Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy vai trò của các di tích trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo hà nam yên hưng quảng ninh (Trang 79 - 80)

HÀ NAM NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch huyện Yên Hưng

3.3.1.Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy vai trò của các di tích trong phát triển du lịch

trong phát triển du lịch

Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm để tạo ra các sản phẩm du lịch, bởi hầu hết các di tích hiện nay nhìn chung là ít được đầu tư tôn tạo hoặc đầu tư chưa đúng yêu cầu kỹ thuật nên dần bị xuống cấp và giảm giá trị theo thời gian. Để đảm bảo khai thác lâu dài thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn những giá trị văn hoá lịch sử, không chỉ để phục vụ cho khai thác du lịch mà còn để lưu truyền giáo dục cho thế hệ mai sau.

Từ nguồn vốn chương trình của Bộ và vốn đầu tư tập trung ngân sách của trung ương, tỉnh, huyện và nguồn xã hội hoá của các tư nhân, doanh nghiệp hiện nay cần phải đẩy nhanh tiến độ trong việc tôn tạo, xây dựng hạ tầng các di tích lịch sử văn hoá, các mốc du lịch trọng điểm như Đình Trung Bản, chùa Yên Đông,…Khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống gắn với các cụm di tích theo hướng văn minh, lành mạnh đậm nét bản sắc của địa phương.

Bảo tồn các di tích theo quan điểm tổng thể, đó là hoà nhập cảnh quan địa lý và cảnh quan văn hoá vùng thành một hệ thống hữu cơ. Quy hoạch khu di tích phải gắn liền với bảo vệ cảnh quan văn hoá truyền thống của địa phương nơi có di tích.

Để đảm bảo tính bền vững của các di tích cần phải có chính sách ưu tiên cho việc giữ gìn nguyên vẹn đầy đủ di tích gốc, ưu tiên nghiên cứu, phát hiện bổ sung tư liệu lịch sử. Do hoàn cảnh nghiên cứu và kinh phí có hạn nên cần phải xác định trình tự ưu tiên đầu tư ngắn hạn và đầu tư lâu dài, đồng thời phải mang tính khả thi. Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá phải có định hướng cho phù hợp với những nguyên tắc chung của tổng thể di tích, thắng cảnh toàn vùng. Bên cạnh đó khi tu bổ sửa chữa các di tích cũng cần phải tôn trọng và giữ gìn, bằng mọi biện pháp cần phải giữ nguyên các thành tố gốc, hạn chế tối đa mọi sự thay thế, nhất là thay thế bằng các vật liệu mới và tình trạng bê tông hoá các công trình kiến trúc cổ.

Chính quyền địa phương cần phải chú ý đến yếu tố xã hội hoá công tác tôn tạo các di tích chùa làng, các từ đường dòng họ và một số ngôi nhà gỗ cổ ở Hà Nam. Duy trì các truyền thống văn hoá, phát triển du lịch, kêu gọi các nhà đầu tư bảo tồn và phát triển làng nghề Hưng Học để phục vụ tham quan và tạo ra các sản phẩm du lịch. bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể như thuần phong mĩ tục, lối sống, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống, văn hoá ẩm thực,…

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo hà nam yên hưng quảng ninh (Trang 79 - 80)