Phân tích tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007 –

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng (Trang 57 - 63)

- Giấy tờ về bảo đảm nợ

3.3.5 Phân tích tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007 –

Từ hình 15 ta thấy rằng nợ quá hạn của ngân hàng có sự biến động đáng kể, tuy nhiên vẫn trong mức có thể chấp nhận được theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, nợ quá hạn ngành Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ lệ lớn nhất. Năm 2008 nợ quá hạn ngành này là 1.206,8 triệu đồng tăng 196,8 triệu đồng so với năm 2008 với mức tăng 19,49% so với năm 2007 và năm 2009 đạt 1.567 triệu đồng tăng 360,2 triệu đồng với mức tăng 29,85% so với năm 2008. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì ngành Công nghiệp – xây dựng luôn có thời gian đầu tư dài nên chưa thể nhanh chóng thu hồi nợ nhanh do các khoản vay đối với khoản mục này luôn là các món vay dài hạn. Ngành Thương mại – dịch vụ cũng có nợ quá hạn cũng khá cao qua các năm trong khi năm 2007 nợ quá hạn là 827 triệu đồng thì sang năm 2008 khoản mục này là 944 triệu đồng và năm 2009 là 1.064 triệu đồng. Một phần nợ quá hạn tăng lên qua hàng năm của ngành này là do doanh số cho vay ngành này luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng cơ cấu cho vay. Bên cạnh đó, trong thời gian qua trên thị trường có nhiều sự biến động đáng kể gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng, điều này đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian dài đây là vấn đề cần quan tâm cụ thể.

3.3.5 Phân tích tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007 – 2009 năm 2007 – 2009

Bảng 7: Tình hình cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng tại DAB Huế qua 3 năm 2007-2009

( Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng – NHTMCP Đông Á Huế)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % + / - % + / - %

1. Doanh số cho vay 112.816 100 205759 100 273010 100 92943 82.38 67251 32.68

Tín chấp 24.120 21.38 52464 25.50 72510 26.56 28344 117.51 20046 38.21 Thế chấp 88.696 78.62 153295 74.50 200500 73.44 64599 72.83 47205 30.79 2. Doanh số thu nợ 36.841 100 176884 100 239760 100 140043 380.13 62876 35,55 Tín chấp 14.269 38.73 47783 27.01 67779 28.27 33514 234.87 19996 41.85 Thế chấp 22.572 61.27 129101 72.99 171981 71.73 106529 471.95 42880 33.21 3. Dư nợ 96.478 100 125353 100 158603 100 28.875 29,93 33.250 26,53 Tín chấp 25.578 26.51 30259 24.14 34990 22.06 4681 18.30 4731 15.64 Thế chấp 70.900 73.49 95094 75.86 123613 77.94 24194 34.12 28519 29.99 4. Nợ quá hạn 2.320 100 2788 100 3325 100 468 20,17 537 19,26 Tín chấp 189 8.15 305 10.94 322 9.684 116 61.38 17 5.57 Thế chấp 2.131 91.85 2483 89.06 3003 90.32 352 16.52 520 20.94

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 16: Doanh số cho vay theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007-2009

Qua hình 16 cho thấy doanh số cho vay theo hình thức thế chấp chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Đây cũng là điều hợp lý đối với các Ngân hàng, Ngân hàng nào cũng muốn an toàn đối với các khoản nợ cho vay nên hình thức đảm bảo tín dụng thế chấp luôn được các Ngân hàng áp dụng. Chính vì vậy việc sử dụng đảm bảo tín dụng theo hình thức thế chấp của DAB qua hàng năm đều tăng với tỉ lệ luôn lớn hơn 70% trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể vào năm 2007 thì doanh số cho vay theo hình thức thể chấp là 88.696 triệu đồng thì sang năm 2008 là 153.295 triệu đồng tăng 64.599 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 72,83% so với năm 2007. Bước sang năm 2009 thì con số này là 200.500 triệu đồng tăng 47.205 triệu đồng với tốc độ tăng 630,79 triệu đồng so với năm 2008. Bên cạnh đảm bảo tín dụng theo hình thức thế chấp thì có hình thức tín chấp. Đây phần lớn là các tín dụng cá nhân làm việc tại các cơ quan có công việc ổn định và những doanh nghiệp là bạn hàng lâu năm có uy tín đối với Ngân hàng Đông Á. Việc sử dụng đảm bảo tín dụng theo hình thức tín chấp sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và các các nhân trong quá trình vay vốn tại ngân hàng do thủ tục được giảm bớt tránh phiền hà cho khách hàng. Năm 2008 doanh số cho vay theo hình thức tín chấp đạt 52.464 triệu đồng chiếm

