Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 59 - 61)

II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp

2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ

sản xuất

2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp

Cần đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, đây là nhiệm vụ cần phải làm để góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thời gian qua với việc áp dụng cơ khí hóa trong nông nghiệp Thoại Sơn đã đạt được nhiều thành quả trong sản xuất nông nghiệp như: tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhẹ lao động cực nhọc cho người dân, giảm thất thoát, hư hao trong sản xuất.

Tuy nhiên, nhìn chung cơ khí hóa trong nông nghiệp ở Thoại Sơn thời gian qua vẫn còn hạn chế. Mức độ cơ khí hóa trong sản xuất lúa chỉ mới đáp ứng ở một số khâu và còn chậm nhất là trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, mức độ cơ khí hóa đối với cây trồng khác ngoài lúa, trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chưa có gì đáng kể và còn rất ít. Máy móc thiết bị phần lớn có niên hạo cao, cũ kỷ, lạc hậu, đa dạng về chủng loại nên thiếu phụ tùng thay thế. Ngành cơ khí chế tạo và sửa chữa chủ yếu vẫn ở qui mô nhỏ với năng lực còn hạn chế, chất lượng sản phẩm kém cạnh tranh trên thị trường. Công nghệ chế biến nông lâm thủy sản chỉ đang bước đầu xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Qua tình hình này chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nửa việc cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp. Những giải pháp để đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp Thoại Sơn trong thời gian tới (đến 2015) là:

- Khuyến khích sử dụng các loại máy công cụ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp như: máy kéo, thiết bị làm đất như bánh lồng, phay đất (dàn xới), dàn chảo cày lật đất làm tăng độ phì cho đất. Sử dụng thiết bị gieo hàng trong canh tác lúa, cây trồng cạn như: bắp, đậu mè, nhằm tiết kiệm giống, dễ chăm sóc hạn chế bệnh góp phần thực hiện tốt chương trình 3 giảm 3 tăng. Bên cạnh đó, cần tăng cường thêm các loại máy thu hoạch: máy thu hoạch lúa (máy gặt, máy suốt, đặt biệt là máy gặt đập liên hợp) nhằm giảm hao hụt khi thu hoạch.

- Làm tốt khâu bảo quản sản phẩm, phát triển công nghệ sau thu hoạch, nhằm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị hàng nông sản. Công nghệ sau thu hoạch gồm các khâu sau thu hoạch và chế biến như: suốt, phơi sấy, vận chuyển, xay xát, chế biến, tồn trữ bảo quản. Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khá lớn nhất là trong điều kiện huyện Thoại Sơn thường xuyên ngâp lũ và có nhiều tháng mưa trong năm với vũ lượng khá lớn, nhất là trong vụ hè thu. Đồng thời Thoại Sơn là huyện có nhiều xã vùng sâu, vùng xa (xã Vọng Đông, xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo) với điều kiện phơi sấy, vận chuyển, tồn trữ khó khăn. Vì vậy, cần phát triển nhiều hình thức phơi sấy, đầu tư cho hệ thống kho chứa lúa và nông sản khác, khuyến khích đầu tư các thiết bị xay xát, lau bóng…

- Phát triển công nghiệp chế biến: trong tình hình phát triển nông nghiệp Thoại Sơn hiện nay rất cần có các nhà máy chế biến nông sản làm tốt khâu sơ chế, chế biến góp phần đảm bảo chất lượng cho hàng nông sản.

2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực giống cây con vực giống cây con

Khuyến khích hỗ trợ việc nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng về giống cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống để có những giống và cây trồng vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, trọng tâm là cây lúa, tôm càng xanh, cá tra…Do tình hình khó khăn trong việc nghiên cứu lai tạo nên việc ứng dụng này phải chọn phương thức “ đi tắt, đón đầu ”, tức là làm tốt khâu thử nghiệm đánh giá rồi từ đó đưa vào thực tế của huyện từ các cây con giống tốt. Phối hợp tốt với Sở Nông Nghiệp của tỉnh, với các tỉnh bạn. Khi cần có thể nhập thẳng các giống cây trồng vật nuôi từ nước ngoài. Có như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian công sức, tiền của cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)