Kết quả kinh doanh của khách sạn trong hai năm 2008,2009

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần du lịch hải phòng khách sạn hữu nghị (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

2.1.5. Kết quả kinh doanh của khách sạn trong hai năm 2008,2009

Bảng 2.1. Bảng kết quả kinh doanh của khách sạn Hữu Nghị

Stt Các chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 1 Tổng doanh thu Đồng 34.123.605.000 33.205.132.000 2 Chi phí Đồng 28.552.084.000 28.122.562.000 3 Số lượt khách Lượt 37.991 25.070 4 Công suất sử dụng buồng % 72 70 5 Lợi nhuận Đồng 5.571.521.000 5.082.570.000 6 Thu nhập bình quân/người/tháng Đồng 2.500.000 2.500.000 ( Nguồn Khách sạn Hữu Nghị)

hiệu quả, có chính sách giá ưu đãi để không bị ảnh hưởng đến nguồn khách. Cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới năm 2009 ảnh hưởng tới hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng làm doanh thu của KS giảm nhưng không nhiều. Lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng lên đáng kể đó là dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh của khách sạn.

Nguồn thu chủ yếu của KS là tự hoạt động kinh doanh nhà hàng, lưu trú, ngoài ra còn có sự đóng góp của kinh doanh lữ hành và các dịch vụ bổ sung. Công suất sử dụng buồng cũng khá ổn định qua các năm, năm 2008 công suất sử dụng buồng là 72 % và 2009 công suất sử dụng buồng là 70 %. Các dịch vụ như massage, cho thuê văn phòng,… khá phong phú nhưng không mang lại hiệu quả cao.

Các quý trong năm bù lỗ cho nhau. Hầu hết từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch(quý II và quý III) thì thu nhập của khách sạn ít hơn và được quý I và quý IV bù lỗ vì đây là những tháng đầu năm và cuối năm là mùa cưới,doanh thu của bộ phận nhà hàng trong những tháng cao điểm này là rất cao.

Để duy trì ổn định doanh thu thì khách sạn cần cố gắng phát huy những lợi thế của mình, nâng cao chất lượng phục vụ. Và yếu tố quyết định đó là con người, vì đây là đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách. Họ được xem là chìa khóa của thành công - một nhấn tố không thể thay thế được.

Bởi nguồn nhân lực có vai trò quan trọng như vậy nên đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều tất yếu. Khách sạn nên tìm những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Thường xuyên quan tâm để tạo động lực làm việc cho nhân viên, tạo bầu không khí thoải mái trong khách sạn.

Tiếp tục làm tốt công tác thị trường thu hút khách cả trong và ngoài nước, liên tục thay mới, bổ sung các dịch vụ hay trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu của khách, giúp nhân viên giải phóng sức lao động

Cử nhân viên ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, hay đến các khách sạn lớn để học hỏi các phương thức kinh doanh,…

2.2. Thực trạng sử dụng lao động tại khách sạn Hữu Nghị 2.1.1. Tình hình lao động tại khách sạn

Trong 3 năm qua lượng lao động trong khách sạn luôn ổn định và không có nhiều thay đổi

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ của khách sạn trong hai năm 2008 và 2009

Bộ phận

Số lƣợng Giới tính Trình độ chuyên môn

2008 2009

2008 2009 2008 2009

Nam Nữ Nam Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Đào tạo khác Đại học Cao đẳng Trung cấp cấp Đào tạo khác BGĐ 4 4 3 1 3 1 4 4 Lê tân 14 14 4 10 5 9 6 8 8 6 Kế toán 11 11 4 7 5 6 4 3 4 4 5 2 Buồng 26 26 6 20 9 17 6 18 2 7 18 1 Nhà hàng 52 56 22 30 20 32 20 22 8 1 1 24 23 8 1 KT bảo trì 11 11 11 11 5 6 7 4 Bảo vệ 10 11 10 11 4 6 5 6 VSCC 7 7 5 2 4 3 7 7 Giặt là 6 6 4 2 3 3 6 6

