Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh phân bón của công ty qua 3 năm 2007

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp hà tĩnh (Trang 46 - 49)

- Thành phố Hà Tĩnh: Trước đây là thị xã Hà Tĩnh, tỷ trọng sản xuất nông

2.2.4. Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh phân bón của công ty qua 3 năm 2007

qua 3 năm 2007 - 2009

Chi phí sản xuất kinh doanh là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu chi phí bỏ ra càng thấp, doanh thu thu được càng lớn thì lợi nhuận thu được sẽ cao. Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải giảm chi phí kinh doanh. Chính vì vậy tối thiểu hóa chi phí là một trong những mục tiêu quan trọng và lấy đó làm cơ sở để tiến hanh hoạt động SX- KD.

Tối thiểu hóa chi phí là một yêu cầu sống còn đối với doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải cân đối thu chi cho hợp lý. Đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp như công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh, phân bón là mặt hàng chủ lực của công ty chi phí mua vào và phân phối lớn. Để thấy rõ hơn tình hình chi phí kinh doanh của công ty ta phân tích bảng 11.

Qua bảng 11 ta thấy rằng tổng chi phí kinh doanh của công ty phải bỏ ra để kinh doanh phân bón tăng dần qua các năm. Chi phí tăng lên một phần đã thể hiện quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng hơn cụ thể : năm 2007 tổng chi phí phải bỏ ra để phục vụ kinh doanh các sản phẩm phân bón là 57.206.172 ngàn đồng, năm 2008 các khoản chi lên tới 91.132.549 ngàn đồng tăng so với năm 2007 là 33.926.377 ngàn đồng tương đương tăng 59,31%, năm 2009 là 97.926.830 ngàn đồng tăng so với năm 2008 là 6.794.281 ngàn đồng tương ứng tăng 7,50%. Để đánh giá một cách chính xác và đầy đủ sự gia tăng chi phí qua các năm ta đi xem xét từng khoản mục chi phí cụ thể:

- Giá vốn hàng bán: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh là công ty kinh doanh thương mại với mục tiêu là mua hàng hóa để bán khi xem xét cơ cấu chi phí kinh doanh thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất so với chi phí cụ thể, năm 2007 giá vốn hàng bán là 54.091.427 ngàn đồng chiếm 94,55%, năm 2008 khoản chi này tăng lên 84.688.755 ngàn đồng chiếm 92,93%. Như vậy năm 2008 khoản chi phí này tăng 30.597.328 ngàn đồng tương ứng tăng 56,57% so với năm 2007 đó là do giá mua vào của các sản phẩm vào năm 2008 đều tăng lên rất cao. Năm 2009 giá vốn hàng bán là 95.537.737 ngàn đồng chiếm 97,58% tăng 10.848.982 ngàn đồng tương ứng tăng 12,81% là do công ty đã mở rộng quy mô kinh doanh nhập nhiều hàng hóa nên khoản chi này cao hơn.

- Chi phí tài chính: Khoản chi phí này có sự biến động qua 3 năm, năm 2007 là 478.947 ngàn đồng chiếm 0,84% tổng chi phí, năm 2008 tăng là 1.025.232 ngàn đồng nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống chỉ còn 522.774 ngàn đồng chiếm

Bảng 11: Tình hình chi phí kinh doanh phân bón của công ty qua 3 năm 2007- 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008Giá trị Giá trị (1000 đ) cấu (%) Giá trị (1000 đ) cấu (%) Giá trị (1000 đ) cấu (%) +/- % +/- % Tổng chi phí 57.206.172 100,00 91.132.549 100,00 97.926.830 100,00 33.926.377 59,31 6.794.281 7,50 Giá vốn hàng bán 54.091.427 95,55 84.688.755 92,93 95.537.737 97,56 30.597.328 56,57 10.848.982 12,81 Chi phí tài chính 478.947 0,84 1.025.232 1,12 522.774 0,53 546.285 114,06 -502.458 -49,01 Chi phí bán hàng 1.112.805 1,95 1.532.353 1,68 385.606 0,39 419.548 37,70 -1.146.747 -74,84 Chi phí QLDN 1.512.993 2,64 2.820.276 3,09 1.292.238 1,32 1.307.283 86,40 -1.528.038 -54,18 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0,00 0 0,00 0,00 0,00 0 0,00 0 0,00 Chi phí khác 10.000 0,02 953.059 1,05 152.062 0,16 943.059 - 800.997 -84,04 Thuế 0 0,00 112.874 0,13 36.413 0,04 112.874 -76.461 -67,74

0,53% điều này chứng tỏ công ty đã dần tự chủ được nguồn vốn của mình thông qua trích giữ phần lợi nhuận thu được bổ sung vào nguồn vốn một nguyên nhân quan trọng khác công ty ngày càng giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng nên có khả năng dư nợ không phải mua hàng trả tiền liền.

- Chi phí bán hàng: Ngày càng chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi phí năm 2007 chiếm 1,95%, năm 2008 chiếm 1,68%, năm 2009 chiếm 0,39% điều này chứng tỏ công ty đã sắp xếp tổ chức bộ phận bán hàng một cách hợp lý nên tiết kiệm được khoản chi phí này.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đó là các khoản chi cho tiền lương và bảo hiểm xã hội, năm 2007 là 1.512.993 ngàn đồng chiếm 2,64% năm 2008 là 2.820.276 ngàn đồng chiếm 3,09% tăng 1.307.283 ngàn đồng tương ứng tăng 86,40% chứng tỏ công ty đã quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên hơn, nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống còn 1.292.238 ngàn đồng chiếm 1,31% và giảm 1.528.038 ngàn đồng tương ứng giảm 54,18%, do vậy công ty cần phải xem xét lại để đảm bảo thu nhập cho người lao động, chăm sóc đội ngũ cán bộ công nhiên viên để đảm bảo hiệu quả làm việc tốt hơn.

- Đặc biệt trong 3 năm qua không có khoản chi phí giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại nên khoản giảm trừ doanh thu không có. Sở dĩ như vậy là do công ty đã củng cố và làm tốt công tác thị trường, hợp đồng chặt chẽ giữa bên mua và bên bán để đảm bảo niềm tin cho khách hàng.

Qua việc phân tích trên Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng, ngày càng có mối quan hệ tốt với các bạn hàng lớn và ngân hàng. Vì vậy trong những thời điểm mùa vụ cần lượng tiền lớn để lấy hàng thì công ty đã có được sự hỗ trợ vốn thông qua lượng hàng bán chậm trả thời gian ân hạn, tăng định mức dư nợ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp hà tĩnh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w