25,5% so với tổng doanh số cho vay tăng 28.344 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 117,51%. Và sang năm 2009 doanh số cho vay tín chấp là 72.510 triệu đồng tăng 20.046 triệu đồng với tốc độ tăng 38,21%. Qua kết quả trên ta thấy doanh số cho vay theo tín chấp có tỉ lệ ngày càng tăng hơn trong tổng doanh số cho vay. Điều này thể hiện các khách hàng của DAB luôn được DAB quan tâm tạo những điều kiện thuận lợi trong quá hình vay vốn. Tuy nhiên, hình thức này cũng chứa đựng nhiều rủi ro trong trường hợp các doanh nghiệp hay cá nhân chây ì không trả nợ do đó Ngân hàng cần phải xem xét kĩ lưỡng trước khi cho vay theo hình thức này.

Doanh số thu nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 17: Doanh số thu nợ theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007 - 2009

Từ hình 17 ta thấy doanh số thu nợ đối với hình thức thế chấp chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với hình thức tín chấp. Điều này được giải thích là do doanh số cho vay đối với hình thức thế chấp chiếm tỉ trọng khá lớn so với hình thức tín chấp do đó công tác thu nợ đối với thế chấp lớn hơn nhiều so với thế chấp là điều dễ hiểu. Cụ thể doanh số thu nợ đối với tín chấp năm 2007 là 14.269 triệu đồng chiếm tỉ trọng 38,73% trong khi doanh số thu nợ đối với thế chấp là 22.572 triệu đồng chiếm 61,27% trong tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ đối với thế chấp sang năm 2008 vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với tín chấp. Cụ thể doanh số thu nợ thế chấp năm 2008 đạt 129.101 triệu đồng chiếm tỉ trọng gần 73 % trong tổng doanh số thu nợ tăng 106.529 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 471,95%. Với tốc độ thu nợ rất lớn cho thấy nhân viên

tín dụng đã làm rất tốt công tác thu nợ đối với hình thức này. Và sang năm 2009 doanh số thu nợ đối với thế chấp là 171.981 triệu đồng chiếm tỉ trọng 71,73% tăng 42.880 triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng 33,21% so với năm 2008. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ đối với tín chấp hàng năm đều tăng lên đáng kể chẳng hạn như năm 2008 doanh số thu nợ đạt 47.783 triệu đồng tăng 33.514 triệu đồng với tốc độ tăng 234,87% đây là con số vô cùng ấn tượng. Sang năm 2009 thì doanh số thu nợ đối với tín chấp tiếp tục tăng lên 19.996 triệu đồng so với năm 2008 đạt 67.779 triệu đồng với tốc độ tăng khá cao là 41,85%. Kết quả trên đã phản ánh đúng tình hình hoạt động của DAB trong những năm vừa qua, các nhân viên tín dụng đã làm rất tốt công việc thu nợ nhằm tránh những rủi ro trong thời gian sắp tới do sự biến động của thị trường tài chính.

