Lễ trầu cau (Tặt mèo)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 45 - 46)

Sau lễ so tuổi, cha mẹ hai bên thông báo cho con biết việc hợp tuổi và tiến hành lễ dạm vợ hay còn gọi là lễ trầu cau. Nhà trai nhờ một ngƣời nam giới trong họ có uy tín sang nhà gái bàn việc trăm năm cho đôi trẻ. Đồ lễ do hai cô gái trẻ gánh theo gồm có một đôi gà trống thiến, hai chai rƣợu ngon, bốn cân gạo nếp. Tại lễ này, nhà trai xin bản lục mệnh của cô gái đƣợc ghi chép cẩn thận trên giấy hồng điều đủ 12 cung nhƣ cung bản mệnh, cung phụ mẫu, cung tử tức…Khi bản lục mệnh của cô gái đã trao chính thức cho nhà trai thì coi nhƣ hai bên đã công nhận sự đính hôn của đôi trẻ. Nếu sau này, vì một lý do nào đó, hai bên không cƣới gả con cho nhau đƣợc thì nhà trai phải trả lại tấm giấy lục mệnh cho nhà gái, kèm theo gánh lễ vật để nhà gái mời khách đến dự lễ huỷ bỏ lễ dạm hỏi trƣớc đây và sau đó cô gái mới đƣợc quyền nhận lời lấy ngƣời khác.

rằm tháng 7 nhà trai phải mang lễ gồm bánh trƣng, bánh dầy, gà thiến, rƣợu, gạo nếp, sang “ Sêu tết nhà gái”. Từ năm thứ 2 trở đi, lễ vật giảm xuống chỉ còn 1/2. Sau lễ ăn hỏi, cô gái sẽ đƣợc gia đình giành cho thời gian để dệt vải thổ cẩm, may quần áo, làm vỏ chăn, làm gối, làm màn, làm chăn bông…đủ dùng cho đôi vợ chồng trẻ sau đám cƣới và biếu gia đình nhà chồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)