a. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương Bảng 16 Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Vĩnh Xương
b.1 Một số hoạt động mua bán tiểu ngạch tại CKQT Tịnh Biên
Hộ sản xuất kinh doanh
Bảng 17. Hộ sản xuất kinh doanh tại Xã Vĩnh Xương năm 2005.
Phân loại Số lượng
Tiểu thủ công nghiệp 14 hộ Thương mại - dịch vụ 180 hộ
Công thương nghiệp 175 hộ Nông nghiệp 1274 hộ Nguồn: UBND xã Vĩnh Xương
Một số hộ kinh doanh tại chợ, vựa thu mua lúa tại xã Vĩnh Xương
Hộ kinh doanhtại khu vực chợ xã
Tại chợ xã Vĩnh Xương chỉ có chừng một vài cửa hàng kinh doanh với qui mô lớn, phần còn lại chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày với số lượng nhỏ.
Cửa hàng tổng hợp Tám Nạp :
Gồm có 5 gian hàng bán sỉ và lẻ các mặt hàng: Thuốc BVTV, đồ điện, sắt thép, nước sơn, phụ tùng xe, ống mủ, giếng gặt nước, lưới, cước, tập hóa, giống bắp. Khách hàng tại đây chủ yếu là người dân địa phương. Đặc biệt là có nhiều khách hàng là những người dân tai xã Komxano và một số xã lân cận sang mua tại cửa tiệm. Một ngày cửa hàng bán không dưới 10 triệu. Hàng bán chủ yếu là bán tiền mặt, do đó giá bán chủ yếu là giá bán sỉ. Chỉ bán gối đầu theo chuyến hàng với số lượng nhỏ cho những bạn hàng quen biết. Tới vụ gieo trồng, doanh thu của cửa hàng tăng khá cao do người dân Campuchia xuống mua giống bắp với số lượng nhiều (doanh thu một ngày có thể trên 30 triệu)
Các hộ kinh doanh có qui mô nhỏ
Tại khu vực chợ Vĩnh Xương còn có khoảng 5 – 6 cửa hàng nhỏ bán thuốc BVTV, phân bón. Có trên 8 cửa hàng tập hóa có qui mô tương đối nhỏ. Các cửa hàng này chủ yếu phục vụ cho cư dân tại hai xã trong tiêu dùng hằng ngày. Một số ít sang mua hàng đem về chợ Komxano - Campuchia để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của cư dân tại địa phương
Vựa thu mua lúa
Tại khu vực chợ Vĩnh Xương có 2 kho thu mua có qui mô lớn ( trên 100tấn/ ngày) và 5 điểm thu mua với qui mô là hộ kinh doanh ( trên 20 tấn/ ngày).
Cơ sở Bảy Lươn g
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
– Năm 2003, Bắt đầu công việc thu mua Bắp, Đậu chủ yếu từ các thương lái là chính ( người dân xã Komxano, Rạch Dơi, và các xã lân cận của tỉnh Kandal,… .). Sau đó cơ sở bán đi các nơi như: Tiền Giang, Thành Phố, Đồng Nai,…
– Công việc thu mua chủ yếu là theo thời vụ. Trong đó, Bắp thu nhiều nhất vào tháng 4 đến tháng 7, Đậu được thu nhiều nhất tháng 8 cho đến tháng 11
– Năm 2003, 2004 thu được với số lượng khá lớn do được mùa và các kho tại Tiền Giang, Sài Gòn có nhu cầu nhiều.
– Năm 2005 lượng thu mua Đậu, Bắp yếu, do nhu cầu tiêu thụ của các kho trong nước chậm.
– Hàng được chuyển xuống kho chủ yếu bằng ghe ( 6 - 10 tấn/ chuyến).
– Thanh toán tiền hàng chủ yếu bằng tiền Việt, có khi chủ vựa thiếu vài ngày thanh toán sau.