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng nguồn lao động trong hai năm không có sự thay đổi lớn nào. Tổng lao động của khách sạn năm 2008 là 145 nhân viên, và năm 2009 là 149 nhân viên. Trong đó tỉ trọng nhân viên nữ luôn lớn hơn tỉ trọng nhân viên nam. Năm 2008 số lượng nhân viên nam là 71 nhân viên chiếm 48.96 %, còn lại là lao động nữ chiếm 51.04 %. Đến năm 2009 số nhân viên nam chiếm 48.32 % giảm 0.64 %. Tỉ lệ thuận với việc giảm tỉ trọng nam thì tỉ trọng nữ tăng và con số đó là 51.68 %. Như vậy là có sự thay đổi trong cơ cấu lao động về giới tính, nhưng sự thay đổi đó là không lớn. Có sự thay đổi này cũng là điều dễ hiểu bởi trong ngành dịch vụ thì lao động nữ luôn chiếm tỉ trọng không nhỏ bởi những lợi thế mà họ mang lại.

Bảng 2.3. Bảng so sánh trình độ của nhân viên trong hai năm Chỉ tiêu 2008 2009 So sánh Số lƣợng (ngƣời) Tỉ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỉ trọng (%) Tổng 145 100 149 100 2008/2009 (tăng/giảm) (%) Đại học 36 24.8 42 30.2 1.8 Cao đẳng 35 24.1 35 23.4 -0.7 Trung cấp 18 12.4 17 11.4 1 Sơ cấp 28 19.3 31 20.8 1.5 Đào tạo khác 28 19.3 24 16.1 3.2 Trình độ ngoại ngữ Đại học 30 20.7 32 21.5 0.8 A 35 24.2 37 24.9 0.7 B 42 28.9 38 25.5 -3.4 C 38 26.2 42 28.1 1.9 (Nguồn :phòng Hành chính tổng hợp)

Số lượng nhân viên trong khách sạn không nhiều nhưng họ đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc.

Nhân viên trong khách sạn đều có trình độ từ đại học, cao đẳng,..được đào tạo đúng chuyên ngành khách sạn du lịch. Cụ thể đó là số lao động có trình độ đại học năm 2008 là 36 nhân viên chiếm 24.8 %, số lao động có trình độ cao đẳng là 35 nhân viên chiếm 24.1 %, trung cấp là 18 nhân viên chiếm 12.4 %, sơ cấp là 28 nhân viên chiếm 19.3 % còn lại là lao động được khách sạn đào tạo chiếm 19.3 %

Và tuy không nhiều nhưng con số này đã có sự thay đổi trong năm 2009. Tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học là 45 trong tổng số 149 nhân viên chiếm 30.2 % tăng 5.4 % đây là con số đáng khích lệ. Khi tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học tăng lên thì con số này lại giảm đi ở tỉ trong người lao động có trình độ cao đẳng, năm 2009 tỉ lệ này là 23.4 % giảm 1.4 %. Điều này chứng tỏ khách sạn có đội ngũ lao động được đào tạo có trình độ cao ngày một tăng. Trình độ trung cấp là 17 nhân viên, chiếm 11.4 %, giảm 1 /% so với năm 2008. Trình độ sơ cấp là 31 nhân viên, chiếm 20.8 % tăng lên 1.5 % so với năm 2008. Còn lại 24 nhân viên nằm trong hệ đào tạo khác chiếm 16.1 % giảm 3.2 %. Nhìn chung những lao động thuộc hệ đào tạo khác đều là những nhân viên là việc ở các bộ phận như buồng, bếp, kĩ thuật bảo trì, vệ sinh cây cảnh, bảo vệ. Số lao động này chỉ được đào tạo trong một lớp nghiệp vụ ngắn hạn, số lao động này một phần là nhân công lâu năm của khách sạn, một phần là do khách sạn tuyển dụng về đào tạo thêm trong quá trình làm việc. Qua số liệu trên ta có thể thấy số lao động có trình độ chuyên môn đang ngày một tăng lên điều này chứng tỏ rằng khách sạn đang ngày một quan tâm đến chất lượng người lao động. Điều này là hoàn toàn

Trình độ ngoại ngữ là rất quan trọng trong thời đại ngày nay nhất là đối với nhân viên trong khách sạn điều này càng quan trọng hơn. Làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều khách quốc tế, việc hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngũ của họ mang lại nhiều lợi ích. Qua giao tiếp nhân viên có thể hiểu được khách muốn gì để đáp ứng nhu cầu của khách.

