Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên Bảng 1 Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên.

Một phần của tài liệu Đanh gia tinh hinh mua ban xuat nhap khau qua cac cua khau quoc te tinh an giang (Trang 26 - 30)

Bảng 1. Kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên.

Đơn vị: Triệu USD.

Năm

Kim ngạch mua bán, XNK Mua bán biên giới

( Tiểu ngạch) Chính ngạch Xuất Nhập Xuất Nhập 2000 0,50 0,44 6,684 0,598 2001 0,66 0,72 10,059 0,508 2002 0,33 0,860 10,292 1,035 2003 1,970 1,240 8,525 0,165 2004 1,147 1,612 6,88 0,656 2005 0,049 1,221 9,316 0,716

Nguồn: Sở Thương Mại An Giang. Nguồn: năm 2005 Chi cục HQ cửa khẩu Tịnh Biên.

a.1 Tình hình xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch qua các năm Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên.

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Nhận xét chung về tình hình xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Kim ngạch tăng giảm không ổn định

Kim ngạch xuất khẩu tại đây tăng giảm không ổn định. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch năm 2004 và kim ngạch biên giới năm 2005 giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp có sự thay đổi về loại hình xuất khẩu, chọn cửa khẩu khác để làm nơi trung chuyển phù hợp nhất theo những thỏa thuận của hợp đồng.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Xuất biên giới: chủ yếu là hàng tiêu dùng, phân bón, thuốc BVTV, vật liệu xây dựng,… Do các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân tại địa phương thị trấn Tịnh Biên, và các khu vực lân cận khác: TX Châu Đốc, Thị Trấn Nhà Bàn,…

Xuất chính ngạch: chủ yếu là các mặt hàng: Mì gói, xi măng, phân bón, bột giặt, bông gòn,…Xuất khẩu chính ngạch tại đây có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương,…

Giao thông đường bộ khá thuận lợi đối xe có vận tải nhẹ

Hàng hóa xuất khẩu tại đây chủ yếu được vận chuyển bằng xe tải, CSHT tại đây tương đối tốt hơn so với CSHT tại Vĩnh Xương. Về phía bạn Campuchia cũng vậy, tuyến đường lộ nối dài từ cửa khẩu Việt Nam đến các tỉnh thành của Campuchia đã được trải nhựa khá hoàn chỉnh.

a.2 Tình hình nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch qua các năm

Biểu đồ 2. Kim ngạch nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên năm 2000 - 2005

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Nhận xét chung về tình hình nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên

Kim ngạch nhập biên tăng đều và lớn hơn so với kim ngạch nhập khẩu chính ngạch.

Trong năm 2004, kim ngạch nhập biên giới tăng mạnh (1,612 triệu USD). Nguyên nhân phần lớn là do chợ cửa khẩu được nâng cấp và mở rộng hoạt động. Từ đó, thu hút khách đến tham quan và mua sắm, kéo theo hoạt động biên giới ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, do kim ngạch nhập biên chiếm phần lớn nên hoạt động nhập khẩu tại đây chưa mang tính ổn định cao, dễ bị lợi dụng để buôn lậu (năm 2005, bắt buôn lậu với giá trị là 270,5 triệu đồng), tình trạng gian lận trong thương mại tại CKQT Tịnh Biên là đều không tránh khỏi.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa qua chế biến

Nhập chính ngạch: Mặt hàng nhập chủ yếu là: gỗ, chàm, phế liệu kim loại, vải, máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng, trái cây Thái Lan, giày dép,…

Nhập biên giới (tiểu ngạch): Mặt hàng nhập chủ yếu là: nông sản (lúa); phế liệu kim loại; hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, trái cây có nguồn gốc từ Thái Lan,…

Nhập khẩu với mục đích chủ yếu là kinh doanh và tái sản xuất

Phần lớn những mặt hàng nhập khẩu như: trái cây, hàng tiêu dùng được đưa vào các chợ: Tịnh Biên, Châu Đốc,... Một số mặt hàng khác như: phế liệu kim loại, giấy, gỗ,…được đưa đến các điểm thu mua, công ty nhằm tái chế, gia công lại phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước.

