Đánh giá tình hình XNK chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên:

Một phần của tài liệu Đanh gia tinh hinh mua ban xuat nhap khau qua cac cua khau quoc te tinh an giang (Trang 37 - 42)

c.1 Xuất khẩu chính ngach

Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch

Những mặt hàng xuất khẩu chính ngạch đây chủ yếu: hàng tiêu dùng (xà bông, mì tôm,…), phân bón, gạch thép, xi măng,…

Bảng 11. Một số mặt hàng xuất chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên.

Khoản mục Năm 2003 2004 2005 Xuất Xi măng 1553 tấn Mì tôm 2.933.378 thùng 1243,374 tấn Hộp xốp đựng cơm 637.000 hộp Phôi chai nước suối 50.000

chai

Chỉ may 1347 kg

Máy phát điện (3 pha) 1 máy

Phân bón 1948 tấn

Phân bón, mì, xà bông, gạch men, sắt, thép,..

6222,572 tấn Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng CKQT Tịnh Biên.

Các công ty tham gia xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Số lượng doanh nghiệp đến tham gia mở tờ khai xuất khẩu tại cửa khẩu Tịnh Biên qua các năm có những thay đổ theo chiều hướng tăng. Phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng. Do trọng lượng hàng tương đối không lớn lắm nên doanh nghiệp vận chuyển chủ yếu bằng xe tải. So với cửa khẩu Khánh Bình thì số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại đây có phần khiêm tốn hơn.

Bảng 12. Một số doanh nghiệp xuất khẩu sang CKQT Tịnh Biên

Mặt hàng Công ty Trụ sở

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Mì gói

An Thái An Giang

TNHH TM-SX Công

Nghiệp Thực Phẩm Á Châu Bình Dương

XNK Tổng Hợp Đồng Tháp

Bông gòn Cổ phần Bông Bạch Tuyết TPHCM Xi măng Nhà máy Xi Măng ACIFA An Giang

Phân bón XNK Đồng Tháp Đồng Tháp

Bột giặt Cổ phần Bột Giặt NET Đồng Nai Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng CKQT Tịnh Biên.

Kim ngạch xuất khẩu qua các năm

Biểu đồ 5.Kim ngạch xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Nguồn: Dựa trên số liệu ở bảng 1 (trang 12)

Nguyên nhân xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên qua các năm có xu hướng giảm

Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng 1,54 lần so với năm 2000 nhưng đến năm 2003, 2004 kim ngạch xuất khẩu tại cửa khẩu quốc tế tịnh Biên giảm mạnh. Sở dĩ kim ngạch tại đây giảm là do như sau:

- Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Tịnh Biên chủ yếu trong năm qua là: Bột giặt, mì gói, bông y tế, cá mồi, nước hoa,… Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn cửa khẩu Tịnh Biên vì giao thông đường bộ tại đây khá thuận lợi đối với những hàng hóa có trọng tải thấp (dưới 5 tấn). Nhưng đối với những mặt hàng xuất khẩu có trọng tải lớn (xi măng, phân bón, sắt thép,…), khi doanh nghiệp xuất khẩu với khối lượng lớn thì thường chuyển sang hai cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình do điều kiện thuận lợi về đường sông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Hình 5: Trạm kiểm soát CKQT Tịnh Biên

- Trong năm 2003, hàng hóa của Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại nhiều chợ và siêu thị của Campuchia. Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bắt đầu có những hợp đồng mua bán lớn đối với những mặt hàng như: xi măng, phân bón, sắt thép,… Theo Bộ Thương Mại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2003 tăng 64,4% so với cùng kỳ năm 2002. Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đang chiếm 60-70% thị phần Campuchia. Tốc độ tăng trưởng của hàng Việt Nam không chỉ tập trung ở thủ đô của Campuchia mà còn lan ra nhiều tỉnh khác của nước này. Đặc biệt sau khi nhiều hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại Campuchia và sự kiện ngày 29/1/2003 va chạm với Thái Lan, nhiều người Campuchia đã trở nên ưu chuộng và dùng hàng Việt Nam thay cho hàng Thái

