Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 34)

II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp,

nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi

Giá trị sản xuất ngành ngành nông nghiệp tăng mạnh qua các năm từ 2002 đến 2006, tăng 1,75 lần. Trong đó, ngành trồng trọt tăng 1,76 lần, chăn nuôi tăng 1,53 lần, dịch vụ nông nghiệp tăng 1,9 lần. Chứng tỏ rằng dịch vụ nông nghiệp ở Thoại Sơn ngày được chú trọng hơn, điều đó cho thấy nông dân ngày càng quan tâm đến các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp trong đó có các hoạt động dịch vụ nông nghiệp.

Bảng 3.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn qua các năm, (tính theo giá hiện hành)

Đơn vị : 1000 đồng Năm 2002 2004 2006 Tổng số 969.498.545 1.422.592.800 1.705.004.800 Trồng trọt 740.137.500 1.131.161.500 1.302.229.000 Chăn nuôi 92.647.525 112.466.300 141.925.800 Dịch vụ NN 136.713.520 178.965.000 260.850.000

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thoại Sơn qua các năm

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2002 2003 2004 2005 2006 năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác

Để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, việc sử dụng đất canh tác có chiều hướng thay đổi: diện tích trồng cây hàng năm có chiều hướng giảm, tuy rằng nó vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu diện tích (giảm từ 98,05 % năm 2000 xuống còn 95,77 % năm 2006). Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng nhanh từ 282 ha năm 2000 lên 888 ha năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đặt biệt tăng mạnh từ 22 ha năm 2000 lên 582 ha năm 2006.

Bảng 3.9. Diện tích - cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000 -2006 Đơn vị: ha 2000 2004 2006 Năm Diện tích % Diện tích % Diện tích % Tổng số 38.062 100 38.701 100 41.618 100 1.Đất NN 38.062 100 38.525 99,54 41.326 99,29 - Đất trồng cây hàng năm 37.323 98,05 37.339 96,48 39.856 95,77 +Đất ruộng lúa 37.312 98,03 37.331 96,46 39.848 95,75 +Đất cây hàng năm khác 11 0,03 8 0,02 8 0,01 - Đất vườn tạp 435 1,14 - - - -

- Đất trồng cây lâu năm 282 0,74 1050 2,71 888 2,13

- Đất cỏ dung chăn nuôi - - - - 0,4 0

- Đất nuôi trồng thủy sản 22 0,06 136 0,35 582 1,40

2. Đất lâm nghiệp - - 176 0,49 187 0,45

3.Đất nông nghiệp khác - - - - 105 0,25

Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000-2006

Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2000

98% 1% 1%

Cây hàng năm Đất vườn tạp Đất trồng cây lâu năm

Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006 2%

96%

1% 1%

Đất cây hàng năm Đất cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản Đất lâm nghiệp

2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ của các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện nhưng thiếu tính ổn định

Trong thời gian qua, mặc dù cây lúa vẫn là cây trồng chính, nhưng nông dân huyện cũng đẩy mạnh phát triển cây màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện sản xuất trong huyện. Những năm gần đây, nhằm thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, tận dụng lợi thế tự nhiên, một bộ phận không nhỏ nông dân huyện Thoại Sơn đã chuyển sang thực hiện mô hình sản xuất đa canh, cơ bản là thực hiện luân canh cây lúa với nuôi trồng thủy sản và với các cây trồng khác, sự luân canh này thay đổi linh động theo thời gian và không gian (thay đổi theo mùa vụ, theo năm), tuỳ theo diễn biến của thị trường và giá cả. Sự thay đổi này thể hiện qua các lĩnh vực sau:

™ Trong ngành trồng trọt: cây lương thực là cây chủ lực ở Thoại Sơn, diện

tích và sản lượng cây lương thực không ngừng tăng lên qua các năm. Trong cây lương thực thì cây lúa luôn giữ vai trò chủ đạo. Sản lượng lúa ngày càng tăng góp phần đáng kể cho việc đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp gạo cho xuất khẩu. Do làm khá tốt trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chọn giống cao sản nên năng suất sản lượng lúa ngày càng tăng:

+ Năng suất tăng từ 50 tạ/ha năm 2001 lên 54 tạ/ha năm 2006.

