Làng nghề thủ công

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo hà nam yên hưng quảng ninh (Trang 52 - 53)

b. Từ đường họ Vũ

2.2.1.5. Làng nghề thủ công

Nằm trong nguồn tài nguyên nhân văn vật thể còn phải kể đến các làng nghề thủ công truyền thống. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển du lịch.

Hà Nam là một vùng đất cổ ven sông, từ xa xưa quá trình bồi đắp gắn với sự hình thành và phát triển chính là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên những làng nghề thủ công truyền thống mang tính đăc trưng của cư dân trên vùng đảo này.

 Nghề Đan Thuyền Nan ( xã Nam Hoà).

Hệ thống sông chằng chịt ở Quảng Ninh tạo điều kiện cho nghề chài lưới và vận tải đường sông phát triển. Chính vì thế mà nghề đan thuyền nan đã xuất hiện và phát triển tại đây. ở Hà Nam nghề đan thuyền nan đã có từ rất lâu đời. Cách đây khoảng hơn 400 trăm năm do cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào sông nước và làm nông nghiệp, nên để đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của mình và thuận tiện cho việc đi lại người ta đã biết dùng những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên để làm nên chiếc thuyến đi lại trên sông nước.

Nguyên liệu chủ yếu để đan thuyền chủ yếu là những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm và sẵn có như tre, nứa, gỗ, nhựa đường và vỏ cây sắn xay nhỏ. Đây là nghề thủ công truyền thống và được truyền nối qua nhiều thế hệ. Đến nay nghề đan thuyền nan ngày càng phát triển và có khoảng 85% hộ gia đình trong xã còn theo nghề này và trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân trong làng.

 Nghề làm bánh Gio và giã bánh Giầy ( xã Phong Cốc và xã Liên Hoà)

Từ thuở khai cơ lập ấp đến nay bánh Gio và bánh Giầy đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong đời sống của người dân khu đảo Hà Nam. Cả hai loại bánh này đều được làm từ những nguyên liệu đồng quê dễ kiếm dễ làm như lá rong, lá chuối, gạo nếp, gấc, vôi,…Bánh Gio và bánh Giầy không chỉ là món ăn thường ngày mà đây còn là thứ không thể thiếu trong những ngày cưới treo, ma chay, giỗ tiết của người dân trên đảo, đồng thời nó cũng trở thành món ăn đặc sản, món quà không thể thiếu để biếu người thân những lúc đi xa và những ai đã từng đặt chân đến vùng đảo này.

 Nghề đi Ngòi và lấy Điệp Điệp.( xã Liên Hoà, Liên Vị và xã Tiền Phong) Đối với nhân dân các làng như làng Quỳnh, làng Lưu Khê, Vị Dương, Vị Khê thì nghề đi Ngòi và lấy Điệp Điệp lại là nguồn sống chủ yếu của cư dân. Từ xa xưa, khi vùng đảo Hà Nam mới được hình thành và phát triển, cư dân ở đây đã biết dựa vào tiềm năng của biển để mưu sinh. Cả hai nghề trên đòi hỏi con người ta phải có sự kiên nhẫn, cần cù chịu khó mới có thể làm được. Ngay từ chiều hôm trước mọi người đã phải kéo thuyền qua đê và ra biển, những bãi bồi, rừng sú để quốc, xới những con như ngao, ngán, điệp, hà,… để sáng sớm hôm sau trở về và bán cho kịp chợ. Thông thường người ta thường đi theo đoàn, tổ hoặc ít nhất cũng phải có hai người đi chung để giúp đỡ nhau nếu như gặp phải khó khăn do người hoặc thiên nhiên mang lại. Cũng như bao nghề truyền thống khác, nghề đi ngòi và lấy điệp điệp cũng là nghề mang lại lợi ích kinh tế cao và trở thành nghề chủ chốt của các dân cư cuối đảo. Hiện nay co đến 90% nhân dân các xã từ làng Quỳnh trở xuống hết đảo là sống theo nghề này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các giá trị tài nguyên nhân văn tại khu vực đảo hà nam yên hưng quảng ninh (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w