Tại công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá thành sản phẩm theo phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ ở khoản mục chi phí nguyên vật liệu sản xuất vì ngoài thành phẩm chính là gạo 5%, gạo 10%,…còn có một số phụ phẩm khác như: tấm 1, tấm 2, tấm 3, cám và còn do chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành thành phẩm nhập kho (khoảng 92%) so với tổng giá thành.
Cách tính cụ thể như sau:
Tổng chi phí NVL sử dụng = giá trị NVL xuất kho – tổng giá trị sản phẩm phụ thu hồi
Chi phí nhân công, Chi phí nhân công + Chi phí sản xuất chung
chi phí sản xuất chung =
tính cho 1 kg gạo thành phẩm Tổng lượng thành phẩm nhập kho
tính cho 1kg gạo =
thành phẩm Số lượng thành phẩm của từng loại gạo nhập kho
Giá thành đơn vị Đơn giá Đơn giá chi phí nhân
tính cho 1 kg gạo = nguyên liệu + công, chi phí sản xuất
thành phẩm sử dụng chung cho 1 kg gạo
Riêng tại công ty kế toán xác định giá trị phụ phẩm thu hồi là giá bán của sản phẩm phụ trên thị trường lúc đem nhập kho.
Để tính được giá thành sản phẩm của mỗi loại thành phẩm ta cần căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất ở mỗi xí nghiệp và nhà máy.
SỐ
PXK NGÀY PXK SỐ BBSX LOẠINLLG SỐ LƯỢNGSL (KG)
GẠO 5% GẠO 10% GẠO 15% GẠO 20% GẠO 25% 52 31/12/05 52LXP2 GAO5 381,000 355,900 53 31/12 53LX GAONL 350,650 212,100 54 31/12 54LX GAONL 386,200 259,100 55 31/12 55LX GAONL 1,332,508 1,069,450 48 30/12 48LXP2 GAO25 164,700 157,900 BBT38 31/12 LX GAO5 794,800 792,450 BBT41 26/12 LX GAO5 22,220 22,000 BBT42 31/12 LX GAO25 231,750 BBT42 31/12 LX TAM1 71,600 302,450 51 19/12 51CM GAONL 47,063 38,400 BBS 18/12 16CM GAONL 735 BBT 30/12 LX GAO15 41,000 BBT 30/12 LX GAO25 11,000 2,000 50,000 CỘNG 3,835,226 1,384,450 259,100 50,000 1,568,200
(Nguồn: phòng kế toán công ty)
Hạch toán giá trị sản phẩm phụ thu hồi:
BẢNG 7: BẢNG GIÁ TRỊ PHỤ PHẨM THU HỒI (XÍ NGHIỆP 1)
Tại công ty, kế toán loại trừ giá trị sản phẩm phụ ở khoản mục chi phí nguyên liệu trực tiếp để tính giá thành.
♦ Phân bổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công sản xuất và chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm (khoảng 92%) nên được kế toán xí nghiệp theo dõi và hạch toán riêng cho từng loại gạo xuất sản xuất trong kỳ. Còn chi phí nhân công sản xuất và chi phí sản xuất chung chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên không được hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà được tính chung cho tất cả các sản phẩm sau đó mới tiến hành phân bổ cho mỗi loại thành phẩm nhập kho.
Tại Công Ty, kế toán tính chi phí nguyên vật liệu (đã trừ giá trị phụ phẩm thu hồi nếu có) của mỗi loại gạo thành phẩm nhập kho trong kỳ ở từng số phiếu xuất kho (PXK) của bảng kê biên bản sản xuất, vì vậy có thể chi phí nguyên liệu của cùng một loại thành phẩm (ví dụ như gạo thành phẩm 5% tấm) trong một kỳ tính giá thành sẽ không giống nhau. Nguyên nhân là do yêu cầu của đơn đặt hàng về thành phẩm hay phụ phẩm (vì công ty tiến hành sản xuất theo yêu cầu của đơn đặt hàng) và loại gạo nguyên liệu được xuất sản xuất khác nhau nên khi nhập kho thành phẩm có thể có hoặc không có phụ phẩm thu hồi (đây là lý do chính làm cho kế toán phải tính giá thành đơn vị 1 kg (về nguyên liệu) gạo thành phẩm nhập kho cho mỗi lần xuất chế biến chứ không tính chung cho tất cả vào cuối kỳ).
