11 Nguyễn Công Trứ Tel Fax…Số HL Nhận lệnh
SỞ GIAO DỊCH CK
một số TTCK, nếu nhà đầu tư không thực hiện được việc thanh toán vào ngày thanh toán quy định, công ty chứng khoán có quyền bán chứng khoán có trên tài khoản lưu kí để lấy tiền thanh toán.
+ Tài khoản lưu kí chứng khoán (mở tại CTCK là thành viên của TTLKCK): Hoạt động mua bán chứng khoán trên TTCK tập trung không thực hiện theo phương thức trao tay, nên để thực hiện các giao dịch nhà đầu tư phải mở tài khoản lưu kí và thực hiện việc lưu kí chứng khoán. Công việc này không chỉ tạo thuận lợi cho các giao dịch mà còn tạo ra các lợi thế về thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Để mở tài khoản lưu kí nhà đầu tư phải kí hợp đồng lưu kí với một công ty chứng khoán. Tùy theo cơ chế quản lí lưu kí chứng khoán ở mỗi thị trường mà việc lưu kí chứng khoán có thể đưa vào kí gửi (lưu kí biệt lập) tại CTCK hoặc đưa vào lưu kí tập trung hay lưu kí tổng hợp. Khi nhà đầu tư mua chứng khoán, CTCK sẽ chuyển chứng khoán vào tài khoản lưu kí và chuyển cho nhà đầu tư bản trích lục lưu kí. Khi bán chứng khoán, CTCK sẽ hạch toán giảm số dư chứng khoán trên tài khoản lưu kí.
Trên thực tế các CTCK thường tư vấn cho nhà đầu tư mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nơi công ty có tài khoản chính hay tại trung tâm lưu kí và thanh toán bù trừ mà công ty là thành viên, vì:
- Đối với hợp đồng mua chứng khoán: nhà đầu tư không phải đặt cọc, thay vào đó là thông báo phong tỏa tài khoản hoặc thông báo thế chấp chứng khoán hiện đang lưu kí phục vụ lệnh giao dịch. Điều này cho phép nhà đầu tư vẫn thụ hưởng lãi tiền gửi trong thời gian chờ thanh toán, đặc biệt đối với các lệnh “chờ mua”.
- Đối với các hợp đồng bán chứng khoán: khi hợp đồng được thực hiện, CTCK sẽ chuyển ngay tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của nhà đầu tư. Nhờ vậy nhà đầu tư không phải chờ thu trong thời gian thanh toán theo quy định, mà được phép sử dụng tiền ngay.
- Khi quyết toán các giao dịch, các quyết toán tiền được thực hiện trong nội bộ một ngân hàng hay nội bộ hệ thống ngân hàng, do đó rút ngắn thời gian chờ thanh toán và có thể được miễn giảm phí thanh toán.
Ngoài 2 loại tài khoản nêu trên, nhà đầu tư có thể lựa chọn mở các loại tài khoản khác như tài khoản kí quỹ và tài khoản ủy thác sao cho phù hợp với đặc điểm của giao dịch chứng khoán, điều kiện, khả năng và nhu cầu của nhà đầu tư.
Tài khoản kí quỹ: dùng trong giao dịch mua kí quỹ và bán khống. Nhà đầu tư có thể sử dụng loại tài khoản này để vay tiền hoặc chứng khoán của công ty chứng khoán để thực hiện các giao dịch mua hoặc bán chứng khoán.
Tài khoản ủy thác: Là tài khoản mà nhà đầu tư ủy thác cho công ty chứng khoán có quyền quyết định việc mua, bán chứng khoán mà không cần thông báo, hoặc có sự đồng ý của nhà đầu tư. Việc mua, bán chứng khoán của người quản lý tài khoản được thực hiện trong phạm vi những điều kiện quy định trong hợp đồng.
Để quản lí hoạt động giao dịch, thông thường luật pháp các nước đều quy định mỗi nhà đầu tư chỉ được phép mở 1 tài khoản tại một công ty chứng khoán .
B2: Đặt lệnh giao dịch
Khi có nhu cầu giao dịch (mua hoặc bán chứng khoán), căn cứ vào nhu cầu, người đầu tư đặt lệnh giao dịch tại phòng tiếp thị của công ty chứng khoán. Việc chuyển lệnh tới công ty chứng khoán có thể được thực hiện thông qua các phương tiện khác nhau như: đặt lệnh tại sàn, hoặc gọi điện thoại, gửi qua fax, internet…
B3: Chuyển lệnh giao dịchđến phòng giao dịch
giao dịch để kiểm tra các thông tin phục vụ cho việc giao dịch: số hiệu tài khoản, mật khẩu, tình trạng tài khoản...
