Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đanh gia tinh hinh mua ban xuat nhap khau qua cac cua khau quoc te tinh an giang (Trang 70 - 72)

KHÓ KHĂ N GIẢI PHÁP

4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

Đối với hoạt động buôn bán XNK tiểu ngạch

+ Buôn bán tiểu ngạch là kênh mua bán chủ yếu giữa Việt Nam – Campuchia, nó tồn tại và phát triển gắn với mối quan hệ của Việt Nam và Campuchia. Do vậy chúng ta nên có chính sách riêng cho XNK tiểu ngạch. Còn đối tượng được kinh doanh, chủng mặt hàng, vốn kinh doanh, chính sách thuế và những vấn đề khác có liên quan thì cần phải được nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện thực tế giữa hai nước.

+ Sau khi khảo sát cơ cấu mặt hàng XNK tại hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương, nhận thấy như sau:

▫ Mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch tại 2 cửa khẩu chủ yếu là: nông lâm sản, phế liệu, trái cây, hàng tiêu dùng (Thái Lan,…)

▫ Mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại Tịnh Biên là: hàng tiêu dùng, thủy sản, mì gói, xà bông,…

XNK bằng đường chính ngạch rất khó vì thường những lô hàng nhỏ, phân tán, khối lượng ít, đa số là theo thời vụ, rất phù hợp với hình thức mậu dịch biên giới và khả năng kinh doanh vừa và nhỏ của địa phương cả 2 bên. Do đó cần tập trung để tạo mọi điều kiện buôn bán đường biên và tiểu ngạch là chính và phát triển tốt hơn nữa lợi thế này, từng bước tiến tới mở rộng buôn bán chính ngạch lớn sau này tại hai CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương

− Tạo thuận lợi về thủ tục cho doanh nghiệp và hàng hóa qua biên giới. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soát 1 cửa (XNK, thị thực XNC, kiểm dịch,…) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cư dân biên giới giữa 2 nước được trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại đạt hiệu quả cao nhất và thuận lợi nhất.

− Cho phương tiện hai nước được qua lại dễ dàng hơn để công tác và vận chuyển hàng hóa, nhằm giảm chi phí không cần thiết.

− Các ban ngành (Hải quan, Ban quản lý cửa khẩu, y tế,…) chủ động đàm phán với phía bạn Campuchia cộng nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa XNK biên giới, tránh kiểm tra hàng hóa 2 lần.

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

− Chế độ chính sách khuyến khích để tiếp cận thương nhân, từng mặt hàng và hợp đồng có giá trị xuất khẩu cao.

− Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Campuchia

Đại bộ phận của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt nam sang Campuchia đều có qui mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất không cao. Vì thế, để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này nhà nước nên:

+ Sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp.

+ Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng

KẾT LUẬN

Đẩy mạnh quan hệ mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tế của hai nước. Hiện nay, Campuchia là 1 thị trường tiềm năng quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ đối với Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Để làm được điều này, chúng ta phải tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc cản trở trong quan hệ mua bán giữa hai nước và đưa ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa.

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu về tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia thông qua các cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương cho thấy rằng, các cửa khẩu hiện nay đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút trao đổi hàng hóa sản phẩm từ các thị trường qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu góp phần khởi động tiềm năng của tuyến biên giới.

Bên cạnh những kết quả thu được, hoạt động thương mại ở khu vực biên giới của thị trấn Tịnh Biên và Vĩnh Xương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:

 Qui mô hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng XNK hàng hóa và dịch vụ không ổn định

 Cơ cấu hàng hóa XNK qua biên giới tại 2 cửa khẩu vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên như máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu nhưng lại được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch

 Kết cấu hạ tầng cho hoạt động buôn bán tại chợ biên giới Vĩnh Xương còn lạc hậu, nghèo nàn. Giao thông và phương tiện tại 2 cửa khẩu không thuận lợi, kho bãi thiếu đã hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa

 Cùng với hoạt động thương mại thì nạn buôn lậu, gian lận thương mại đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại hai cửa khẩu

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Một phần của tài liệu Đanh gia tinh hinh mua ban xuat nhap khau qua cac cua khau quoc te tinh an giang (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)