Nhận xét của chủ cơ sở
Quan hệ mua bán dựa trên quen biết và có uy tín là chính, hàng đem xuống đúng giờ và có chất lượng tốt. Khó khăn là lượng thu mua đôi khi không được ổn định do phụ thuộc vào thời tiết, thương lái,…
Dựa lúa Hồng, Thanh, Ngọt, Thủy
– Thu mua Lúa, Bắp, Đậu dưới dạng nhỏ lẻ từ những người dân chở sang bằng xe, ghe
– Để có thể thu được nhiều hàng hơn thì các chủ dựa tại đây ứng tiền ra trước cho những người dân Campuchia đi thu gom về.
Doanh nghiệp trong tỉnh có mặt hàng xuất tiểu ngạch qua CKQT Vĩnh Xương:
Cà phê Lâm Chấn Âu (Long Xuyên):
− Trước đây: Hàng được bán sang Campuchia chủ yếu thông qua các bạn hàng, thương lái người Việt và Campuchia. Cách 1 tuần các thương lái xuống lấy hàng một lần, số lượng từ 200 kg/ lần trở lên, thanh toán bằng tiền mặt. Hàng được đưa sang Campuchia qua cửa khẩu Vĩnh Xương, Tịnh Biên bằng đường tiểu ngạch.
− Năm 2004: Bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia theo con đường chính ngạch nhờ một cửa hàng quen biết tại Campuchia đảm nhận công việc phân phối, sản phẩm bắt đầu có mặt tại siêu thị Campuchia. Số lượng xuất khẩu chính ngạch chưa cao, cách vài tuần hàng được chuyển sang 1 lần với số lượng 200 – 300 kg. Thanh toán tiền hàng thông qua người trung gian tại Campuchia
Nước tương Miền Tây Mitaco (Long Xuyên):
− Thị trường chủ yếu là ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và Campuchia
− Mặt hàng xuất khẩu: nước tương, đậu tương
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
− Xuất khẩu sang Campuchia chủ yếu bằng đường tiểu ngạch thông qua các bạn hàng, thương lái, hộ kinh doanh tại chợ biên giới.
− Thị trường Campuchia ngày càng tiêu thụ với sản lượng càng tăng. Doanh số bán ra trong năm 2005 tăng 16%
Nhận xét:
Chợ tại Vĩnh Xương chỉ là một chợ xã biên giới với qui mô nhỏ, đoạn đường đất vào chợ khá hẹp và khó di chuyển khi vào mùa mưa. Tuy nhiên, lượng hàng hóa tại chợ cũng khá phong phú và đa dạng nên thu hút nhiều người dân Campuchia qua lại mua bán, trao đổi. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của các thương lái trong vai trò thu gom hàng hóa từ các nơi (Tân Châu, Long Xuyên,…), sau đó xuất biên qua cửa khẩu Vĩnh Xương để đến tay người tiêu dùng Campuchia.
b.2 Phân tích tình hình xuất biên tại CKQT Vĩnh Xương
Mặt hàng xuất biên
Mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương trong năm qua bao gồm: hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nước suối, hàng tiểu thủ công nghiệp (chiếu, đồ gốm, lu,…). Một số mặt này được cung ứng bởi các hộ kinh doanh tại địa phương, các thương lái, doanh nghiệp, hộ kinh doanh từ nơi khác.
Giá trị xuất khẩu biên
Biểu đồ 10. Giá trị xuất biên tại CKQT Vĩnh Xương
Giá trị xuất biên thay đổi theo xu hướng giảm mạnh
Hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch tại đây trong những năm qua tăng trưởng không đều, giá trị xuất khẩu cao nhất đạt 3,41 triệu USD vào năm 2003 sau đó giảm mạnh trong năm 2004 nhưng đến năm 2005 kim ngạch có tăng nhưng tăng không là bao. Sở dĩ như thế là do những nguyên nhân sau:
- Chợ biên giới gắn với trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Trên thực tế tại các chợ cửa khẩu đều diễn biến hình thức trao đổi hàng hóa cư dân biên giới đã biến thành một hoạt động XNK dưới cách hiểu tiểu ngạch. Chợ xã biên giới SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
Vĩnh Xương so với các chợ cửa khẩu: Khánh Bình, Tịnh Biên thì qui mô chợ tại đây khá nhỏ, số hộ kinh doanh mua bán tại chợ có phần hạn chế, lượng hàng hóa tại đây chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu người dân Campuchia. Hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại đây chủ yếu được bạn hàng từ nơi khác đem đến như: Tân Châu, Châu Đốc, Long Xuyên. Lượng hàng hóa theo con đường tiểu ngạch qua lại sẽ kém ổn định hơn so với cửa khẩu Tịnh Biên và Khánh Bình.
