Thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo hà nam yên hưng quảng ninh (Trang 86 - 89)

HÀ NAM NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch huyện Yên Hưng

3.3.6.Thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch

Tương lai không xa du lịch sẽ trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế lớn trong sự phát triển kinh tế của đảo Hà Nam. Tuy nhiên cho đến nay do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau mà sự đóng góp của đảo Hà Nam vào sự phát triển kinh tế xã hội vẫn còn thấp, các hoạt động du lịch và dịch vụ mới chỉ là bước đầu còn mang nhiều tính tự phát và kém hiệu quả.

Để khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch trên đảo hiện nay, đặc biệt là khai thác các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội theo đúng hướng cần phải có chiến lược đầu tư hiệu quả đồng bộ trên cơ sở tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn địa phương và các nguồn lực bên ngoài. Ngoài ra cần mạnh dạn huy động các nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức hay vay vốn ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, kinh doanh các cơ sở lưu trú ăn uống nhà hàng, khách sạn,…

Nguồn vốn huy động cần phải sử dụng một cách minh bạch và hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc đầu tư tràn lan không theo quy định cụ thể. Theo nguồn dự báo của UBND huyện Yên Hưng thì từ năm 2010 đến năm 2015 huyện sẽ được đầu tư nguồn vốn cho sự phát triển du lịch là:

Bảng 3.1. Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch thời kỳ 2010 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Nguồn vốn 2010 - 2015

1 Vốn nhà nước đầu tư ( nguồn vốn NSNN, vốn vay ODA…) chiếm khoảng 53%

220.208 2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên

doanh với nước ngoài chiếm khoảng 25%

112.155 3 Các nguồn vốn khác chiếm khoảng 22% 80. 256

Tổng cộng 100% 412.619

Nguồn: phòng Văn hoá - Thông tin huyện Yên Hưng.

Tuy đây mới chỉ là dự báo nguồn vốn đầu tư nhưng nó chính là cơ sở quan trọng để huyện có những định hướng mới trong việc trùng tu, xây dựng và những chính sách tối ưu cho việc phát triển du lịch trong những năm tiếp theo. 3.3.7. Đẩy mạnh sản xuất và đa dạng hoá nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Đây là nhiệm vụ quan trọng để tạo ra việc làm, giải quyết lao động, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế du lịch của tỉnh nói chung và đảo Hà Nam nói riêng. Hiện nay tỉ lệ chi tiêu của khách du lịch cho hoạt động mua sắm nhìn chung vẫn còn thấp, để thu hút và tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch trước hết cần đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và nâng cao thu nhập của người dân theo những phương thức sau:

+ Từ năm 2010 - 2015 các làng Phong Cốc, Cẩm La, Phong Hải, Trung Bản duy trì và mở rộng nghề sản xuất bánh Gio.

+ Làng Hưng Học - xã Nam Hoà đẩy mạnh sản xuất các đồ dùng và đồ lưu niệm bằng tre, nứa, mây,..với nhiều kiểu mẫu mã khác nhau phục vụ cư dân trong vùng và khách du lịch.

+ Làng Vị Dương - xã Liên Vị sản xuất rượu Vị Dương và đầu tư xây dựng một số xưởng chuyên sản xuất rượu cung cấp trong vùng.

+ Các xã Liên Hoà, Phong Cốc quy hoạch những khu chợ chuyên sản xuất và bán các mặt hàng đặc sản trên đảo như nem chua, nem chạo, sò, ngán, hà, cá khô,… có bao bì và thương hiệu mang đặc trưng riêng của đảo Hà Nam.

+ Trên cơ sở phát huy thế mạnh của làng tranh Yên Hưng, thuyết phục một số hoạ sĩ trong vùng kết hợp mở phòng tranh, nhà trưng bày các sản phẩm mỹ thuật, mỹ thuật dân dụng phục vụ du khách.

3.3.8. Nâng cao ý thức người dân về du lịch

Nâng cao ý thức của cư dân địa phương về du lịch là vấn đề hết sức cấp bách, thường xuyên và lâu dài. Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm mục đích bảo vệ và giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá cần định hướng cho nhân dân.

Chuẩn bị cho họ những kiến thức cần thiết giúp nhân dân hiểu được những giá trị ẩn chứa trong mỗi di tích, mỗi nghi lễ, trò chơi.

Chính quyền và các ban quản lý di tích cần tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của khách, xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh, không làm huỷ hoại môi trường tự nhiên, không tự tiện xả rác ra nơi công cộng hay các di tích.

Vận động giáo dục cho nhân dân giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống quê hương, xây dựng tập tục lành mạnh, đặc biệt không có mê tín dị đoan, bói toán, đốt vàng mã ở những nơi có lễ hội, di tích, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa phá huỷ các di tích mà nhất là các di tích bằng gỗ.

Người dân địa phương là những người trực tiếp giữ gìn, bảo tồn và phát huy, truyền lại những giá trị văn hoá kết tinh trong các di tích và lễ hội cho các thế hệ sau, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. Vì vậy những hành vi, ứng xử, thái độ của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lí của khách. Chính quyền địa phương cùng ban quản lí các di tích cần ý thức được điều này, có sự khích lệ, ưu đãi kịp thời với người dân địa phương để hoạt động tổ chức lễ hội mang tính chuyên nghiệp hơn.

Xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự, không có tệ nạn xã hội. Như vậy việc tuyên truyền quảng bá nâng cao ý thức về du lịch đối với dân cư địa phương, nơi có các di tích lịch sử văn hoá là rất quan trọng. Hiểu được ý nghĩa khai thác các di tích lịch sử văn hoá cho hoạt động du lịch thì họ mới có ý thức bảo vệ cảnh quan và tài nguyên du lịch,… Đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương và quản lí di tích nên đưa thêm chương trình về lịch sử, địa lí của địa phương vào các trường đại học để nhấn mạnh hơn về lịch sử các di tích, từ đó phục vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo hà nam yên hưng quảng ninh (Trang 86 - 89)