LOẠI SỐ LƯỢNG(KG) ĐƠN GIÁ
(đồng) TRỊ GIÁ (đồng) TẤM 1 177.923 2.500 444.807.500 TẤM 2 26.286 2.000 52.572.000 CÁM 331.866 1.500 497.799.000 TỔNG 536.075 995.178.500
kho (bản kê biên bản sản xuất tháng 12/2005 ở xí nghiệp 1) tiêu biểu để tính giá thành của mỗi loại thành phẩm (5%, 15%, 20%, 25%).
Căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất tháng 12/2005 tại xí nghiệp 1 ta tiến hành tính giá thành như sau:
Dựa vào PXK số 54, ngày 31/12/2005, BBSX số 54LX của bảng kê biên bản sản xuất tháng 12 đưa 386.200 kg gạo nguyên liệu đem chế biến thành phẩm gạo 15% tấm:
- Chi phí nguyên liệu được tính như sau:
Kế toán tính giá xuất kho nguyên liệu chế biến theo phương pháp bình quân gia quyền vào cuối tháng:
Đơn giá xuất kho1 kg gạo nguyên liệu = Giá xuất kho bình quân = 6.322.163.548
= = 2.986
2.117.156
Tổng chi phí 386.200 kg gạo nguyên liệu = 386.200 x 2.986 = 1.153.193.200 đồng Sau khi chế biến xong ta thu được số lượng thành phẩm như sau:
+ Gạo 15% tấm: 259.100 kg + Tấm 1: 56.674 kg + Tấm 2: 4.282 kg + Cám: 60.802 kg + Hao hụt: 5.342 kg
• Kế toán tính giá thành như sau: Hạch toán giá trị phụ phẩm thu hồi:
- Tấm 1: 56.674 x 2.500 = 141.685.000 đồng - Tấm 2: 4.282 x 2.000 = 8.564.000 đồng - Cám : 60.802 x 1.500 = 91.203.000 đồng Tổng chi phí nguyên vật liệu:
1.153.193.200 – (141.685.000 + 8.564.000 + 91.203.000) = 911.741.200 đồng
911.741.200
= = 3.519 đồng
259.100
* Dựa vào cách tính này và bảng kê biên bản sản xuất ta tổng hợp được tổng chi phí nguyên liệu sau khi trừ đi giá trị phụ phẩm thu hồi và giá thành đơn vị NVL của gạo 5, gạo 10, gạo 15…., ta có bảng sau:
Đơn giá (nguyên liệu) 1 kg gạo thành phẩm 15%
BẢNG 8: BẢNG TÍNH ĐƠN GIÁ NGUYÊN LIỆU CỦA TỪNG LOẠI GẠO TIÊU BIỂU
ĐVT: đồng
Loại Tổng chi phíNVL xuất kho Giá trị phụ phẩm thu hồi CPNVL sau khi trừ giá trị phụ phẩm Số lượng nhập kho (kg) Giá thành đơn vị NVL nhập kho Gạo 5% 1.333.500.000 47.323.000 1.286.177.000 355.900 3.614 Gạo 15% 1.153.193.200 241.452.000 911.741.200 259.100 3.519 Gạo 20% 134.379.000 7.000.000 127.379.000 50.000 2.548 Gạo 25% 3.978.868.888 406.732.000 3.572.136.888 1.069.450 3.340 Tổng 6.599.941.088 702.507.000 5.897.434.088
Trường hợp của gạo 20% ở trên, căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất tháng 12/2005 tại xí nghiệp 1 thì không có phụ phẩm thu hồi là tấm hay cám nhưng bảng tính giá thành đơn vị nguyên liệu sử dụng lại có giá trị phụ phẩm thu hồi nguyên nhân là: vào đợt xuất nguyên liệu sản xuất có số PXK là BBT thành phẩm gạo được yêu cầu là gạo 20% tấm nhưng sau khi chế biến xong còn thu được 2000 kg gạo thành phẩm 5% tấm, vì vậy để tính giá thành gạo 20% tấm thì kế toán phải trừ giá trị của 2000 kg gạo 5% này (đơn giá gạo 5% được lấy từ giá xuất kho nguyên liệu bình quân của gạo 5% trong tháng 12/2005)
- Phân bổ chi phí nhân công sản xuất:
Chi phí nhân công sản xuất ở mỗi xí nghiệp là chi phí chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ, vì vậy kế toán không theo dõi, hạch toán riêng cho mỗi loại thành phẩm gạo mà tập hợp chung cho tất cả và sẽ được phân bổ vào cuối kỳ.
