Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 50 - 53)

Thoại Sơn đến năm 2015

1. Cơ sở chuyển dịch

1.1. Cơ sở chính sách và thực tiễn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Để khuyến khích cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều chính sách được ban hành như chính sách khuyến khích và ưu đãi nuôi bò, chính sách khuyến khích phát triển nuôi tôm càng xanh, chính sách khuyến khích ưu đãi và đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện. Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cùng với các mô hình sản xuất và hiệu quả cao của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là điều cần thiết và quan trọng.

1.2. Cơ sởđất đai

Diện tích đất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn là 41.618 ha năm 2006. Trong đó, diện tích đất trồng lúa chiếm rất lớn (chiếm 95,7 %), phần còn lại là đất sử dụng cho cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản (diện tích là 582 ha chiếm 1,4 %).

Bảng 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006

Diện tích (ha) Chiếm tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp 41.618 100

1. Đất sản xuất nông nghiệp 40.744 97,9 a.Đất trồng cây hàng năm 39.856 95,77

- Trong đó lúa 39.848 95,75

- Đất cỏ dùng chăn nuôi 0.4 0 - Đất trồng cây hàng năm khác 8 0,02

2. Đất lâm nghiệp 187 0,45

3. Đất nuôi trồng thủy sản 582 1,4

4. Đất nông nghiệp khác 105 0,25

Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006

Qua bảng trên ta thấy khả năng mở rộng diện tích trồng các loại cây màu, cây công nghiệp cũng như diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện còn rất lớn. Bên cạnh đó, Thoại Sơn có nhiều kênh rạch chia ruộng đất ra thành nhiều ô nhỏ rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, nguồn nước thì dồi dào vào mùa nước nổi là điều kiện thích hơp cho nuôi thủy sản đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, cá tra.

1.3. Thị trường

So với các tỉnh khác An Giang có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vì là một huyện của tỉnh An Giang nên Thoại Sơn cũng có nhiều thuận lợi về việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các tuyến giao thông đường bộ cũng như giao thông đường thủy. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng không chỉ đáp ứng nhu cầu cho địa phương, các tỉnh lân cận mà đặc biệt là cho xuất khẩu nước ngoài. Ngoài thị trường truyền thống, hướng tới đang mở rộng xâm nhập các thị trường mới như: Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc…để xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

1.4. Trên cơ sở an ninh lương thực được đảm bảo

Trong quá trình đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thời gian qua Thoại Sơn vẫn đảm bảo được an ninh lương thực. Sản lượng lương thực bình quân đầu người cao đều gia tăng qua các năm.

Bảng 4.2. Bình quân lương thực đầu người huyện Thoại Sơn qua các năm Đơn vị: kg/người/năm

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

BQLT/người 2239 2621 3033 3112 2521

Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006

Như vậy, Thoại Sơn chẳn những cân đối lương thực mà còn dư thừa một khối lượng lớn gạo để xuất khẩu tạo đà thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn từ

Trong thời gian qua, Thoại Sơn đã đạt nhiều thành tích trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm so với sự phát triển của thị trường và sự mong đợi của nhân dân. Sự chuyển dịch này còn nặng về số lượng, chưa chú trọng nhiều đến khoa học công nghệ, đến việc qui hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nên hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nó trở thành mối lo ngại thường xuyên của nông dân.

Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, trình độ sản xuất của người dân kết hợp với thông tin dự báo về nhu cầu thị trường, đánh giá tiềm lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong huyện. Ngành nông nghiệp đã xác định các loại cây trồng vật nuôi chiến lược có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường, thích hợp với từng vùng sinh thái và có khả năng cạnh tranh để phát triển trong thời gian tới.

Căn cứ vào tình hình thực tế, cần lựa chọn việc qui hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh theo phương pháp công nghiệp, nhất là tôm càng xanh, cá ao hầm như một chương trình trọng điểm để góp phần đảm bảo tăng nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp. Mục tiêu chính là nhanh chóng tạo ra sự đột phá, nhất là trong lĩnh vực giống cây, con.

Tính toán lại diện tích trồng lúa theo hướng thâm canh lúa chủ yếu để xuất khẩu, hướng ưu tiên là giống lúa hàng hoá có thể đem lại giá trị gia tăng cao, nhằm ổn định sản lượng và giá trị lúa gạo, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.

Mục tiêu chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện Thoại Sơn đến 2015 là phải xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững với các loại nông sản có thế mạnh, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên nông nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân góp phần tích cực đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của huyện cũng như của tỉnh và của quốc gia, thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra đối với nông nghiệp và nông thôn.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thoại Sơn được tiến hành trong điều kiện “sống chung với lũ”phát huy các mặt tích cực của mùa nước nổi. Đồng thời phải hướng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái. Chẳng hạn như có hệ thống canh tác phù hợp trong vùng bao đê chống lũ, bố trí qui hoạch các vùng nuôi tôm, cá phải hợp lí tránh ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến đến sinh hoạt của nhân dân. Tổ chức tốt kinh tế xã hội và môi trường ở các cụm, tuyến dân cư. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp cũng hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh nông thủy súc sản.

Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chính là đạt mục tiêu giá trị bình quân sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 30 triệu đồng năm 2010 và 50 - 60 triệu đồng 2015. Nói chung, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là góp phần tăng khả năng tích lũy cho nông dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đảm bảo an toàn an ninh lương thực thực phẩm.

Định hướng của ngành nông nghiệp Thoại Sơn từ nay đến 2015 là tập trung đầu tư theo chiều sâu, từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp. Trên cơ sở diện tích và cơ cấu quỹ đất nông nghiệp sẽ có sự thay đổi, giảm dần đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng màu, cây công nghiệp hoặc trồng cỏ phục vụ cho chương trình phát triển đàn bò của huyện. Trong những năm tới, không khuyến kích sản xuất 3 vụ lúa trên năm, vận động nông dân triển khai mô hình sản xuất đa canh với các loại cây màu, lúa - tôm, lúa - cá...là những mô hình sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp Thoại Sơn đến năm 2015 1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)