Do điều kiện về CSHT mà các chợ giáp với xã Vĩnh Xương như chợ: Vĩnh Hòa, Phú Lộc, Tân An và một số chợ lớn Châu Đốc, Tân Châu cũng chưa phát huy tốt vai trò tuyến sau để hỗ trợ hàng hóa cho chợ biên giới Vĩnh Xương
Bảng 18: Hiện trạng mạng lưới chợ tại các khu vực
Khoản mục Chợ Cửa khẩu Loại 1 Loại 2 Loại 3 Ghi chú Tịnh Biên 1 2 14 Cách chợ Châu Đốc 17 km Châu Đốc 1 1 9
Vĩnh Xương 1 3 Cách chợ Châu Đốc khoảng 30 km ( qua 2 cái đò)
Tân Châu 1 6 Cách chợ Vĩnh Xương khoảng 17 km (qua 1cái đò)
Long Xuyên 2 4 13
Nguồn: Sở Thương Mại An Giang (30/6/2004).
- Cửa khẩu Vĩnh Xương cách chợ Komxano - Campuchia khoảng 5 km. So với chợ gò Tà Lập giáp với cửa khẩu Tịnh Biên thì chợ xã Komxano có qui mô nhỏ, sức mua tại của cư dân tại đây thấp do chủ yếu là làm nghề nông, đường bộ nối từ xã Vĩnh Xương đến Niec Lung chưa được trải nhựa, mua mưa gây khó khăn cho cư dân qua lại do đường hẹp và lầy. Chỉ có một số ít hộ kinh doanh tại khu vực chợ Vĩnh Xương có hàng bán sang chợ Komxano bằng đường bộ. Hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại đây phần lớn được vận chuyển bằng ghe với số lượng từ 500 kg trở lên.
- Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu qua khẩu Vĩnh Xương tăng gấp 3,6 lần so với năm 2000. Nhưng năm 2004, 2005 xuất tiểu ngạch giảm mạnh. Nguyên nhân cũng do một phần là các doanh nghiệp chuyển từ loại hình xuất kinh doanh tiểu ngạch sang xuất kinh doanh chính ngạch ( kim ngạch xuất kinh doanh chính ngạch năm 2004 là 27,13 triệu USD, năm 2005 là 51,57 triệu USD).
- Theo ghi nhận từ cán bộ hải quan Vĩnh Xương: “Trong năm 2004, 2005 một số doanh nghiệp hàng xuất khẩu tiểu ngạch chuyển sang xuất khẩu chính ngạch như: vật liệu xây dựng, phân bón và một số hàng tiêu dùng khác để được hưởng chính sách ưu đãi về thuế”
b.3 Phân tích tình hình nhập khẩu biên
Mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch
Mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu Vĩnh Xương: nông sản (lúa, bắp, đậu, bông sứ, hạt gòn, …), cát xây dựng, kim loại phế liệu,… Thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng này tương đối thấp ( riêng lúa thuế nhập khẩu là 40%).
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
Trong năm 2005, mặt hàng lúa nhập biên tại cửa khẩu là 219 tấn. Trong khi đó, những mặt hàng khác như: bắp, đậu, lác chiếu, mì lát, cám lúa mì,… là 1021,7 tấn. Sắp tới đây khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu nông sản đối với những mặt hàng của Campuchia theo thỏa thuận song phương thì lượng nông sản nhập khẩu qua cửa khẩu Vĩnh Xương sẽ tăng hơn so với cửa khẩu Đồng Tháp do Vĩnh Xương có đường biên thuận lợi cho đường bộ (đường liền không qua sông).