Do chi phí này không đáng kể nên kế toán căn cứ vào tổng số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ (không phân biệt thành phẩm nào chiếm số giờ công lao động nhiều hơn hay ít hơn) và tiến hành phân bổ cho số lượng nhập kho thành phẩm của mỗi lần xuất nguyên liệu chế biến theo yêu cầu của đơn đặt hàng:
Tổng lượng thành phẩm thu được tháng 12/2005 tại xí nghiệp 1 (căn cứ vào bảng kê biên bản sản xuất)
BẢNG 9: TỔNG LƯỢNG THÀNH PHẨM NHẬP KHO
Tổng chi phí nhân công trong kỳ = Tổng lượng thành phẩm nhập kho 133.014. 525 = = 41 đồng 3.261.750
Sở dĩ kế toán không tiến hành phân bổ chi phí nhân công cho mỗi loại gạo thành phẩm nhập kho trong kỳ mà phân bổ cho lượng thành phẩm nhập kho ở mỗi lần xuất nguyên liệu chế biến đó là do công ty thường chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng và cần phải tính giá thành cho mỗi đơn hàng nên tính chi phí nhân công cho từng loại gạo nhập kho trong kỳ là một việc không cần thiết mà chỉ cần biết trong mỗi đợt tiến hành sản xuất thì chi phí này chiếm khoảng bao nhiêu trong giá thành.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung thì cũng được kế toán tiến hành phân bổ tương tự như chi phí nhân công sản xuất vì chi phí này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá thành của mỗi loại thành phẩm nhập kho (chỉ chiếm khoảng hơn 5% tổng giá thành).
Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ =
Tổng lượng thành phẩm nhập kho 624.709.949
LOẠI GẠO SỐ LƯỢNG (KG)
GẠO 5% 1.384.450
GẠO 15% 259.100
GẠO 20% 50.000
GẠO 25% 1.568.200
TỔNG 3.261.750
Chi phí nhân công sản xuất cho 1 kg gạo thành phẩm
Chi phí sản xuất chung cho 1 kg gạo thành phẩm
= = 192 đồng 3.261.750
Sau đây là bảng tính giá thành của từng loại gạo tiêu biểu trong bảng kê biên bản sản xuất (vì bảng kê có nhiều đơn đặt hàng chế biến cùng một thành phẩm nên chỉ chọn một vài số phiếu xuất kho tiêu biểu để tính giá thành):
BẢNG 10: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CỦA TỪNG LOẠI GẠO THÀNH PHẨM TIÊU BIỂU THÁNG 12/2005 (XÍ NGHIỆP 1)
ĐVT: đồng
Loại nhập kho (KG)Số lượng CPNVLZđv CPNCZđv CPSXCZđv Giá thành đơn vị
Gạo 5% 355.900 3.614 41 192 3.847
Gạo 15% 259.100 3.519 41 192 3.752
Gạo 20% 50.000 2.548 41 192 2.781
Gạo 25% 1.069.450 3.340 41 192 3.573
Sở dĩ bảng tính giá thành đơn vị ở trên không tính giá thành của tổng lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ của mỗi loại thành phẩm (5%, 15%, 20%, 25%) là do tại công ty tiến hành sản xuất theo yêu cầu của đơn hàng đã kí với khách hàng nên chỉ muốn biết giá thành thành phẩm của mỗi lần sản xuất nên không quan tâm lắm đến tổng giá thành của mỗi loại thành phẩm nhập kho trong kỳ. Chuyên đề này chỉ chọn tiêu biểu vài số Phiếu xuất kho (bảng kê biên bản sản xuất) để tính giá thành của mỗi loại gạo thành phẩm nhập kho tại xí nghiệp 1 trong tháng 12/2005 chứ không tính hết tất cả giá thành cho mỗi lần xuất nguyên liệu chế biến. Sau khi có được bảng tính giá thành đơn vị của thành phẩm nhập kho ở tất cả các lần xuất nguyên liệu sản xuất (tất cả các phiếu xuất kho), kế toán giá thành tại công ty tiến hành tổng hợp tất cả số liệu vào bảng tính giá thành vào cuối tháng:
