Phân tích kỹ thuật (technical analysis)

Một phần của tài liệu Bài giảng Thị trường chứng khoán (Trang 118 - 126)

Chương 5 PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

5.2.2.2. Phân tích kỹ thuật (technical analysis)

● Khái niệm

Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng các dữ liệu thị trường (dữ liệu thống kê về diễn biến giá và khối lượng chứng khoán giao dịch), các học thuyết thị trường mang tính kỹ thuật và biểu diễn thực trạng giao dịch qua các mô hình, biểu đồ để nghiên cứu, phân tích, nhận dạng, đánh giá các trào lưu lên xuống giá của thị trường trong hiện tại. Trên cơ sở đó, dự đoán xu hướng biến động giá của từng loại chứng khoán cụ thể, của nhóm ngành, hoặc của tất cả các loại chứng khoán đang được giao dịch trên thị trường trong tương lai.

Thông qua phân tích kỹ thuật, các nhà phân tích sẽ xác định các thời điểm thích hợp cho việc mua, hay bán chứng khoán. Bởi vì theo tính quy luật, nếu xem xét trong một khoảng thời gian đủ mức cần thiết của thống kê, các dao động ngẫu nhiên của giá chứng khoán đều gắn liền và chịu sự chi phối của một số các yếu tố nào đó. Mà sự ngẫu nhiên rời rạc đó sẽ tạo thành một chuỗi gắn với một xu hướng cơ bản nhất định.

Trong phân tích kỹ thuật, các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp biểu đồ, các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật, hoặc là hệ thống xếp hạng.

● Các nguồn thông tin được sử dụng trong phân tích kĩ thuật

- Thông tin từ SGDCK về tình hình giao dịch: quan hệ cung cầu về từng loại chứng khoán và toàn thị trường, kết quả giao dịch (khối lượng, giá và tổng giá trị thị trường), khối lượng chứng khoán mua bán nhiều nhất, số mã chứng khoán tăng giá nhiều nhất, số mã

chứng khoán giảm giá nhiều nhất….

- Thông tin từ các tổ chức niêm yết, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán: sự tham gia của các quỹ đầu tư, giao dịch của cổ đông nước ngoài…

Đặc biệt cần quan tâm lưu ý các thông tin nhạy cảm như: giao dịch cổ phiếu quỹ, tách gộp cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, trả cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu, giao dịch của cổ đông lãnh đạo, giao dịch thâu tóm, sáp nhập…

● Các chỉ số của TTCK

Một trong những điều quan tâm nhất của nhà đầu tư là xem xét sự biến động về giá chứng khoán. Để có một cái nhìn tổng quan về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường, người ta đưa ra các chỉ số thị trường như chỉ số của thị trường cổ phiếu, chỉ số của thị trường trái phiếu. Trên thực tế, chỉ số của thị trường cổ phiếu lôi cuốn hơn sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Các chỉ số của thị trường cổ phiếu được sử dụng phổ biến là chỉ số giá, chỉ số tổng giá trị thị trường, vòng quay cổ phiếu niêm yết… Các chỉ số thị trường được công bố công khai, nhờ đó người đầu tư có thể thấy được sự biến động giá cổ phiếu và mức độ hoạt động của thị trường.

■ Chỉ số giá cổ phiếu ► Khái niệm chỉ số giá

Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ánh mức giá bình quân của chứng khoán tại một ngày nhất định so với ngày gốc.

Chỉ số giá cổ phiếu là chỉ số phản ánh mức giá bình quân của cổ phiếu tại một ngày nhất định so với ngày gốc. Chỉ số giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường, của giá cổ phiếu, tình hình giao dịch trên thị trường và là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật.

Mỗi chỉ số được xây dựng theo những phương pháp khác nhau. Một chỉ số thị trường được xây dựng tốt sẽ cung cấp một sự chỉ dẫn khách quan về giá cả của tổng thể nghiên cứu. Ngược lại, một chỉ số xây dựng kém sẽ chỉ đưa ra những gì mà nó không có tính đại diện của tổng thể. Tuy nhiên, nếu tổng thể là đồng nhất thì thậm chí một chỉ số được xây dựng kém cũng cho ta một dấu hiệu tốt về xu hướng vận động của nó. Để xây dựng một chỉ số giá cổ phiếu, người ta phải xác định dung lượng mẫu, cơ cấu mẫu, phương pháp tính, ngày cơ sở, điểm cơ sở.

