PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
- Công ty cần phân ra từng khâu quản lý nguyên vật liệu xuất kho chế biến như sau: (bởi vì công ty không sử dụng tài khoản 621 – chi phí nguyên liệu trực tiếp – để quản lý nguyên liệu xuất kho sản xuất mà đưa trực tiếp vào tài khoản 154 để tính giá thành do đó sẽ không quản lý được tốt chi phí này – đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm).
nên hạch toán như sau:
* Trường hợp nhập kho gạo nguyên liệu, kế toán hạch toán: Nợ TK 152 – chi tiết cho từng loại gạo -
Có TK 111,331
Đối với nguyên vật liệu xuất kho cần phải được hạch toán riêng cho từng loại gạo đưa vào sản xuất. Nguyên vật liệu sản xuất loại gạo nào nên được hạch toán riêng trên tài khoản chi tiết đó nhằm phục vụ cho việc quản lý chi phí được kịp thời mà không nên hạch toán chung như hiện nay. Vì chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 92%) trong tổng giá thành sản phẩm nên cần được theo dõi nhiều hơn và hạch toán chi tiết, chính xác hơn. Ví dụ như:
Nợ TK 621A – gạo thành phẩm 5% tấm
Có TK 152, 155, 1561 – chi tiết loại gạo đem chế biến Nợ TK 621B – gạo thành phẩm 10% tấm
Có TK 152, 155, 1561 - chi tiết loại gạo đem chế biến * Trường hợp mua NVL về và đưa thẳng vào sản xuất mà không nhập kho:
Nợ TK 621- ghi chi tiết tương tự như trên Có TK 111,331
- Đối với chi phí nhân công sản xuất và phân bổ chi phí nhân công:
Tại công ty, chi phí nhân công được phân bổ đều cho tổng số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ (tất cả các loại thành phẩm) nếu làm như vậy ta thấy rằng khi tính giá thành đơn vị thành phẩm cho mỗi loại gạo sẽ không được chính xác lắm vì với mỗi loại gạo nguyên liệu xuất kho đem chế biến hay đánh bóng thì có giờ công lao động hoàn thành khác nhau. Vì vậy ta nên căn cứ vào số giờ công lao động và số lượng sản phẩm hoàn thành để phân bổ chi phí nhân công sản xuất. Ta có thể phân bổ theo cách sau:
Chi phí nhân Tổng chi phí nhân công sản xuất Tổng số giờ công
công cho gạo = x để chế biến gạo
thành phẩm j Tổng số giờ công lao động thành phẩm j
Hiện nay tại công ty vẫn chưa theo dõi chính xác số giờ công lao động của công nhân sản xuất cho việc chế biến mỗi loại thành phẩm vì kế toán cho rằng chi phí này là chi phí không đáng kể trong giá thành sản phẩm nên việc phải theo dõi và hạch toán chi tiết là không cần thiết. Nếu muốn phân bổ chi phí này tương đối chính xác hơn hiện nay thì tại mỗi xí nghiệp chế biến cần phải có nhân viên chuyên về theo dõi và ghi chép xem mỗi lần xuất nguyên liệu đem chế biến loại thành phẩm nào và phải mất bao nhiêu giờ công lao động của công nhân để hoàn thành thành phẩm đó. Đây chỉ là ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán giá thành chưa tính đến yếu tố chi phí phát sinh.
- Đối với chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ:
Tại công ty chi phí này được theo dõi chung cho tất cả các loại gạo thành phẩm nhập kho và được phân bổ đều cho toàn bộ số lượng gạo thành phẩm nhập kho trong kỳ. Với cách thực hiện như trên thì kế toán sẽ không biết trường hợp có tăng hay giảm chi phí sản xuất chung ở phần sản xuất loại thành phẩm nào (5%, 10%, 15%, 20%, 25%) (mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành nhưng nó cũng là khoản mục chi phí đáng kể đối với mỗi xí nghiệp chế biến) nên nhà quản lý sẽ không chủ động trong việc hạ giá thành loại gạo thành phẩm đó. Vì vậy kế toán nên chọn một tiêu thức phân bổ khác cách hợp lý hơn hiện nay nếu muốn giá thành của mỗi loại thành phẩm được hợp lý hơn. Hiện nay giá điện sản xuất tăng làm cho chi phí điện tăng lên và chi phí điện là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ chi phí sản xuất chung trong kỳ và gạo nguyên liệu chủ yếu được đưa qua máy chế biến là ra gạo thành phẩm, vì vậy tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung thích hợp là phân bổ theo giờ máy hoạt động. Thông thường để sản xuất ra gạo thành phẩm 5% thì phải chạy máy lâu hơn các loại gạo khác, do đó chi phí sản xuất chung cho 1 kg gạo cũng sẽ cao hơn. Hiện nay tại mỗi xí nghiệp vẫn chưa theo dõi số giờ máy hoạt động để sản xuất mỗi loại thành phẩm, trong tương lai kế toán nên kết hợp với bộ phận kỹ thuật cần phải lập Bảng theo dõi tổng số giờ máy hoạt động trong kỳ và số giờ máy hoạt động để chế biến từng loại gạo thành phẩm để chi phí này được phân bổ chính xác hơn và nhà quản lý sẽ có cơ sở chi tiết trong các quyết định của mình về quản lý chi phí.
- Ta có Bảng theo dõi sau:
Ngày Gạo thành phẩm Số giờ máy
hoạt động ………. ………. ………... ………. ………... Gạo thành phẩm 5% Gạo thành phẩm 10% Gạo thành phẩm15% Gạo thành phẩm 20% Gạo thành phẩm 25% ………. ………. ………. ………. ……….