BẢNG 11: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THÁNG 12/2005 (XÍ NGHIỆP 1) ĐVT: đồng
CHUNG TU
SO NGAY DIEN GIAI HANGTEN KHOTEN LUONGSO SO TIEN
TK GHI NO TK GHI CO BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO15 XN1 259.100 972.143.200 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO20 XN1 50.000 139.050.000 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO25 XN1 1.568.200 5.331.880.000 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho thành phẩm GAO5 XN1 1.384.450 5.416.725.322 155 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho phụ phẩm TAM 1 XN1 177.923 444.807.500 152A 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho phụ phẩm TAM 2 XN1 26.286 52.572.000 152A 154 BKSX1 31/12/05 Nhập kho phụ phẩm CAM XN1 331.866 497.799.000 152A 154 TONG 12.854.977.022
(Nguồn: phòng kế toán công ty)
SƠ ĐỒ 15: TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH
TK 154 TK 155
12.097.252.548 11.859.798.522
TK 622 TK 152A
133.014.525
TK627
624.709.949
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM – BIỆN PHÁP
HẠ GIÁ THÀNH
5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Qua thời gian thực tập tại công ty em có một số nhận xét về công tác kế toán của công ty như sau:
- Công ty chọn hình thức kế toán tập trung là rất phù hợp với qui mô và lĩnh vực hoạt động, vì với sự tập trung quản lý mọi vấn đề thắc mắc trong quá trình quản lý sẽ được trao đổi trực tiếp giữa các nhân viên phòng kế toán với nhau. Các chứng từ ban đầu được kế toán ở các cửa hàng, xí nghiệp tập hợp và chuyển về phòng kế toán công ty, sau đó kế toán công ty tiến hành việc quản lý theo trách nhiệm đã được phân công cụ thể ở công ty.
- Về đội ngũ cán bộ công nhân viên phòng kế toán có trình độ chuyên môn tương đối cao, năng động, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao… đồng thời rất vui vẻ trong việc giao tiếp giữa các đồng nghiệp và rất nhiệt tình, tận tình giúp đỡ sinh viên thực tập.
- Về chứng từ thì công ty sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ Tài Chính qui định cùng với việc luân chuyển chứng từ được sắp xếp có khoa học, do đó mọi việc được tiến hành nhanh chóng trong phòng kế toán và mỗi người được trang bị một máy tính riêng trong việc quản lý nên rất thuận lợi cho việc cung cấp thông tin khi cần thiết.
- Về cách hạch toán sản phẩm phụ em xin đưa ra ý kiến: kế toán không nên sử dụng tài khoản 152 – nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp – để quản lý phụ phẩm mà nên hạch toán sản phẩm phụ trên TK155 (chi tiết sản phẩm phụ) thì chính xác hơn hiện nay vì đây là sản phẩm luôn luôn có trong quá trình sản xuất, mặt khác những sản phẩm này vẫn được bán ra thị trường và đem lại doanh thu như những sản phẩm kinh doanh của công ty nên cần thiết phải xem nó là sản phẩm phụ và theo dõi trên TK155 chứ không theo dõi trên TK 152 như hiện nay.