PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 83)

II/ Cây lâu năm

được thì bà con cũng gặp phải các rủi ro nên gây ra tâm lý chán nản không muốn tiếp tục ứng dụng nữa.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

3.1. KẾT LUẬN

Là một huyện miền núi, với 41,86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu, kỹ thuật sản xuất còn yếu. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một vấn đề cấp thiết nhằm tìm ra giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển.

Qua quá trình điều tra thực tế tại địa phương, cùng với kết quả phân tích trong đề tài, kết hợp với số liệu tổng hợp được, tôi có một số nhận xét như sau:

Việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân còn thấp, trình độ canh tác lạc hậu, cùng với tâm lý ỷ lại vào các dự án, đặc biệt là ảnh hưởng của cơn bão số 9 đã gây hậu quả nặng nề cho người dân.

Bên cạnh đó, quá trình sản xuất của người dân còn gặp nhiều khó khăn: Diện tích manh mún, đường sá, giao thông đi lại khó khăn, đầu ra bấp bênh, đặc biệt còn xảy ra tình trạng ép giá của một số “con buôn”. Mặt khác còn có sự đối xử bất công bằng giữa người Kinh và đồng bào dân tộc Ka Tu của chính quyền một số xã.

Việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp là hướng đi đúng đắn, vừa khai thác tận dụng được tiềm năng của đất đai, vừa bảo vệ và cải tạo chúng, mặt khác mô hình này cũng góp phần đa dạng hoá các loại hình cây trồng và vật nuôi để giảm thiểu được các rủi ro có thể gặp phải trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình nào, quy mô bao nhiêu thì cần phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng xã.

Để tìm ra một mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng cho tất cả các xã trên địa bàn huyện là điều khó thực hiện, bởi vì các địa bàn khác nhau có điều kiện về đất đai, kỹ thuật canh tác... khác nhau. Nhưng nhìn chung như đã phân tích thì:

+ Đối với cây hàng năm thì việc phát triển cây lúa là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế khá cao và góp phần giải quyết an ninh lương thực.

+ Đối với cây lâu năm: Cây keo và cao su (đặc biệt là cây cao su) là hai loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện về đất đai, thời tiết của vùng, hai loại cây này cũng không đòi hỏi kỹ thuật canh tác quá cao, phù hợp với trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đây thực sự hướng đi đúng đắn, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện bộ mặt của huyện nhà trong hiện tại cũng như tương lai.

+ Đối với chăn nuôi: Lợn nái và trâu bò là những vật nuôi cho hiệu quả kinh tế khá cao vừa tận dụng được nguồn thức ăn xanh khá dồi dào, góp phần giải quyết việc làm, tận dụng sức kéo đem lại nguồn thu nhập cho cho người dân. Vì thế cần mở rộng đầu tư cho chăn nuôi.

+ Đối với việc phát triển kinh tế vườn: Do hầu hết các hộ đều có diện tích vườn, cây chuối đã được trồng và nhân rộng ở một số xã và thấy rằng loại cây này cũng là loại

cây mang lại thu nhập khá lớn cho người dân.Vậy nên, cải tạo vườn tạp, chặt bỏ các loại cây không có hiệu quả để đưa vào trồng những cây có hiệu quả hơn là điều cần thiết.

3.2 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá tình hình và hiệu quả kinh tế sử dụng đất của một số mô hình nông lâm kết hợp ở huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w