- Kích thước mẫu: mẫu được chọn phải là một tỉ lệ có ý nghĩa thống kê của tổng thể nghiên cứu. Những mẫu lớn thường cung cấp những dấu hiệu rõ ràng hơn về tổng thể. Nhưng nếu mẫu quá lớn và quá đa dạng sẽ không kinh tế và không hấp dẫn các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

- Cơ cấu mẫu: mẫu phải có tính đại diện cho tất cả các bộ phận của tổng thể nghiên cứu. Tùy theo chỉ số nghiên cứu khác nhau (ngành, hay toàn bộ thị trường…) mà lựa chọn cơ cấu cổ phiếu thích hợp. Một mẫu nghiên cứu không nên chỉ bao gồm những công ty lớn. Đối với chỉ số của ngành cần phải chọn những công ty mà tất cả không cùng trong một ngành hẹp…

- Phương pháp tính: phương pháp tính là yếu tố tác động trực tiếp đến mức độ biến động của chỉ số giá. Tùy theo các yêu cầu khác nhau trong phân tích mà chọn phương pháp tính nhất định (bình quân số học đơn giản, bình quân gia quyền...).

- v.v…

Chỉ số giá có thể tính cho từng ngành như chỉ số bình quân công nghiệp, vận tải, dịch vụ công cộng Dow-Jones của Mĩ (DJIA), hoặc nhóm ngành như chỉ số hỗn hợp bình quân Dow-Jones, hoặc cho toàn thị trường như chỉ số Hangseng, VN Index… Chỉ số giá được

tính theo thời gian và theo thị trường làm cơ sở để so sánh tình hình, xu hướng thị trường theo thời gian, hoặc không gian, hay giữa các vùng lãnh thổ khác nhau.

►Các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu

Có nhiều phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu. Sau đây là một số phương pháp cơ bản:

(1) Phương pháp bình quân đơn giản

Đây là chỉ số bình quân số học đơn giản, không có sự tham gia của quyền số. Trong các trường hợp tách gộp cổ phiếu, phát hành quyền mua cổ phiếu, tăng vốn, người ta tiến hành điều chỉnh “số chia - ∑ Pi0 ” để đảm bảo tính liên tục của chỉ số theo thời gian. Cách điều chỉnh số chia được quy định khác nhau ở mỗi thị trường.

∑ Pit

It = ______ x I0 ∑ Pi0

It là chỉ số giá bình quân, Pit là giá cổ phiếu i kỳ nghiên cứu, Pi0 là giá cổ phiếu i kỳ gốc, I0 là chỉ số giá cơ sở thường là 100.

Cách tính này có đặc điểm là cổ phiếu có giá trị càng cao thì càng có ảnh hưởng lớn đến số bình quân. Sự tăng giá 1% của cổ phiếu có giá trị cao thì ảnh hưởng nhiều hơn so với sự thay đổi giá 1% của cổ phiếu có giá trị thấp. Mức bình quân không phản ánh giá bình quân vì hệ số chia thay đổi liên tục. Chỉ số này chỉ phản ánh đúng khi độ lệch chuẩn nhỏ. Các chỉ số trung bình công nghiệp Dow-Jones (Dow-Jones Industrial Average - DJIA) của Mỹ, chỉ số Nikkei 225 của Nhật, chỉ số tổng hợp MIB của Ý áp dụng cách tính này.

(2) Phương pháp bình quân gia quyền giá trị

Phương pháp chỉ số bình quân gia quyền giá trị khác phương pháp bình quân giản đơn ở chỗ có sử dụng quyền số là số lượng cổ phiếu niêm yết. Đặc điểm của phương pháp này là loại cổ phiếu nào có số lượng niêm yết và giá giao dịch càng cao thì có tác động càng lớn tới chỉ số giá. Trong các cổ phiếu có cùng mức giá, cổ phiếu nào có số lượng niêm yết nhiều hơn (thường là cổ phiếu của các công ty lớn - các cổ phiếu dẫn dắt thị trường) sẽ có tác động tới chỉ số giá nhiều hơn. Những cổ phiếu giao dịch ít vẫn có ảnh hưởng, không phản ánh được thực thi thị trường.

Việc đưa ra chỉ số này nhằm so sánh giá trị thị trường hiện tại với một giá trị tham chiếu, hay còn gọi là giá trị cơ sở tại 1 thời điểm xác định trước đó (gọi là kỳ gốc hay kỳ cơ sở). Thông thường giá trị cơ sở được chọn là 100.

Chỉ số tổng hợp được tính toán dựa trên các biến về giá và số lượng cổ phiếu đang lưu hành (hoặc đang niêm yết trên thị trường).