Việc đào tạo trình độ ngoại ngữ là rất cần thiết, khách sạn Hữu Nghị đã là chú trọng vấn đề này: Số lao động của khách sạn có trình độ đại học về ngoại ngữ năm 2008 là 30 người chiếm 20.7 %, trình độ A là 35 chiếm 24.2 %, trình độ B là 48 người chiếm 28.9 %, còn lại là trình độ C chiếm 26.2 %. Đến năm 2009 tuy không nhiều nhưng những con số này cũng có sự thay đổi. Số lao động có trình độ đại học về ngoại ngữ là 21.5 % tăng 0.8 % so với năm 2008, chiếm 24.9 % là những nhân viên có trình độ A tăng 0.7 %, tuy nhiên những nhân viên có trình độ B lại giảm 3.4 % chiếm 25.5 %, và những nhân viên có trình độ C chiếm 28.1 %, tăng 1.9 %. Nhìn chung trình độ ngoại ngữ của nhân viên trong khách sạn là tương đối tốt. Kết quả điều tra cho thấy khách sạn đã quan tâm tới việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động. Trong những năm tới khách sạn cần cố gắng phát huy công tác này để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đối với tất cả các ngành thì con người bao giờ cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vì đây là nhân tố quan trọng trong tất cả các mối quan hệ. Với ngành dịch vụ thì điều này càng có ý nghĩa, bởi đơn giản họ là những người phục vụ trực tiếp, thao tác nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Là những người quyết định trực tiếp đến chất lượng phục vụ. Có một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, lành nghề, có kinh nghiệm trong nghề là khách sạn đã có một tài sản vô cùng to lớn vì lợi ích lâu dài của khách sạn. Nhận thức được tầm quan trọng của nó khách sạn cần phải quan tâm chú ý đến chất lượng đầu vào, nếu như chưa đáp ứng được thì trong quá trình làm việc khách sạn luôn tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội nâng cao trình độ của bản thân.

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn Hữu Nghị

2.2.1. Chính sách của công ty

2.2.1.1. Chính sách tiền lương

Tiền lương là một yếu tố quan trọng đối với nhân viên trong tất cả các ngành nghề. Họ đi làm không phải để thư giãn, giải trí mà để phục vụ cuộc sống, không ai đi làm lại không và mục đích ổn định gia đình, ổn định cuộc sống. Và họ chỉ làm hết mình khi mức lương được trả phù hợp với khả nâng của họ và làm thỏa mãn họ.

Nhân viên trong khách sạn cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Và tiền lương hàng tháng của nhân viên được tính như sau: tiền lương hàng tháng được trả làm hai đợt. Đợt I được trả vào ngày 10 hàng tháng được gọi là tạm ứng, đợt II được trả vào ngày 22 của tháng được gọi là lương quyết toán.

Cách tính lương:

Trong đó: + Ltt : Lương tối thiểu: vì khách sạn thuộc công ty cổ phần du lịch Hải Phòng nên mức lương tối thiểu ở đây không theo quy định của Nhà nước mà theo quy định của công ty. Lương tối thiểu được tính là 940.000 đ/ người.

+ Hệ số lương được tính cho từng người tuy theo bằng cấp, chức vụ và thâm niên trong nghề.

 Hệ số lương được tính như sau:

+ Hệ số lương tính theo chức vụ:

Bảng 2.4. Hệ số lƣơng theo chức vụ

Chức vụ Hệ số

Giám đốc khách sạn

+ Hệ số này là do quy định của công ty.

+ Hệ số lương tính theo bằng cấp: được tính cho phòng kế toán, bộ phận lễ tân và bộ phận nhà hàng: Bảng 2.5. Hệ số lƣơng theo bằng cấp Trình độ Hệ số Đại học 1.5 Cao đẳng 1.5 Trung cấp 1.2

Hệ số này tính cho nhân viên trong khách sạn mà không đảm nhận chức vụ nào trong khách sạn. Nếu được nắm giữ các chức vụ như giám đốc, trưởng phòng thì hệ số lương được tính theo chức vụ.

+ Các bộ phận khác như kĩ thuật bảo trì, vệ sinh cây cảnh, bộ phận buồng thì hệ số tìn lương là 1.2. Riêng bộ phận bếp là 1.3, các ca trưởng, bếp trưởng thì hệ số là 1.4.

