Quan hệ dòng họ, gia đình và gia tộc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 30 - 32)

Ngƣời Tày có quan hệ dòng họ rất chặt chẽ, trƣởng họ có vai trò khá lớn trong mọi vấn đề của dòng họ nhƣ cƣới xin, ma chay, làm nhà mới, giải quyết bất hòa trong mọi mối quan hệ.

Gia đình của ngƣời Tày là gia đình phụ hệ. Trƣớc đây còn tồn tại những gia đình lớn nhiều thế hệ (thƣờng là nhà con trai trƣởng). Ngày nay, ngƣời Tày ở xã Tân Trào có rất ít gia đình lớn ba hoặc bốn thế hệ cùng chung sống mà chỉ tồn tại các gia đình nhỏ với hai thế hệ (bố mẹ và con cái). Con cái sinh ra lấy họ bố, trong cả những trƣờng hợp con trai đi làm rể đời (có những nhà chỉ sinh con gái, mà không có con trai thì một ngƣời con rể sẽ ở lại nhà vợ và thờ cúng hƣơng hỏa cho nhà vợ), con sinh ra vẫn lấy họ bố. Đây là một trong những đặc trƣng phản ánh rõ nét tính phụ quyền của ngƣời Tày. Trong gia đình, vai trò của ngƣời chồng, ngƣời bố luôn là trụ cột, quyết định mọi việc lớn nhỏ sau ngƣời bố, ngƣời con trai trƣởng có vai trò to lớn trong gia đình. Vì vậy, ngƣời Tày rất mong muốn sinh đƣợc nhiều con trai, nhiều khi đây còn là niềm tự hào của ngƣời bố vì có nhiều ngƣời thừa kế, nhiều chỗ nƣơng tựa lúc về già. Trong gia đình, ngƣời vợ có quyền tham gia ý kiến về các công việc, là lao động chính trong gia đình, là ngƣời trực tiếp nuôi dạy con cái, nhƣng quyền quyết định bao giờ cũng thuộc về ngƣời chồng.

Quan hệ hôn nhân của ngƣời Tày là hôn nhân đối ngẫu, tiến bộ một vợ một chồng theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ. Quan hệ trong gia đình tuy đã giảm bớt một số quy định khắt khe không nhƣ trƣớc đây, nhƣng thƣờng con dâu vẫn không đƣợc ngồi ngang hàng hoặc ăn cùng mâm với bố chồng, anh chồng. Bố chồng, anh chồng không vào buồng con dâu, em dâu. Khi nhà có khách, vợ

và con gái thƣờng ngồi ăn riêng ở mâm bên dƣới nhà.

Ngƣời Tày có tập quán cƣ trú thành bản, mỗi bản có 30 đến 40 gia đình, bản đông có 70 đến 80 gia đình. Các bản thƣờng đƣợc lập trong thung lũng, nơi sƣờn núi, ven các con sông, con suối thuận tiện cho việc dẫn nƣớc về sinh hoạt và sản xuất.

Tổ chức làng bản ngƣời Tày cũng giống nhƣ các tộc ngƣời khác ở Tuyên Quang đều mang những nét chủ yếu sau: Mỗi bản có phạm vi cƣ trú và đất đai trồng trọt riêng, đƣờng phân giới thƣờng là đƣờng mòn, khe núi, khe suối, đèo cao…đƣợc công nhận theo quy ƣớc của dân bản. Dân cƣ trong mỗi bản bao gồm nhiều họ, trong đó có một đến hai dòng họ đông ngƣời hơn và thƣờng những ngƣời đến cƣ trú đầu tiên. Mỗi bản đều có nghi lễ chung liên quan đến nghề nông, chăn nuôi, săn bắn, lễ cúng thổ thần, lễ xuống đồng, khi hạn hán kéo dài, khi có dịch bệnh…nhằm cầu mong cho ngƣời, cây trồng, vật nuôi phát triển, làng bản ấm no, hạnh phúc.

Trƣớc đây ngƣời Tày ở Tân Trào thƣờng vận hành theo phƣơng thức tự quản, ngƣời đứng đầu bản gọi là Khán. Ngoài ra còn có Kì Mục giúp việc cho Khán. Nếu trong bản chỉ có một dòng họ nắm giữ thì ngƣời đứng đầu bản do

nam giới có uy tín nhất trong họ nắm giữ. Nếu trong bản có nhiều họ thì ngƣời có nhiều tiềm năng kinh tế sẽ phải dùng bạc trắng, rƣợu thịt để mua chức đây là một biểu hiện xã hội phát triển, sự phân hóa giai cấp đã bắt đầu hình thành.

Khán phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trên đất của làng chia đất cho dân

bản, quyết định cho ngƣời ngoài đến sinh sống trên đất của thôn bản; Quyết định thời điểm gieo trồng và thu hoạch mùa màng; Quản lý đất đai, hộ tịch dân đinh và tài nguyên trong bản; giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ thôn bản…Đồng thời, Khán đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi nhƣ đƣợc bắt dân đến làm ruộng trên đất nhà mình, đến phục dịch, đƣợc chia phần nhiều hơn trong những buổi đi săn tập thể, trong dịp lễ hội...Tuy nhiên do tình cảm gia đình, dòng họ, thôn xóm khá bền chặt nên tính chất bóc lột của Khán tƣơng đối hạn chế.

tính chất cha truyền con nối. Thổ Ty chỉ giữ lại hai mảnh ruộng tốt để bắt dân cày cấy, còn lại chia đều cho dân làng để có nghĩa vụ phục dịch lại. Những đám ruộng tốt, to của dân làng, thổ ty đều tìm cách chiếm đoạt, sau đó cho dân bản sản xuất theo kiểu nộp tô. Vào đầu vụ cấy, vụ gặt, sau khi thổ ty mổ lợn cúng thổ thần, cả làng phải đến cấy, gặt trên thửa ruộng của thổ ty trƣớc rồi mới đƣợc làm trên ruộng nhà mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)