân 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được 5,57 đồng giá trị sản xuất và 4,57 đồng giá trị gia tăng.
2.7.3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của mô hình II
Mô hình này được tiến hành nghiên cứu và đánh giá trên địa bàn xã Thượng Quảng là địa bàn có cả đồng bào Ka Tu và người Kinh cùng sinh sống, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây hàng năm, cây lâu năm và cây rừng. Vì thế, tôi lựa chọn mô hình:Cây hàng năm-Cây lâu năm-Cây rừng-Chăn nuôi.Cụ thể, tôi phân tích và đánh giá mô hình:Cây lúa-Cây cao su-Cây keo-Chăn nuôi trâu bò.