Tổng số giờ máy hoạt động
Chi phí sản xuất Tổng chi phí sản xuất chung trong kỳ Số giờ máy hoạt chung cho gạo = x động để chế biến thành phẩm j Tổng số giờ máy hoạt động gạo thành phẩm j
5.3 CÁC BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Sau khi tìm hiểu thực tế về cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo của Công Ty, xin góp một số ý kiến để làm giảm giá thành sản xuất như sau (hiện nay tại công ty công tác chi phí – giá thành rất được quan tâm đặc biệt là khâu thu mua nguyên liệu
nên làm tốt hơn nữa mà thôi)
- Đối với chi phí nguyên vật liệu: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành nên việc giảm chi phí đối với khoản mục này là rất cần thiết:
+ Khâu thu mua nguyên liệu: công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu với chất lượng tốt, khuyến khích nhân viên thu mua tìm nguồn nguyên liệu mới với giá thấp hơn nhưng chất lượng nguyên liệu vẫn phải được đảm bảo…
+ Khâu vận chuyển: tìm các nguồn vận chuyển với giá thấp và ký các hợp đồng lâu dài khi vào các thời điểm mùa vụ thu hoạch.
+ Khâu bảo quản dự trữ: cần phải có khâu bảo quản đảm bảo an toàn về độ ẩm, thường xuyên cập nhật kịp thời công nghệ bảo quản hiện đại, tránh tình trạng xảy ra hao hụt khi lưu kho, định mức tồn kho hợp lý khi thị trường có sự biến động về giá cả.
+ Khâu xuất nguyên liệu dùng chế biến: cần phải xác định giá xuất kho chính xác cho từng lần xuất để biết được sự biến động chi phí trong giá thành.
- Đối với chi phí nhân công: muốn giảm chi phí nhân công cần phải tăng năng suất lao động; cần nghiên cứu, cải tiến công nghệ; tổ chức quản lý sản xuất để tránh lãng phí sức lao động; nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với trình độ, tay nghề. Bên cạnh đó khuyến khích, động viên các nhân viên nhiệt tình trong công việc, có chế độ khen thưởng (bằng vật chất hay tinh thần như: có quà biếu vào các dịp lễ hay cho đi du lịch, nghỉ mát) khi đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra…
- Đối với chi phí sản xuất chung: cần có định mức chi phí cụ thể đối với các khoản chi phí có thể ước tính (vì hiện nay tại công ty vẫn chưa định mức một khoản chi phí sản xuất nào) để từ đó tránh tình trạng sử dụng lãng phí của các nhân viên và nên sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí như: điện, điện thoại…. Qua đó cũng có thể tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để giảm bớt khoản chi phí này.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Đi cùng với nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp với nhau là điều không tránh khỏi. Và để có được chỗ đứng của mình trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp tổ chức phải phấn đấu trong việc kiểm soát chi phí, kiểm soát các hoạt động của mình một cách có hiệu quả để có thể tạo ra một chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về là cao nhất. Để đạt được điều đó, công việc phân tích và tính giá thành là một việc làm cần thiết đối với bất kì một doanh nghiệp hay tổ chức nào.
Qua các kết quả thu thập được từ việc tìm hiểu công tác kế toán giá thành tại công ty có thể thấy rằng công ty đã có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các khoản mục chi phí, cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Bởi vì chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng, nó chính là giá thành sản phẩm, nó quyết định giá bán sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.
Công ty xuất nhập khẩu An Giang với chức năng hoạt động chế biến gạo xuất khẩu là chủ yếu. Công ty có tất cả 5 xí nghiệp và nhà máy chế biến và lau bóng gạo. Với nhiệm vụ thu mua gạo nguyên liệu để chế biến ra gạo xuất khẩu, các xí nghiệp và nhà máy Châu Đốc luôn chủ động, nhạy bén trong việc thu mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý, đảm bảo chế biến đủ lượng, đúng phẩm chất đáp ứng kịp thời cho các hợp đồng xuất khẩu mà công ty đã ký.
Hiện nay, ngoài công ty xuất nhập khẩu An Giang còn có rất nhiều công ty trong tỉnh An Giang cũng như các tỉnh lân cận hoạt động chế biến gạo xuất khẩu như là công ty du lịch An Giang, tổng công ty du lịch miền Nam (có chi nhánh là xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên)… Vì vậy, để có thể đứng vững trên thị trường nhất là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay Công Ty cần tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, bởi vì mọi doanh nghiệp chỉ có thể tiêu thụ được sản phẩm khi giá bán sản phẩm phù hợp với khả năng của người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo.
Để tránh tình trạng sai sót xảy ra trong quá trình tập hợp các chứng từ từ các xí nghiệp và nhà máy, các cửa hàng trực thuộc gởi về công ty, công ty nên định kỳ tổ chức kiểm tra việc hạch toán sổ sách cũng như các báo cáo của các chi nhánh trực thuộc, nên cử các cán bộ của công ty xuống kiểm tra thường xuyên các xí nghiệp cũng như các cửa hàng trong quá trình hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. Bùi Văn Trường. 2004. Kế toán chi phí. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. Khoa Kế Toán – Kiểm toán. Nhà xuất bản Thống Kê.
Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM. 2002. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê.
Nguyễn Thị Thanh Thủy.2004. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chế biến nông sản. Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh Tế. Trường Đại Học An Giang.
Nguyễn Nhật Tân.2004. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty ANGIMEX. Chuyên đề tốt nghiệp Cử nhân Kế toán. Khoa Kinh Tế. Trường Đại Học Dân Lập Cửu Long.