Nhà máy xi măng ACIFA trong những năm gần đây đã có những hợp đồng mua bán lớn với các đối tác người Campuchia. Đối với những hợp đồng lớn thì thường nhà máy chọn cửa khẩu Vĩnh Xương làm nơi trung chuyển

Bảng 13. Số lượng xi măng ACIFA xuất qua Campuchia tại cửa khẩu

Mặt hàng Năm Số lượng Cửa khẩu

Xi măng (PCB – 30, PCB – 40)

2003 11.000 Vĩnh Xương

2004 1875 tấn Vĩnh Xương

2005 50 tấn Tịnh Biên

Nguồn: Nhà máy xi măng ACIFA (An Giang).

Xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên qua các năm có xu hướng giảm nhưng so với hai cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình thì cửa khẩu Tịnh Biên mang tính ổn định hơn.

- Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại cửa khẩu Tịnh Biên trong năm 2000 – 2005 giao động trong khoảng 6 – 10 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình tăng khá nhanh (Vĩnh Xương tăng bình quân trong 3 năm là 48,4%, Khánh Bình là 82,9%). - Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu tại cửa khẩu Tịnh Biên mang tính ổn đinh và tăng

giảm nhẹ hơn so với hơn các cửa khẩu khác là do: SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ và đường sông với phượng tiện (xe tải, ghe, xà lan ) có trọng tải nhỏ. Riêng tuyến vận tải đường bộ thì lại khá thuận tiện cho các doanh nghiệp xuất những mặt hàng tiêu dùng, mì gói, bột giặt,…với phương tiện là xe tải. Trong khi đó, cửa khẩu Vĩnh Xương và Khánh Bình có thể cho phép các phương tiện qua lại với trọng tải lớn. Đặc biệt là cửa khẩu Khánh Bình chỉ cách Phnom Penh 75 km, với khoảng cách gần nhất trong tất cả các cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia vì thế sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp đến tham gia xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tăng mạnh qua các năm (năm 2005 tăng gấp 9,7 lần năm 2000). Đặc biệt là tại đây có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu bách hóa tổng hợp hơn so với CKQT Tịnh Biên.

Biểu đồ 6. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại các cửa khẩu An Giang

Nguồn

Tịnh Biên: Sở Thương Mại An Giang; năm 2005 chi cục HQ Tịnh Biên.

Vĩnh Xương: Sở Thương Mại An Giang; năm 2004, 2005 chi cục HQ Vĩnh Xương. Khánh Bình: Sở Thương Mại An Giang.

c.2 Nhập khẩu chính ngạch

Mặt hàng nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Những mặt hàng nhập khẩu chính ngạch chủ yếu tại đây gồm: Gỗ, vải, giấy phế liệu, trái cây các loại,…

Bảng 14. Mặt hàng nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên:

Khoản mục Năm

2003 2004 2005

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhập

Đinh đóng giày 253 kiện Khung đầm máy công nghiệp

(đã qua sử dụng) 120 khung Gỗ cây 113 m3

Màn hình máy vi tính 137 cái

Gỗ Cẩm 113 m3

Vải vụn 52 tấn

Giấy, phế liệu (lon bia, sắt, nhôm, mủ,...) 1077,515 tấn

Chàm m3395

Nguồn: Trạm kiểm sóat biên phòng CKQT Tịnh Biên

Công ty nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Một số công ty, doanh nghiệp, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu (giấy, gỗ,…) tại CKQT Tịnh Biên: công ty TNHH SX Giấy Bao Bì Trường Sơn – Long An, doanh nghiệp Phúc Bình Long- Bình Dương, công ty TNHH Vạn Phát – Bình Dương,… và 1 số cơ sở tại Xuân Tô - Tịnh Biên nhập khẩu trái cây, phế liệu,…

