5. Kết cấu đề tài
2.2.1. Chính sách của công ty
2.2.1.1. Chính sách tiền lương
Tiền lương là một yếu tố quan trọng đối với nhân viên trong tất cả các ngành nghề. Họ đi làm không phải để thư giãn, giải trí mà để phục vụ cuộc sống, không ai đi làm lại không và mục đích ổn định gia đình, ổn định cuộc sống. Và họ chỉ làm hết mình khi mức lương được trả phù hợp với khả nâng của họ và làm thỏa mãn họ.
Nhân viên trong khách sạn cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Và tiền lương hàng tháng của nhân viên được tính như sau: tiền lương hàng tháng được trả làm hai đợt. Đợt I được trả vào ngày 10 hàng tháng được gọi là tạm ứng, đợt II được trả vào ngày 22 của tháng được gọi là lương quyết toán.
Cách tính lương:
Trong đó: + Ltt : Lương tối thiểu: vì khách sạn thuộc công ty cổ phần du lịch Hải Phòng nên mức lương tối thiểu ở đây không theo quy định của Nhà nước mà theo quy định của công ty. Lương tối thiểu được tính là 940.000 đ/ người.
+ Hệ số lương được tính cho từng người tuy theo bằng cấp, chức vụ và thâm niên trong nghề.
Hệ số lương được tính như sau:
+ Hệ số lương tính theo chức vụ:
Bảng 2.4. Hệ số lƣơng theo chức vụ
Chức vụ Hệ số
Giám đốc khách sạn
+ Hệ số này là do quy định của công ty.
+ Hệ số lương tính theo bằng cấp: được tính cho phòng kế toán, bộ phận lễ tân và bộ phận nhà hàng: Bảng 2.5. Hệ số lƣơng theo bằng cấp Trình độ Hệ số Đại học 1.5 Cao đẳng 1.5 Trung cấp 1.2
Hệ số này tính cho nhân viên trong khách sạn mà không đảm nhận chức vụ nào trong khách sạn. Nếu được nắm giữ các chức vụ như giám đốc, trưởng phòng thì hệ số lương được tính theo chức vụ.
+ Các bộ phận khác như kĩ thuật bảo trì, vệ sinh cây cảnh, bộ phận buồng thì hệ số tìn lương là 1.2. Riêng bộ phận bếp là 1.3, các ca trưởng, bếp trưởng thì hệ số là 1.4.
Hệ số lương khởi đầu của nhân viên là 1.2 và cứ 5 năm thì được nâng hệ số lương một lần, mỗi lần là 0.2.
Đợt I nhân viên được nhận lương hay còn gọi là ứng lương, thường thì khách sạn ứng 30 % số lương của nhân viên. Đợt II sau khi quyết toán các khoản tiền phụ cấp, làm thêm rồi thanh toán lương cho nhân viên. Trong đó tiền phụ cấp gồm các khoản như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm.
Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lí cấp cao nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng, quyền hạn của mình.
+ Hệ số phụ cấp 0.3 áp dụng cho Giám đốc Nhà hàng – Khách sạn, trưởng các phòng ban.
+ Hệ số phụ cấp 0.2 áp dụng cho Phó Giám đốc nhà hàng – Khách sạn, phó các phòng ban.
Khi đó lương sẽ được tính như sau:
Phụ cấp làm thêm:là khoản phụ cấp mà khách sạn trả cho nhân viên khi họ làm thêm công việc ngoài giờ quy định.
+ Nếu nhân viên làm thêm giờ thì tiền lương của ngày công hôm đó sẽ được tính gấp 1.5 lần ngày công bình thường của nhân viên.
+ Làm thêm vào ngày chủ nhật, lễ, tết thì lương được tính gấp đôi.
Phụ cấp trách nhiệm:dựa theo chức danh công việc được giao, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc. Hệ số càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong khách sạn đang cố gắng phấn đấu để có hệ số ngày càng cao.
+ Hệ số phụ cấp 0.2 áp dụng cho thủ quỹ tại khách sạn, trưởng các bộ phận như buồng, nhà hàng, lế tân.
+ Hệ số 0.1 áp dụng cho các ca trưởng, tổ trưởng ở các bộ phận buồng, nhà hàng.
Hệ số thi đua : vào cuối tháng đơn vị họp và bình xét thi đua cho từng cá nhân ( dựa vào tiêu chuẩn đã đề ra) có các xếp loại A,B,C để tính lương cho nhân viên.
+ Loại A: tổng lương * 1 + Loại B: tổng lương * 0.9 + Loại C: tổng lương * 0.8 Tiêu chuẩn xếp loại:
+ Loại A: Không vi phạm nội quy của khách sạn,giữ kỷ luật Có thái độ lao động tích cực trong công việc
Luôn làm cho khách hàng hài lòng, có những ý kiến đóng góp trong việc xây dựng tổ chức kỷ luật.