+ Sản lượng tăng từ 350 ngàn tấn 2001 lên 591 ngàn tấn 2005. Năm 2006 có giảm do diên tích trồng lúa giảm phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ sản lượng lúa của huyện Thoại Sơn qua các năm

350 418 490 576 591 482 100 200 300 400 500 600 ngàn tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 năm Sản lượng lúa của Thoại Sơn qua các năm

Do sản lượng lúa huyện Thoại Sơn cao nên bình quân lúa đầu người của huyện rất cao đạt 2526 kg/người,( năm 2006) đảm bảo tốt về an ninh lương thực.

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ bình quân lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm 2898 2238 3032 2526 0 1000 2000 3000 4000 Kg/người 2001 2002 2004 2006 năm

Bình quân lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm

Cùng với lúa, các loại các cây màu và cây công nghiệp như: bắp, khoai lang, mía, đâu xanh, đậu nành, rau các loại…cũng khá phát triển nhằm đa dạng hoá cây trồng nhưng không ổn định. Đáng chú ý là bắp (đạt 42 ha năm 2006), nhất là các loại rau có diện tích gia tăng đáng kể (tăng từ 147 ha năm 2002 lên 206 ha năm 2006), đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu huyện Thoại Sơn qua các năm

Các loại cây ĐV

tính 2002 2003 2004 2005 2006 1.Bắp

Diện tích Ha 52 47 44 33 42

Năng xuất Tạ/ha 36,35 36,17 37,27 37,88 38,11 Sản lượng Tấn 189 170 164 125 160

2.Khoai lang

Diện tích Ha 4 7 15 9 9

Năng xuất Tạ/ha 162,50 154,29 152,00 148,89 152,50

Sản lượng Tấn 65 108 228 134 136

3.Rau các loại

Diện tích Ha 147 220 250 201 256

Sản lượng Tấn 2.179 3.298 3.298 2.810 3.537

4.Đậu xanh

Diện tích Ha 17 13 6 6 3

Năng xuất Tạ/ha 17 15,83 15,00 17,50 17

Sản lượng Tấn 26 19 9 10,5 6

5.Đậu nành

Diện tích Ha 9 10 48,1 84 5,5

Năng xuất Tạ/ha 17,78 18 18,50 18,56 20

Sản lượng Tấn 17 10 89 156 11

Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006

™ Trong ngành chăn nuôi: Qua phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế nông

nghiệp Thoại Sơn chủ yếu là trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp (chiếm chưa tới 10 %). Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi cũng phát triển theo hướng tăng số lượng đàn bò thịt, bò sửa, tăng đàn lợn. Từ năm 2002 đến năm 2006 số đàn bò tăng lên 2.122 con (tăng gần 1000 con so với năm 2002), đàn lợn tăng từ 29.531 con lên 35.837 con, đàn trâu tăng từ 96 con lên 313 con, đàn gia cầm có giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm: đàn gà giảm từ 209.682 con còn 127.964 con, vịt giảm từ 304.865 con còn 261.226 con, ngược lại số dê, cừu, ngựa ngày càng tăng từ 118 con lên 884 con.

Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi huyện đã được chú trọng phát triển hơn, việc chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp với các trang trại chăn nuôi bò thịt…áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, ngày càng có nhiều giống bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc có chất lượng tốt được đưa vào sản xuất.

Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006 ( thời điểm 01/10 hàng năm)

Đơn vị: con Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Trâu TĐ: Cày kéo 116 108 96 76 136 114 167 140 266 213 313 295 2. Bò 671 1.155 1.548 1.596 2.179 2.122

TĐ: Cày kéo 240 236 265 216 375 471 3. Heo 29.278 29.531 32.530 34.760 29.245 35.837 4. Gà 98.591 209.682 227.137 51.580 43.575 127.964 5. Vịt 279.898 304.865 346.191 177.610 197.719 261.226 6. Dê, cừu, ngựa - - 118 265 574 884

Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001 – 2006

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo chất lượng bữa ăn, ngành chăn nuôi huyện còn tân dụng tốt sức kéo của trâu, bò vào sản xuất nông nghiệp.

™ Trong ngành thủy sản: sau cây lúa, thủy sản là thế mạnh thứ hai của

huyện Thoại Sơn. Bên cạnh việc đánh bắt, khai thác thuỷ sản tự nhiên thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày phát triển mạnh mẽ, những giống loài được chọn lọc phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện, với những mô hình như: nuôi tôm chân ruộng (1 vụ lúa -1 vụ tôm), nuôi cá chân ruộng (2 vụ lúa - 1 vụ cá), nuôi cá ao hầm…đã mang lại cho nông dân những lợi nhuận bất ngờ so với việc độc canh cây lúa.

Nhìn chung, hoạt động thủy sản Thoại Sơn thời gian qua có hai chuyển biến đáng kể: một là sự biến đổi về cơ cấu các hoạt động sản xuất giữa khai thác và nuôi trồng, hai là sự thay đổi về cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản:

+ Về cơ cấu sản xuất: Nếu xét về giá trị sản xuất ta thấy ngành thủy sản phát triển với tốc độ khá nhanh, từ năm 2002 đến 2006 đã tăng gần 2 lần (từ 119.081.700 ngàn đồng lên 230.533.000 ngàn đồng, theo giá hiện hành). Trong đó, giá trị đánh bắt thủy sản tăng 1,9 lần (từ 42.218.580 ngàn đồng lên 79.854.000 ngàn đồng); ngành nuôi thủy sản tăng 1,8 lần (từ 76.503.200 ngàn đồng lên 138.679.000 ngàn đồng); dịch vụ thủy sản tăng 33 lần (từ 360.000 ngàn đồng lên 12.000.000 ngàn đồng). Xét về cơ cấu trong giá trị sản xuất ngành thủy sản ta thấy: ngành nuôi trồng thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đánh bắt thủy sản, đặc biệt đạt đỉnh điểm là 92,3 % năm 2005, sau đó giảm còn 60,2 % năm 2006 do biến động thị trường. Dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển phục vụ cho quá trình sản xuất.

Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn qua các năm, Đơn vị: %

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số 100 100 100 100 100

Đánh bắt 35,5 40,2 14,6 7,0 34,6

Nuôi trồng 64,2 58,9 84,5 92,3 60,2

Dịch vụ TS 0,3 0,9 0,9 0,7 5,2

Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn 2003 40% 59% 1% Đánh bắt Nuôi trồng Dịch vụ TS Cơ cấu gí trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn năm 2006 35% 60% 5% Đánh bắt Nuôi trồng Dịch vụ TS

+ Cơ cấu sản phẩm thủy sản: cũng đang có những biến đổi theo hướng đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài con cá thì con tôm càng xanh ngày càng được chú trọng phát triển - diện tích nuôi ngày càng tăng nhanh chóng với mô hình chủ yếu là chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm). Năm 2006 toàn huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 536,6 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 130,5 ha, diện tích nuôi tôm là 406,1ha tập trung chủ yếu ở các xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, Thị trấn Phú Hòa. Việc nuôi tôm luân canh với lúa mang hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả khảo sát các hộ nuôi tôm ở xã Phú Thuận cho thấy năng xuất bình quân 1ha là 0,8 – 1,2 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 30 – 40 triệu đồng/ha. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân nâng cao thu nhập từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, góp phần hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Nhìn chung, sản phẩm thủy sản ở Thoại Sơn ngày càng đa dạng như tôm càng xanh, cá tra, cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, lươn,…Diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng ngày càng tăng từ 191 ha năm 2000 lên 536,6 ha năm 2006, trong đó đáng chú ý là diện tích nuôi tôm tăng từ 4 ha năm 2000 lên 406,1 ha năm 2006 (tăng khoảng 100 lần). Hình thức nuôi ngày càng đa dạng như: nuôi tôm trên ruộng, nuôi cá trên ruộng, nuôi cá đăng vèo, nuôi lươn theo bồn…