Giá trị nhập biên tại CKQT Vĩnh Xương
Biểu đồ 11. Giá trị nhập biên tại CKQT Vĩnh Xương.
Nguyên nhân giá trị nhập biên giảm trong năm 2003 - 2005:
Kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch năm 2003 tăng gấp 3,76 lần so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004, 2005 kim nhập khẩu tại đây giảm mạnh. Nguyên nhân:
- Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nông sản do phụ thuộc nhiều thời tiết khí hậu. Năm nào Campuchia trúng mùa thì lượng nông sản được nhập nhiều về Việt Nam
- Những mặt hàng tiêu dùng của Thái Lan, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Vĩnh Xương. Mức thuế suất áp dụng đối với những mặt hàng này còn khá cao (trên 30%) khó cạnh tranh với hàng hoá trong nước, do đó lượng nhập vào giảm chủ yếu là nhập vào Việt Nam bằng đường buôn lậu
- Chính sách quản lý, kiểm soát hàng hóa từ cả hai phía gây khó khăn cho hoạt động mua bán, trao đổi của cư dân hai bên. Số lượt người dân, phương tiện qua lại tại đây giảm mạnh. Do đó, mặt trái của kênh thương mại “tiểu ngạch” tính ổn định thấp, dễ bị lợi buôn lậu. Kim ngạch tăng hay giảm cũng do đóng góp một phần của chính sách quản lý của các cơ quan: Biên Phòng, Hải quan của cả hai phía Việt Nam, Campuchia.
SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2
Một số ý kiến được ghi nhận từ nhiều phía: Cơ quan, người dân về nguyên nguyên nhập khẩu biên giới tại đây giảm
+ Cán bộ Trạm kiểm soát cửa khẩu sông Tiền: “Phía Campuchia tình hình chính trị không ổn định, chi phí bất hợp lý tăng do có nhiều trạm trùng đóng tại các xã, huyện từ đó gây khó khăn cho bạn hàng qua lại mua bán”
+ Cán bộ kinh tế (UBND huyện Tân Châu) : “Khó khăn tại cửa khẩu Vĩnh Xương là do tại đây cùng một lúc Chính Phủ công nhận hai cửa khẩu (Đồng Tháp và An Giang). Cơ chế thu thuế không đồng đều giữa Hải quan Đồng Tháp và Hải quan Vĩnh Xương. Do muốn thu hút nguồn hàng qua cửa khẩu Đồng Tháp càng nhiều nên tại đây có sự chỉ đạo ngầm từ nhiều phía (Công an kinh tế, Hải quan, và các ban ngành có liên quan khác). Ví dụ như 1 ghe lúa 100 tấn chở từ Campuchia sang Việt Nam nếu qua cửa khẩu Đồng Tháp thì Hải Quan tại đây chỉ thu thuế nhập khẩu chừng 40 tấn. Trong khi đó, nếu Hải quan Vĩnh Xương thu như thế thì sẽ bị các liên ngành phía sau chặng lại (không có sự can thiệp từ các liên ngành). Do vậy mà cửa khẩu Đồng Tháp đã thu hút được nhiều ghe lớn chở lúa từ Campuchia sang, sau khi làm thủ tục nhập khẩu xong thì một số ghe lúa tải hàng về lại An Giang”.
+ Người dân (bạn hàng) tại xã Vĩnh Xương: “Trước đây qua lại tại cửa khẩu mua bán, trao đổi hàng hóa có phần dễ dãi vì vậy đi có lời, nhưng từ khi thay đổi cán bộ mới thì việc quản lý không được thông thoáng hơn trước nên việc mua bán không có lời”.
Bảng 19. Xuất nhập cảnh vùng biên giới tại Vĩnh Xương.
ĐVT Năm
2004 2005
Tăng/giảm (%) Xuất cảnh vùng biên giới
Người CampuchiaViệt Nam NgườiNgười 31.60334.234 18.40121.052 -59,93
Nhập cảnh vùng biên giới
Người CampuchiaViệt Nam NgườiNgười 30.863334.997 17.77822.734 -61,51
Nguồn: Ban quản lý cửa khẩu Vĩnh Xương