Lương = ( Hệ số lương * lương tối thiểu) + phụ cấp chức vụ = (2.7* 940000) + 0.3 * 940.000 = 2.820.000 đ
Nhìn chung mức lương của nhân viên trong khách sạn không được gọi là cao nhưng cũng không phải là thấp. Tiền lương bình quân của nhân viên là 2.5 triệu đồng. Khi điều tra 70 trên tổng số 149 nhân viên của khách sạn thì có tới 25 nhân viên chiếm 35.7 % cho rằng đây là yếu tố rất ảnh hưởng, số còn lại đều cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ.
Bảng 2.6. Bảng tổng kết phiếu điều tra về mức độ ảnh hƣởng của tiền lƣơng
Mức độ Số lượng Tỉ lệ
Rất ảnh hưởng 45 64.28 %
Ảnh hưởng 25 35.72 %
Biểu đồ 2.1. Mức độ ảnh hƣởng của tiền lƣơng đến động lực làm việc của nhân viên
Qua biểu đồ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy, không một nhân viên nào đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của tiền lương đến động lực làm việc của họ, 100% nhân viên được điều tra đều cho rằng tiền lương là yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lí, động lực trong quá trình làm việc của họ, trong đó 35.7 % nhân viên đánh giá đây là yếu tố rất ảnh hưởng.
Tất cả nhân viên cho rằng chính sách tiền lương ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ với lí do tiền lương – ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản, đảm
bảo cho cuộc sống của nhân viên nó còn thể hiện giá trị công việc và giá trị con người. Chính sách tiền lương hợp lí và hấp dẫn sẽ khiến nhân viên làm việc nhiệt tình hơn, gắn bó với công việc và khách sạn hơn từ đó mang lại hiệu suất làm việc tối đa cho nhân viên, lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Cũng lấy ý kiến của 70 nhân viên được hỏi họ có hài lòng với mức lương mà khách sạn trả cho mình không thì kết quả nhận được như sau:
Bảng 2.7. Bảng tổng kết phiếu điều tra về mức độ hài lòng của nhân viên về tiền lƣơng
Mức độ Số lượng Tỉ lệ
Rất hài lòng 12 17.2 %
Hài lòng 45 64.3 %
Bình thường 13 18.5 %
Kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách tiền lương của khách sạn: 81.5 % nhân viên hài lòng về chính sách tiền lương của khách sạn và 18.7 % nhân viên đánh giá bình thường trong đó 17.2 % nhân viên rất hài lòng với mức lương mà họ được trả. Các nhân viên hài lòng cho rằng chính sách tiền lương của khách sạn là rõ ràng, hợp lí đáp ứng nhu cầu của họ. Việc trả lương cho nhân viên phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu kết quả đạt được tốt thì lương của nhân viên nhất định sẽ được cải thiện, có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên. Thông qua việc nhân viên hài lòng với mức lương hiện tại của mình cho thấy khách sạn đã thỏa mãn được nhu cầu về tiền lương của nhân viên. Song còn có những nhân viên cảm thấy chưa hài lòng với chính sách tiền lương bởi vì thời gian nâng hệ số lương của khách sạn là khá dài – 5 năm, vì vậy cần có những
sạn quy định như khen thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua, khen gương người tốt, việc tốt.
Các chính sách khen thưởng của khách sạn đó là:
- Khen thưởng theo năng suất hàng tháng hay còn gọi là tiền lao động tích cực từ được tính cho nhân viên đi làm đầy đủ trong tháng và làm tăng cường những lúc đông khách 500.000 đ – 1.000.000 đ/ tháng
- Khen thưởng theo tháng/ quý/ năm có thể bằng tiền luơng hoặc giấy khen cho các danh hiệu lao động giỏi, chiến sĩ thi đua: lao động giỏi được 300.000 đ, chiến sĩ thi đua từ 300.000 đ – 500.000 đ.
- Xếp loại A,B,C để từ đó làm căn cứ khen thưởng. Quỹ khen thưởng tính bằng 10 % lợi nhuận. Loại A được 60 % quỹ khen thưởng, loại B được 40 %, loại C không được khen thưởng.
Với các hình thức khen thưởng như trên, khách sạn đã phần nào thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn, nhiệt tình hơn trong công việc, lao động hăng say để đạt kết quả tốt, khuyến khích nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của khách sạn. Bên cạnh đó tháng lương thứ 13 được thưởng định kì cho tất cả nhân viên vào dịp cuối năm. Ngoài ra còn có những phần thưởng dành cho các trường hợp đặc biệt như nhân viên đạt thành tích cao trong việc xây dựng chiến lược phát triển, hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo…
Do tính chất ngành nghề, lĩnh vực hoạt động theo mùa vụ nên vào mùa du lịch hay mùa cưới thì nhân viên phải làm việc rất tích cực, phải thường xuyên tăng ca, chập ca để đảm bảo đủ số lượng nhân viên phục vụ khách một cách chu đáo và chất lượng. Vì vậy vào những tháng trái mùa, khách sạn thường tổ chức cho nhân viên đi tham quan du lịch ở những địa danh nổi tiếng như Sầm Sơn, Cát Bà, hay chùa chiền sau dịp lễ tết,… Các hoạt động này đã tạo điều kiện cho nhân viên có dịp thư giãn, giao lưu, trò chuyện, đó làm tăng tình đoàn kết giữa các nhân viên, là dịp đáp ứng nhu cầu xã hội của nhân viên, cũng là dịp để nhân viên học hoi kinh nghiệm làm việc tại các điểm du lịch.