Ký quỹ đảm bảo: Khi đặt lệnh giao dịch, người đầu tư phải có số dư trên tài khoản của mình không nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định của từng thị trường để đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch. Số dư trên tài khoản có thể bằng tiền hoặc chứng khoán. Nếu là chứng khoán thì sẽ quy đổi ra tiền theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch có chiết khấu theo một tỷ lệ quy định.
Ký quỹ đảm bảo thường được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị giao dịch. Tỷ lệ này phụ thuộc vào quy định của từng thị trường và của các công ty chứng khoán trên cơ sở phân loại khách hàng.
Ký quỹ đảm bảo được sử dụng như là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường, nó có vai trò như là một cơ chế điều hòa, kích thích, hoặc hạn chế giao dịch thông qua việc giảm hoặc tăng tỷ lệ ký quỹ.
Ở Việt Nam hiện nay tỉ lệ kí quỹ quy định trong giao dịch mua chứng khoán tối thiểu là 70% giá trị giao dịch. Đối với lệnh bán, nhà đầu tư phải có đủ số chứng khoán đặt bán trên tài khoản. Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong cùng một ngày giao dịch.
B4: Chuyển lệnh giao dịch đến người môi giới của công ty tại sàn giao dịch
Sau khi kiểm tra, nếu lệnh đủ điều kiện giao dịch thì phòng giao dịch chuyển lệnh giao dịch tới sàn giao dịch (SGD). Việc chuyển lệnh có thể thực hiện bằng các phương tiện như điện thoại, internet… với các thông tin như: tên CTCK, ngân hàng ủy thác, lệnh mua / bán, lệnh số, loại chứng khoán, số lượng, giá cả…
B5: Chuyển lệnh giao dịch đến máy chủ của SGD
Nhân viên môi giới tại SGD, sau nhận được lệnh từ CTCK phải chuyển tới bộ phận nhận lệnh và khớp lệnh của SGD để tham gia khớp lệnh.
B6: Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch
Đến giờ chốt giá giao dịch, SGD thông báo kết quả giao dịch từng loại chứng khoán trên SGD cho TTLK & TTBTCK cũng như các CTCK thành viên.
B7: Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán
Nhân viên môi giới tại sàn giao dịch sau khi nhận được kết quả giao dịch, ngay lập tức báo ngay kết quả về phòng giao dịch của CTCK với các nội dung: số hiệu người môi giới đã mua bán, loại chứng khoán, số lượng, giá, số hiệu môi giới đối tác… Cuối ngày giao dịch, phòng giao dịch chuyển các phiếu lệnh có giao dịch đến phòng thanh toán. Phòng thanh toán căn cứ vào các kết quả giao dịch lập báo cáo kết quả giao dịch và chuyển kết quả đến trung tâm lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán (TTLK&TTBTCK) để tiến hành quá trình thanh toán. Đồng thời sau khi có kết quả giao dịch CTCK gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận qua hệ thống điện thoại hoặc gửi phiếu xác nhận qua hệ thống bưu điện. Xác nhận này có giá trị như 1 hóa đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng.
B8: Thanh toán và hoàn tất giao dịch
TTLK & TTBTCK tiến hành so khớp kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp và báo cáo kết quả giao dịch của các CTCK để tiến hành thanh toán bù trừ. Trong thời gian T+x ngày, TTLK & TTBTCK sẽ thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ người bán sang người mua và Ngân hàng chỉ định thanh toán sẽ thanh toán bù trừ tiền từ người mua sang người bán thông qua hệ thống tài khoản của các CTCK tại ngân hàng. Việc bù trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các CTCK và là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các CTCK và với nhà đầu tư.
Ở Việt Nam, thời gian thanh toán là T+3 ngày.
B9: Sao kê tài khoản
Theo định kỳ quy định (thường là hàng tháng), công ty chứng khoán có trách nhiệm lập và gửi bản sao kê tài khoản cho các nhà đầu tư qua công ty. Nội dung bản sao kê tài khoản phải phản ánh mọi sự thay đổi của tài khoản liên quan tới các giao dịch. Nhà đầu tư kiểm tra tính chính xác của bản sao kê, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ có sai sót thì thông báo ngay cho công ty chứng khoán bằng văn bản.