Chỉ số Tổng giá trị thị trường kỳ hiện hành

tổng hợp = _______________________________ x 100 Tổng giá trị thị trường kỳ cơ sở

Hai phương pháp thường được dùng để tính chỉ số giá này là phương pháp Laspeyres và Paascher.

+ Phương pháp Laspeyres: dựa trên lượng cổ phiếu kỳ cơ sở (kỳ gốc) ∑Qi0 Pit

∑ Qi0Pi0

Trong đó: It là chỉ số giá bình quân Laspeyres, Qi0 là khối lượng cổ phiếu i (quyền số) kỳ gốc, hoặc cơ cấu khối lượng kỳ gốc.

Do quyền số là khối lượng cổ phiếu kì gốc nên phương pháp này có nhược điểm là không phản ánh được cơ cấu biến đổi của thị trường.

+ Phương pháp Paascher: dựa trên lượng cổ phiếu kỳ hiện hành ∑Qit Pit

It = ______ x I0 ∑ QitPi0

Trong đó: It là chỉ số giá bình quân Paascher, Qit là khối lượng cổ phiếu (quyền số) kỳ báo cáo hoặc cơ cấu khối lượng kỳ báo cáo.

Phương pháp tính này dựa trên quyền số là khối lượng cổ phiếu kì so sánh nên phải thường xuyên cập nhật số liệu cổ phiếu niêm yết kì so sánh (hay kì báo cáo).

Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất, nhiều nước áp dụng nhất. Các chỉ số như Kospi của Hàn quốc, Nyse Composite, S & P 500 của Mỹ, Topix của Nhật, FTSE 100 của Anh, TSE của Đài Loan, Hang-seng Hongkong và CAC 40 của Pháp được tính dựa trên phương pháp Paascher. Còn chỉ số FAZ và DAX của Đức được tính theo phương pháp Laspeyres.

►Một số chỉ số giá cổ phiếu

* Chỉ số chứng khoán Việt Nam: VN Index

∑Qit Pit VN Indext = ______ x I0 ∑ Qi0Pi0

Trong đó: Pit giá hiện hành của cổ phiếu i, Qit là khối lượng cổ phiếu i niêm yết trên thị trường, Pi0 là giá cổ phiếu i kỳ gốc, Qi0 là khối lượng cổ phiếu i kỳ gốc. I0=100

Ví dụ: Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000

Tên công ty Mã cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP

niêm yết Giá thị trường

Cơ điện lạnh REE 16.000 15.000.000 240.000.000.000

Cáp VL VT SAM 17.000 12.000.000 204.000.000.000

Tổng 444.000.000.000

444.000.000.000

VN Index = _______________ x 100 = 100 444.000.000.000

Vào ngày 2/8/2000 kết quả giao dịch như sau:

Tên cty Mã cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP

niêm yết Giá thị trường

Cáp VL VT SAM 17.500 12.000.000 210.000.000.000

Tổng 459.000.000.000

459.000.000.000

VN Index = _______________ x 100 = 103,38 444.000.000.000

→Các trường hợp phải tính số chia mới:

Trong quá trình tính toán chỉ số VN-Index bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi cơ cấu cổ phiếu niêm yết như: niêm yết mới, niêm yết bổ sung, tách gộp cổ phiếu. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó. Do đó, cần điều chỉnh số chia cho phù hợp với những thay đổi về tình hình cổ phiếu niêm yết trên thị trường.

- Trường hợp 1: Khi có cổ phiếu mới được niêm yết và giao dịch trên thị trường, sẽ điều chỉnh số chia cũ (d0: ∑ Qi0Pi0 ) như sau:

∑Qi1 Pi1

D = ______ x d0 ∑ Qi0Pi1 D là số chia mới.

Vào ngày 4/8/2000 kết quả giao dịch như sau:

Tên công ty Mã cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP

niêm yết Giá thị trường

Cơ điện lanh REE 16.900 15.000.000 253.500.000.000

Cáp VL VT SAM 17.800 12.000.000 213.600.000.000

Giấy Hải phòng HAP 16.000 1.008.000 16.128.000.000

Transimex TMS 14.000 2.200.000 30.800.000.000

Tổng 514.028.000.000

Điều chỉnh số chia mới D như sau:

P(ree) x Q(ree) + P(sam) x Q(sam) + P(hap) x Q(hap) + P(tms) x Q(tms) D = d0 x --- P(ree) x Q(ree) + P(sam) x Q(sam)

D = 444.000.000.000 x 514.028.000.000 / 467.100.000.000 = 488.607.219.010 514.028.000.000

VN Index = _______________ x 100 = 105,2 488.607.219.010

Như vậy, chỉ số VN Index ngày 4/8/2000 tăng 1,82 điểm (105,2 - 103,38) = 1,76% (1,82/ 103,38) so với phiên trước (2/8/2000).