Dư nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 18: Dư nợ theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007 - 2009

Qua hình 18 ta thấy rằng dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo tín dụng qua hàng năm đều tăng điều này cho thấy trong những năm qua Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả được nhiều khách hàng tín nhiệm. Cụ thể năm 2007 thì dư nợ là 96.478 triệu đồng thì sang năm 2008 tăng 28.875 triệu đồng tức là đạt 125.353 triệu đồng. Năm 2009 thì dư nợ đạt 158.603 triệu đồng tăng 33.250 triệu đồng so với năm 2008. Nếu xét cụ thể hơn thì đối với dư nợ tín chấp năm 2008 đạt 30.259 triệu đồng tăng 4.681 triệu đồng so với năm 2008 đạt mức tăng trưởng 18,30% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ đạt 34.990 triệu đồng tăng 4.731 triệu đồng so với năm 2008 với mức tăng trưởng 15,64%.

Tuy nhiên, phải kể đến dư nợ đối với Thế chấp. Bởi vì đây là khoản cho vay chủ yếu của Ngân hàng trong những năm vừa qua với tỉ trọng khá cao và tốc độ tăng trưởng hàng năm vào loại cao trong tất cả các Ngân hàng trên địa bàn. Cụ thể năm 2007 thì dư nợ thế chấp đạt 70.900 triệu đồng đến cuối năm 2008 thì dư nợ đạt 95.094 triệu đồng tăng 24.194 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng trưởng 34,12%. Cuối năm 2009 thì dư nợ đạt 123.613 triệu đồng tăng 28.519 triệu đồng so với năm 2008 đạt mức trưởng gần 30% so với năm 2008.

Qua đó cho thấy đây là kết quả rất khích lệ đối DAB trong thời gian vừa qua mặt dù trong thời gian này thị trường tài chính có rất nhiều biến động nhưng Ngân hàng đã làm công tác tiếp thị với nhiều hình thức vay vốn để thu hút thêm khách hàng điều mà rất nhiều Ngân hàng gặp khó khăn trong thời gian vừa qua.

Nợ quá hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hình 19: Nợ quá hạn theo hình thức bảo đảm tín dụng qua 3 năm 2007 - 2009

Bên cạnh kết quả đạt được như đã phân tích ở trên thì phần nợ quá hạn của DAB trong thời gian vừa qua cũng có chiều hướng gia tăng đặc biệt là đối với hình thức thế chấp cao hơn rất nhiều so với hình thưc đảm bảo tín chấp. Điều này một phần cũng là do doanh số cho vay trong những năm vừa qua chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay do đó việc thu hồi nợ đối với các đối tượng này cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Cụ thể, nợ quá hạn năm 2007 là 2.320 triệu đồng trong đó thì nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo tín chấp chỉ chiếm một phần rất nhỏ là 8,15% tức là 189 triệu đồng trong

khi đó nợ quá hạn đối với thế chấp lên đến 2.131 triệu đồng chiếm 91,85%. Năm 2008 thì nợ quá hạn không giảm mà còn tăng thêm 468 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng 20,17% trong đó hình thức tín chấp tăng 116 triệu đồng với tốc độ tăng rất nhanh 61,38% và hình thức đảm bảo thế chấp tăng 352 triệu đồng tức là nợ quá hạn đối với hình thức thế chấp năm 2008 là 2.483 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,52% so với năm 2007. Năm 2009 nợ quá hạn là 3.325 triệu đồng tăng 537 triệu đồng trong đó nợ quá hạn theo hình thức tín chấp tăng 17 triệu đồng và thế chấp tăng 520 triệu đồng. Nợ quá hạn trong những năm vừa qua liên tục tăng là điều không tốt đối với Ngân hàng vì nó sẽ là những khoản rủi ro mà Ngân hàng sẽ gặp phải. Cũng phải nói rằng những khoản nợ quá hạn tăng lên trong những năm vừa qua một phần cũng là do những doanh nghiệp chây ì không chịu trả nợ nên nó bị ứ đọng sang năm sau. Do đó Ngân hàng cần có biện pháp đối với doanh nghiệp này. Một phần cũng là do thị trường trong những năm vừa qua biến động khá lớn nên công việc kinh doanh của nhiều khách hàng gặp nhiều khó khăn hơn. Chính vì vậy, Ngân hàng cần phải quan tâm đến thị trường nhiều hơn để có thể đưa ra quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w