Bảng 3.13. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm. Đơn vị: ha

Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006

Năm 2000 2002 2004 2006

187 180 121 130,5

Tôm 4 199 410,5 406,1

Biểu đồ 3.6. Biểu đồ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm.

191 379 532 537 0 100 200 300 400 500 600ha 2000 2002 2004 2006 năm Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn

qua các năm.

Tuy nhiên, sản lượng thủy sản Thoại Sơn có sự biến động qua các năm: do số lượng bè cá giảm nên sản lượng cá bè cũng giảm từ 35 tấn năm 2000 còn 16 tấn 2006, đánh bắt thì tăng giảm không ổn định năm 2006 là 7.450 tấn; sản lượng cá nuôi cũng không ổn định đạt 5.458 tấn năm 2000 và giảm vào năm 2004 còn 2.513 tấn do ảnh hưởng biến động thị trường, nhưng sau đó tăng lại năm 2006 đạt 5.486 tấn; đáng chú ý là sản lượng tôm nuôi tôm tăng nhanh chóng từ 1,2 tấn năm 2000 lên 529 tấn 2006 (tăng gần 440 lần).

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ sản lượng tôm nuôi huyện Thoại Sơn qua các năm

1 176 447 529 0 100 200 300 400 500 600tấn 2000 2002 2004 2006 năm

Bảng 3.14. Sản lượng thủy sản huyện Thoại Sơn qua các năm (01/10 hàng năm), Đơn vị: tấn Năm 2000 2002 2004 2006 Cá bè 35 206 45 16 Cá nuôi 5.458 5.762 2.513 5.486 Tôm nuôi 1,2 176 447 529 Đánh bắt 7678 9.191 4.827 7.450 Tổng số 13.172,2 15.355 7.832 13.481

Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn năm 2006

Tóm lại, ngành thủy sản của huyện ngày phát triển theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng và nó đã đem lại hiệu quả cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển thủy sản trong những năm gần đây. Sự phát triển của ngành thủy sản cũng đã giải quyết tốt việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng bữa ăn cho nhân dân…

2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và hiệu quả

của các mô hình sản xuất

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Thoại Sơn trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua huyện Thoại Sơn đã đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, các cây trồng khác ngoài lúa đồng thời với việc phát triển các mô hình đa canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp.

● Tình hình sản xuất nông nghiệp cụ thể của xã Phú Thuận:

Phú Thuận là một xã được tách ra từ xã Phú Hòa từ năm 2000, nằm về phía Đông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp Thị trấn Phú Hòa, phía Đông giáp TP. Long Xuyên, phía Nam giáp xã Vĩnh Trinh (Thốt Nốt – TP.Cần Thơ), phía Tây giáp xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn). Đa số các hộ sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp (chiếm 80 % hộ toàn xã, còn lại 20 % sinh sống ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ).

Có thể thấy được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích với những mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện sinh thái vùng qua thực tế ở xã Phú Thuận - mệnh danh là “ Vương quốc tôm càng xanh ”. Đây là một trong những xã đi đầu trong quá trình thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp của huyện. Song song với việc nâng cấp các công trình đê bao và hệ thống thủy lợi để

Một phần của tài liệu Đánh gia su chuyen dich co cau kinh te nong nghiep (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)