Nghi lễ trong sinh đẻ nuôi dạy con cái

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 39 - 40)

* Nghi lễ trong sinh đẻ.

Trƣớc đây, do quan niệm cần nhiều nhân lực để lao động, làm ra nhiều của cải, để có ngƣời nối dõi tông đƣờng, hƣởng gia tài cho nên đồng bào thích sinh nhiều con, đặc biệt nhiều con trai.

Trong giai đoạn mang thai ngƣời Tày đã chú ý tìm loại thuốc bổ thai, ngƣời mang thai ít nhất đƣợc uống loại thuốc này một lần. Đó là các loại thuốc uống cho con chắc, khoẻ tiếng Tày gọi là “co zít ta, co da, hà kha” hình dáng cây thuốc cao to, quả nhỏ lúc bấm tay vào thì nó tách ra nên khi uống thuốc này việc sinh nở sẽ dễ dàng. Ngƣời chồng hoặc một ai khác biết loại cây thuốc đều lấy về cho họ uống. Nếu không tìm đƣợc cây thuốc thì ngƣời chồng phải đi nhờ thầy thuốc cắt cho mấy thang về tẩm bổ cho vợ.

Khi phụ nữ mang thai, với mong muốn đứa con khoẻ mạnh, họ kiêng kị nhiều thứ. Trƣớc khi ăn cơm, ngƣời phụ nữ phải uống một chén nƣớc để sau này dễ sinh, nƣớc ối sẽ ra trƣớc khi đứa trẻ ra, không phải đẻ khan

Việc mang thai khiến ngƣời phụ nữ trở nên yêu đuối và mệt nhọc do vậy để bảo vệ bản thân và đứa con họ phải nghiêm ngặt tuân theo những lời răn dạy của những ngƣời đi trƣớc.

Biết trƣớc có đám tang đi qua đƣờng mà lỡ gặp thì họ phải đứng nép vào một góc xa bên đƣờng. Nếu đứng quá gần sợ vía của mình yếu sẽ bị vía ngƣời chết bắt đi. Ngƣời Tày thƣờng cho rằng: lúc mang thai thì vía của ngƣời đàn bà yếu hơn vía của ngƣời khác. Trƣờng hợp xấu không may về nhà bị ốm thì phải mời thầy mo “pú mo” hoặc bà then “pú then” về làm lễ giải hạn, gọi vía quay về

với cơ thể ngƣời ốm và cắt đƣờng đi của ma.

Gia đình có tang mà ngƣời chết là bố hoặc mẹ đẻ, bên nhà chồng thì cả hai vợ chồng đều phải đi đƣa tang. Nhƣng khi hạ huyệt đều phải đứng cách xa, nếu có thể thì xin về trƣớc. Việc làm này có tác dụng tránh lây nhiễm bệnh tật, đặc biệt là tránh không bị động thai.

Nếu ngƣời chết chỉ là anh em hoặc hàng xóm thì chỉ có ngƣời chồng đi nhƣng vẫn phải về trƣớc khi hạ huyệt, lấp đất bởi sợ con mình bị chết non, vợ dễ bị sảy thai. Đi đám ma về trƣớc khi lên cầu thang vào nhà cả hai vợ chồng phải lấy lá bƣởi nhúng vào nƣớc vẩy lên cơ thể ba lần với hàm ý xua đuổi tất cả những bệnh truyền nhiễm và ngăn không cho con ma theo dấu chân vào nhà hại gia đình. Hành động trên ngƣời ta gọi là “quét mát” tức là đuổi ma.

Không đƣợc đi qua những rừng cấm tránh gặp “phi luông”, “phi đung” là những loại ma rừng; không đi qua nghĩa địa kẻo gặp ma chết khi mang thai hay lúc sinh nở “phí phai” bắt mất vía. Kiêng không đƣợc đến gần chuồng gà, chuồng lợn vì đó là nơi dễ lây nhiễm bệnh tật và tự nhiên cơ thể bị mất sữa. Đi ra vƣờn hay lên nƣơng chú ý không đƣợc đến gần hoặc dẫm chân vào gốc cây đang có quả nhƣ cây ớt, cây mận kẻo bà mẹ tự nhiên bị mất sữa và những cây đó sau này không đậu quả.

Khi đi đƣờng tránh bƣớc qua dây buộc ngựa, dây buộc trâu, con dao, cái chày, nếu không làm nhƣ vậy sau này con sinh ra sẽ bị dị dạng dài nhƣ cái dây thừng, xấu xí nhƣ cái chày.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)