Nguyên nhân vì sao hàng hóa nhập khẩu tại CKQT Tịnh Biên chủ yếu là mặt hàng phế liệu kim loại, nông lâm sản và hàng tiêu dùng có nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc,…

Phế liệu kim loại

 Campuchia cũng giống như là trạm trung chuyển phế liệu kim loại. Các kho phế liệu lớn tập trung tại: Chac

Mem, Bang Bac, Chac Nghen, Pam Pưi,…lân cận thành phố Phnom Penh. Ở Takeo, Kandal, LecDec, Niec Lung, Piem Ro cũng có khá nhiều ghe Việt Nam qua mua. Chủ kho bãi, các đầu mối thường là người Campuchia và người hoa, người Việt định cư làm ăn lâu đời ở

đây, cũng có người Việt Nam lên hùn hạp với dân mua đất mở bến bãi đứng ra thu gom.

 Khâu thực hiện kiểm tra, đánh giá phế liệu kim loại thường thì sơ sài, qua loa vì tại các cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương còn thiếu phương SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

tiện, thiết bị kiểm tra. Do đó muốn xác định cụ thể chặt chẻ cũng khó thực hiện được với số lượng phế liệu quá nhiều và quá hổn độn.

 Một số cơ sở tại Tịnh Biên, Vĩnh Xương và nhiều vựa tại Châu Đốc, các tỉnh như: Cần Thơ, Thành Phố HCM đều có nhu cầu đặt mua phế liệu từ các đầu mối Campuchia. Các đầu mối này tìm nguồn cung ứng từ nhiều nơi, cả từ cảng Congpong Xom, các bến cảng lớn nhỏ thuộc Kokong Kampot,… Các bạn hàng, chủ vựa tại Việt nam chỉ cần gọi điện thoại đặt hàng hay qua mua đều được gửi hàng về hoặc bao “đường” đưa xuống tận khỏi cửa khẩu.

 Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng này thấp. Nhà nước khuyến khích nhập nhằm mục đích tái chế, phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu (thuế suất đối với phế liệu kim loại là bằng 0%, VAT là 5%).

Nông lâm sản

 Nông sản : Lúa, bắp, đậu mè, hạt điều, …

– Diện tích đất canh tác lớn, lượng mưa nhiều, Campuchia có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Các xã biên giới của tỉnh Kaldal - Campuchia giáp với An Giang chủ yếu sống bằng nghề nông và có thể mở rộng và sản xuất lúa ở các vùng cao, tăng vụ.

– Chính phủ Campuchia có những chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp.

– Giá nông sản của Campuchia chênh lệch thấp hơn so với giá nông sản của Việt Nam từ 20 – 30 đồng/ kg.

 Lâm sản : Gỗ, Chàm,..

- Trước đây nạn khai thác gỗ trái phép diễn ra tại Campuchia khá thường xuyên. Gỗ được đưa sang Việt Nam tại cửa khẩu Tịnh Biên bằng đường chính ngạch. Trong những năm gần đây, Chính Phủ Campuchia đã có những tiến bộ trong việc kiểm soát và bảo vệ rừng vì vậy mà lượng gỗ khai thác trái phép giảm đáng kể.

Hàng tiêu dùng, trái cây, vải,… (nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc,..)

- Chính Phủ Campuchia loại bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan là rào càn cho hoạt động thương mại. Do đó hàng hóa từ các nước trong khối ASEAN vào thị trường Campuchia cũng khá nhiều. Đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, hàng điện tử có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc có mặt khắp các chợ tại các chợ Phnom Penh của Campuchia. - Phnom Pênh có rất nhiều chợ, các chợ đầu mối của Phnompenh chính là

nơi giao dịch và trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh sang Việt Nam, Lào, Thái Lan chủ yếu bằng đường tiểu ngạch

- Khách đến tham quan mua sắm tại chợ cửa khẩu Tịnh Biên đều có nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, trái cây,…g Thái với giá rẻ.

SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2

Một phần của tài liệu Đanh gia tinh hinh mua ban xuat nhap khau qua cac cua khau quoc te tinh an giang (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)