Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 26 - 28)

I. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến

2. Các nguồn tài nguyên

2.1. Tài nguyên đất

Huyện Thoại Sơn có đặc điểm là thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất: đất phù sa, đất cát phong hóa xen lẫn đất phèn, đất than bùn…

Nhìn chung, đất đai ở Thoại Sơn khá màu mở, diện tích đất phù sa khá nhiều thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực (lúa), một số cây màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả đất đai hiện có cần quan tâm giải quyết hai vấn đề lớn là: công tác thủy lợi đối phó với lũ ở những vùng trũng và trồng thêm nhiều rừng ở vùng đồi núi tạo nguồn nước tưới vào mùa khô.

2.2. Tài nguyên nước

Nước mặt: Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang - tỉnh đầu tiên sử dụng

nguồn nước ngọt của hệ thống sông Mê Công. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn nước này vừa phục vụ tốt cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, vừa thuận lợi cho giao thông thủy. Việc sử dụng nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích cây trồng, các ngành lĩnh vực sản xuất, cho sinh hoạt. Nguồn nước còn có tác dụng cải tạo đất đai, khai hoang phục hóa, tháo chua rửa phèn. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có khoảng 80 % diện tích tự nhiên bị ngập lũ, nước ngập sâu trên 1m, thời gian kéo dài ảnh hưởng đến các mặt sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Thoại Sơn, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục.

Nước ngầm: theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy trữ lượng nước

ngầm của huyện khá dồi dào. Thời gian qua, nước ngầm được khai thác sử dụng cho mục đích sinh họat và sản xuất công nghiệp (giếng khoang, nước khoáng Cô Tô…). Tuy nhiên, chưa đáng kể so với tiềm năng và nhu cầu xã hội.

2.3. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện còn rất ít, chủ yếu ở Thị trấn Óc Eo với diện tích 187ha, trong đó rừng phòng hộ là 20ha, rừng đặt dụng 167ha các cây trồng bao gồm: tràm, bạch đàn,… Động vật trong rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, cò, rắn… Nhìn chung, tài nguyên rừng huyện Thoại Sơn không còn nhiều. Vì vậy, cần phải có biện pháp chăm sóc, bảo vệ, trồng thêm rừng, khai thác rừng phải có kế hoạch.

3. Điều kiện kinh tế xã hội

™ Dân cư nguồn lao động: Thoại Sơn là 1 trong 11 huyện, thị của tỉnh An

Giang, với diện tích là 468,72 km2 chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh, với dân số là 191.007 người (năm 2006) chiếm 8,64 % dân số tỉnh; mật độ dân số là 408 người/km2. Qua số liệu trên ta nhận thấy lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 110.000 lao động. Hàng năm có thêm khoảng 3.500 – 4.000 lao

động cần bố trí việc làm, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhất là đối với những ngành nghề cần nhiều lao động. Ngoài ra, nông dân còn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, các loại cây trồng khác. Đa số người dân sống làm nghề nông.

Do đại bộ phận lao động tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nên tỉ trọng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp rất thấp. Thu nhập chính của người dân là từ cây lúa nên đời sống nhân dân còn thấp.

Ở Thoại Sơn, đa số nhân dân sống bằng nghề nông nên thời gian lao động nhàn rỗi là khá lớn, lao động chỉ theo mùa vụ. Bên cạnh đó, hàng năm lại có thêm khoảng 3.500 - 4.000 lao động mới đã gây sức ép rất lớn về vấn đề việc làm, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trình độ dân trí còn thấp, lao động có tay nghề còn thiếu, điều này hạn chế đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường còn thiếu linh hoạt. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, khắc phục dần những yếu kém do tính chất thuần nông mang lại.

™ Hệ thống thuỷ lợi: của huyện khá hoàn chỉnh nhưng chưa thật tốt, mạng

lưới kênh rạch chằng chịt, nhưng cũng đã phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất khác và sinh hoạt.

™ Hệ thống chính sách: Vì Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang nên có

nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh. Gần đây, huyện thực hiện nhiều chính sách được ban hành hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp như: Quyết định số 1179/2000/QĐ.UB ngày 05/06/2000 về khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò; Quyết định số 2240/2000/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện; Quyết định 170/2001/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách và ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh…Nói chung, đã có hàng loạt các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với tình trạng độc canh cây lúa trước đây.

™ Thị trường: Thoại Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế

nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nơi đây, có hệ thống thủy bộ khá thuận tiện là giáp Long Xuyên, Kiên Giang, Cần Thơ – nơi có nhiều nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản.. Sản phẩm nông nghiệp của huyện góp phần khá lớn vào sản xuất và xuất khẩu của tỉnh An Giang. An Giang lại là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, thị trường tiêu thụ khá lớn vì là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn giáp với Campuchia trao đổi mua bán thông qua các cửa khẩu. An Giang cũng là bạn hàng của các nước ASEAN, EU, Trung Quốc, Nhật Bản….chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng như: gạo, thủy sản, rau quả đông

lạnh…Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không ổn định, các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém trong khâu tiếp thị dự báo thị trường. Mà thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Muốn chuyển dịch cơ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cần phải đánh giá đúng đắn và kịp thời nhu cầu của thị trường để quy hoạch những loại cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban ngành cần có những biện pháp đúng đắn tiếp cận thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 26 - 28)