- Trường hợp 2: Tổ chức niêm yết tăng vốn điều lệ D0 x V1

D1 = _______ V1 - AV V1 - AV

Trong đó: D1 hệ số chia mới, D0 hệ số chia cũ (D0 = ∑ Q0iP0i), V1 là tổng giá trị hiện hành của các cổ phiếu niêm yết (V1 = ∑ Q1iP1i), AV là giá trị điều chỉnh cổ phiếu.

- Trường hợp 3: Hủy niêm yết, giảm vốn điều lệ. D0 x V1

D1 = _______ V1 + AV V1 + AV

* Chỉ số Dow-Jones

Chỉ số Dow-Jones do hai nhà kinh tế người Mỹ là Charles Henry Dow và Edward David Jones xây dựng năm 1884. Chỉ số Dow-Jones bao gồm 4 chỉ số và được tính theo phương pháp bình quân giản đơn.

- Dow-Jones công nghiệp (DJIA - Dow Jones Industrial Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp hàng đầu (blue chip) Hoa Kỳ.

- Dow-Jones vận tải (DJTA - Dow Jones Transportation Average) được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 20 công ty vận tải hàng đầu Hoa Kỳ.

- Dow-Jones dịch vụ (DJUA - Dow Jones Utilities Average) công cộng được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của 15 công ty dịch vụ công cộng hàng đầu Hoa Kỳ.

- Dow-Jones hỗn hợp được xác định trên cơ sở giá cổ phiếu của toàn bộ 65 cổ phiếu kể trên.

Để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố có tính chất kĩ thuật như tách và gộp cổ phiếu, phát hành thêm… người ta đã sử dụng “số chia” (Divisor) để xác định chỉ số giá khi có những thay đổi này. Số chia cũng thường xuyên được thay đổi để phù hợp với thực tế về việc tách, gộp… cổ phiếu ở từng thời kỳ như năm 1985 số chia là 1,09; năm 1988 là 0,754; năm 1992 con số này là 0,4627…..

Chỉ số Dow-Jones được tính toán và công bố đều đặn trên các phương tiện thông tin đại chúng với tần suất 30phút /lần, phù hợp với diễn biến giao dịch cổ phiếu trên TTCK Newyork của Hoa Kỳ. Nó được coi là một trong những thước đo quan trọng, tổng quát và là cơ sở để dự báo diễn biến của thị trường. Các trào lưu lên, xuống giá cổ phiếu được thể hiện thông qua sự tăng giảm chỉ số Dow-Jones qua các thời kỳ.

Theo quan điểm của lý thuyết Dow-Jones, nếu căn cứ vào thời gian, xu hướng biến động giá cổ phiếu được cấu thành bởi 3 xu hướng:

- Xu hướng dài hạn (xu hướng chính) thể hiện diễn biến giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian tương đối dài từ vài tháng tới vài năm

- Xu hướng trung hạn (xu hướng trung gian, xu hướng phụ) thể hiện diễn biến giá cổ phiếu trong những khoảng thời gian cấu thành trong xu hướng dài hạn.

- Xu hướng ngắn hạn (xu hướng thứ yếu) là những dao động giá cổ phiếu hàng ngày thậm chí qua các phiên giao dịch liền kề.

Thông qua việc biểu đồ hóa diễn biến giá cổ phiếu, các nhà phân tích xác định các “đỉnh cao” và “điểm đáy” nhất thời cũng như xu hướng cơ bản tất yếu của một thời kỳ nhất định làm cơ sở để dự báo xu hướng giá trong tương lai.

* Một số chỉ số TTCK khác

- Chỉ số Nikkei của Nhật là số bình quân của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu của SGDCK Osaka.

- Chỉ số Hangseng của Hông Kông là số bình quân gia quyền của 33 loại cổ phiếu. Ngày gốc là 31/7/1994.

- Chỉ số CAC của Pháp là số bình quân của 240 cổ phiếu hàng đầu tại SGDCK Paris. Ngày gốc là 31/12/1981.

- Chỉ số FT 30 của Anh, tính từ 30 cổ phiếu hàng đầu tại SGDCK Luân đôn, thời gian gốc là 1935.

- Chỉ số DAX của Đức là số bình quân của 30 cổ phiếu hàng đầu, ngày gốc là 31/12/1987. Riêng chỉ số này giá trị gốc là 1000.

Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật

Một phần của tài liệu Bài giảng Thị trường chứng khoán (Trang 118 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w