Thế mạnh của Campuchia là mặt hàng lâm sản, trong năm qua có một số công ty, doanh nghiệp cũng đã khai thác được nguồn nguyên liệu này để phục vụ cho hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu. Điển hình là công ty XNK An Giang trong năm qua đã nhập khẩu gỗ từ Campuhchia thông qua CKQT Tịnh Biên để phục vụ cho hoạt động chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bảng 15. Số lượng gỗ nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên Công ty XNK An Giang ĐVT Năm 2003 2004 2005 Gỗ cây m3 113 Gỗ Cẩm m3 113 Chàm m3 395

Nguồn: Trạm kiểm soát Biên Phòng cửa khẩu Tịnh Biên.

Tuy nhiên số lượng gỗ công ty nhập từ Campuchia còn khá khiêm tốn mặc dù nhu cầu về nguồn nguyên liệu này trong nước vẫn còn là khá lớn . Sở dĩ như thế là do nguồn nguyên liệu gỗ khai tại Campuchia còn khá bấp bênh.

Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch qua các năm:

Biểu đồ 7. Kim ngạch nhập chính ngạch năm 2003 - 2005

Biểu đồ 7: SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu tăng giảm không ổn định:

Theo số liệu thống kê kim ngạch nhập khẩu chính CKQT Tịnh Biên từ năm 2003 đến năm 2005 cho thấy kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng chậm và thấp hơn nhiều so kim ngạch mua bán qua biên giới.

- Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu tại đây còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực.

- Tài nguyên cho sản phẩm xuất khẩu cũng không có nhiều và phát triển mạnh hơn được (mặt hàng gỗ, cao su,…).

- Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn như: máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm thuế suất nhập khẩu cao (trên 40%). Được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch, buôn lậu,…để vào các chợ Tịnh Biên, Châu Đốc,…

- Thói quen người dân Campuchia là không thực hiện theo qui định về xuất xứ hàng hóa. Do đó, việc mua bán chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch.

TÓM LẠI:

Tổng kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại CKQT Tịnh Biên chiếm tỷ trọng khá nhỏ (chiếm 2,86% tổng kim nạgch mua bán, XNK của các cửa khẩu trong tỉnh). Mặc dù kim ngạch mua bán, XNK tại cửa khẩu Tịnh Biên vẫn còn khá thấp nhưng nhìn chung thì hoạt động mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên trong những năm qua (2003 – 2005) cũng đã từng bước phát huy về tiềm năng kinh tế biên giới của mình.

Với vị trí thuận lợi về đường bộ, CKQT Tịnh Biên đã có thể thu hút khá nhiều các chủ thể tham gia mua bán, XNK hàng hóa qua lại biên giới. Trong đó, có sự góp mặt “chủ công” của công ty, doanh nghiệp lớn như: công ty mì An Thái, nhà máy xi măng ACIFA, công ty cổ phần bột giặc Net,…do đó kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại cửa khẩu mang tính ổn định. Hoạt động mua bán tiểu ngạch tại đây cũng đã phát huy được tiềm năng của các đối tượng: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tại địa phương và các doanh nghiệp khác ở Châu đốc, Long Xuyên,…Bên cạnh đó, chợ cửa khẩu Tịnh Biên đóng vai trò là trung tâm giao thương của cư dân vùng biên giới, góp phần thu hút hàng hóa qua lại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua cửa khẩu Tịnh Biên, nâng cao kim ngạch mua bán qua biên giới tại đây.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu Tịnh Biên còn gặp khá nhiều hạn chế và khó khăn.Tình trạng buôn lậu, gian lận trong thương mại tại các cửa khẩu Tịnh Biên là điều không tránh khỏi.

3.2.2. Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đanh gia tinh hinh mua ban xuat nhap khau qua cac cua khau quoc te tinh an giang (Trang 37 - 42)