Hệ số lương khởi đầu của nhân viên là 1.2 và cứ 5 năm thì được nâng hệ số lương một lần, mỗi lần là 0.2.

Đợt I nhân viên được nhận lương hay còn gọi là ứng lương, thường thì khách sạn ứng 30 % số lương của nhân viên. Đợt II sau khi quyết toán các khoản tiền phụ cấp, làm thêm rồi thanh toán lương cho nhân viên. Trong đó tiền phụ cấp gồm các khoản như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm.

Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lí cấp cao nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng, quyền hạn của mình.

+ Hệ số phụ cấp 0.3 áp dụng cho Giám đốc Nhà hàng – Khách sạn, trưởng các phòng ban.

+ Hệ số phụ cấp 0.2 áp dụng cho Phó Giám đốc nhà hàng – Khách sạn, phó các phòng ban.

 Khi đó lương sẽ được tính như sau:

 Phụ cấp làm thêm:là khoản phụ cấp mà khách sạn trả cho nhân viên khi họ làm thêm công việc ngoài giờ quy định.

+ Nếu nhân viên làm thêm giờ thì tiền lương của ngày công hôm đó sẽ được tính gấp 1.5 lần ngày công bình thường của nhân viên.

+ Làm thêm vào ngày chủ nhật, lễ, tết thì lương được tính gấp đôi.

Phụ cấp trách nhiệm:dựa theo chức danh công việc được giao, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc. Hệ số càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong khách sạn đang cố gắng phấn đấu để có hệ số ngày càng cao.

+ Hệ số phụ cấp 0.2 áp dụng cho thủ quỹ tại khách sạn, trưởng các bộ phận như buồng, nhà hàng, lế tân.

+ Hệ số 0.1 áp dụng cho các ca trưởng, tổ trưởng ở các bộ phận buồng, nhà hàng.

Hệ số thi đua : vào cuối tháng đơn vị họp và bình xét thi đua cho từng cá nhân ( dựa vào tiêu chuẩn đã đề ra) có các xếp loại A,B,C để tính lương cho nhân viên.

+ Loại A: tổng lương * 1 + Loại B: tổng lương * 0.9 + Loại C: tổng lương * 0.8 Tiêu chuẩn xếp loại:

+ Loại A:  Không vi phạm nội quy của khách sạn,giữ kỷ luật  Có thái độ lao động tích cực trong công việc

 Luôn làm cho khách hàng hài lòng, có những ý kiến đóng góp trong việc xây dựng tổ chức kỷ luật.

Lương = ( Hệ số lương * lương tối thiểu) + phụ cấp chức vụ = (2.7* 940000) + 0.3 * 940.000 = 2.820.000 đ

 Nhìn chung mức lương của nhân viên trong khách sạn không được gọi là cao nhưng cũng không phải là thấp. Tiền lương bình quân của nhân viên là 2.5 triệu đồng. Khi điều tra 70 trên tổng số 149 nhân viên của khách sạn thì có tới 25 nhân viên chiếm 35.7 % cho rằng đây là yếu tố rất ảnh hưởng, số còn lại đều cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ.

Bảng 2.6. Bảng tổng kết phiếu điều tra về mức độ ảnh hƣởng của tiền lƣơng

Mức độ Số lượng Tỉ lệ

Rất ảnh hưởng 45 64.28 %

Ảnh hưởng 25 35.72 %

Biểu đồ 2.1. Mức độ ảnh hƣởng của tiền lƣơng đến động lực làm việc của nhân viên

Qua biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, không một nhân viên nào đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của tiền lương đến động lực làm việc của họ, 100% nhân viên được điều tra đều cho rằng tiền lương là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lí, động lực trong quá trình làm việc của họ, trong đó 35.7 % nhân viên đánh giá đây là yếu tố rất ảnh hưởng.

 Tất cả nhân viên cho rằng chính sách tiền lương ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ với lí do tiền lương – ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản, đảm

bảo cho cuộc sống của nhân viên nó còn thể hiện giá trị công việc và giá trị con người. Chính sách tiền lương hợp lí và hấp dẫn sẽ khiến nhân viên làm việc nhiệt tình hơn, gắn bó với công việc và khách sạn hơn từ đó mang lại hiệu suất

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần du lịch hải phòng khách sạn hữu nghị (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)