Trong tổng số 70 nhân viên được điều tra thì tất cả nhân viên cho rằng đây là yếu tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ,35 người tức 50 % trong số đó cho rằng chính sách khen thưởng là yếu tố rất ảnh hưởng. Các nhân viên trong khách sạn đều cho rằng được thưởng họ cảm thấy mình được bù đắp xứng đáng và những cố gắng họ bỏ ra là không vô nghĩa. Và khi được đền đáp đúng mức họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất làm việc sẽ cao hơn. Điều này cho thấy chính sách khen thưởng cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Các hình thức khen thưởng thường áp dụng đó là: thưởng tiền, tham quan du lịch, biểu dương. Cùng mẫu điều tra với chính sách khen thưởng thì số lượng nhân viên thích các hình thức khen thưởng như sau:
Bảng 2.8. Bảng tổng kết phiếu điều tra về hình thức khen thƣởng
Hình thức Số lượng Tỉ lệ
Thưởng tiền 24 34.3 %
Tham quan du lịch 28 40 %
Biểu dương 18 25.7 %
Biểu đồ 2.2.Các hình thức khen thƣởng quan trọng Hình thức khen thƣởng đƣợc nhân viên ƣa
thích
34% 26%
tỉ lệ đến 74 %, số còn lại muốn khách sạn khen thưởng bằng cách biểu dương trước tập thể, riêng hình thức thưởng cổ tức không được nhân viên đánh giá là quan trọng. Vẫn có tỉ lệ không nhỏ muốn áp dụng hình thức tham quan du lịch, tuyên dương, biểu dương chứng tỏ một điều quan trọng vật chất không phải là phương tiện duy nhất để động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Những phần thưởng mang giá trị tinh thần góp phần không nhỏ đến sức làm việc của nhân viên. Từ đó mà các nhà lãnh đạo có biện pháp tạo động lực cho nhân viên. Cũng điều tra số nhân viên đó thì 50 % trong tổng số đó cho rằng đây là yếu tố rất ảnh hưởng, số còn lại cho là có ảnh hưởng.
Bảng 2.9. Bảng tổng kết phiếu điều tra về mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách khen thƣởng
Mức độ hài lòng Số lượng Tỉ lệ
Rất hài lòng 42 60 %
Hài lòng 11 15.7 %
Bình thường 17 24.3 %
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách khen thƣởng
Với hơn một nửa nhân viên hài lòng, 25 % nhân viên rất hài lòng về chính sách khen thưởng với lí do là khách sạn luôn quan tâm đến việc đáp ứng những
phần thưởng mang đến giá trị tinh thần cho họ như thưởng tham quan du lịch, biểu dương trước tập thể. Điều này chứng tỏ nhân viên rất quan tâm đến giá trị tinh thần mà công ty đang áp dụng với nhân viên. Tóm lại, chính sách khen thưởng cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của nhân viên.
2.2.1.3. Chính sách phúc lợi
Tất cả các nhân viên làm việc trong khách sạn Hữu Nghị đều được tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, tham gia công đoàn và được hưởng chế độ trợ cấp cho người lao động theo luật định.
Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Hàng tháng khách sạn trích nộp cho cơ quan BHXH thành phố Hải Phòng, mức nộp BHXH như sau:
Mức trích BHXH = hế số lương* mức lương *6%
Các chế độ trợ cấp cho nhân viên làm việc tại công ty bao gồm: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Chế độ trợ cấp ốm đau
- Đã đóng BHXH dưới 15 năm: hưởng 30 ngày lương/ năm.
- Đã đóng 15 năm <BHXH < 30 năm: hưởng 40 ngày lương/năm. - Đã đóng BHXH trên 30 năm: hưởng 50 ngày lương/năm.
Chế độ trợ cấp thai sản
- Trong thời gian có thai được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.
- Trong trường hợp sảy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.
- 20 ngày/năm đối với con dưới 3 tuổi. - 15ngày/năm đối với con từ 3 – 7 tuổi.
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH của người lao động.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:
- Bị tai nạn trong giờ làm việc, nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về nơi ở đến nơi làm.
Tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động mà được hưởng mức độ trợ cấp. Chế độ hưu trí:
Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Nếu được đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng trợ cấp 2%. Chế độ tử tuất
- Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lao động được hưởng tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu. - Theo qui định của BHXH khi thanh toán phải đủ các chứng từ thực
tế khi trợ cấp
Bảo hiểm y tế (BHYT)
- Công ty chịu 2% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan - Còn 1% khấu trừ vào lương của CB-CNV
Khi này người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT để được khám chữa bệnh khi có nhu cầu. Người có thẻ BHYT được hưởng các chế độ theo quy