Kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 32 - 35)

Là tộc ngƣời bản địa, ngƣời Tày đã quần cƣ, sinh sống ở Tân Trào lâu đời. Bởi vậy, ngƣời Tày đã sớm có cuộc sống định canh định cƣ xây dựng bản làng ổn định.Với đặc điểm cƣ trú ở những vùng thấp, ven chân núi, nơi gần các nguồn nƣớc. Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào canh tác lúa nƣớc, với hệ thống mƣơng phai dẫn nƣớc trên thung lũng. Trƣớc đây, các hoạt động kinh tế của ngƣời Tày mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Chính vì vậy, mà mọi hoạt động của họ cũng đều xuất phát từ đó.

*Trồng trọt: Có hai loại canh tác chính là nƣơng rẫy và ruộng nƣớc

Canh tác nƣơng rẫy: Trƣớc đây, ngƣời Tày chủ yếu canh tác nƣơng rẫy do địa hình liền kề với núi, có nhiều mảnh đất màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng lúa nƣơng, ngô, bông, vừng , lạc…Những sản phẩm nhƣ lúa nếp nƣơng, ngô nếp của đồng bào Tày là những sản phẩm nổi tiếng thơm ngon. Hạt giống thƣờng đƣợc chọn từ vụ trƣớc. Ngƣời Tày thƣờng tra hạt bằng cách dùng gậy chọc lỗ. Từng cặp, nam giới đi trƣớc chọc lỗ, phụ nữ đi sau tra hạt.Canh tác nƣơng, rẫy phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, hạn hán, mƣa lũ, gió lốc thƣờng xuyên xảy ra. Ngày nay, đồng bào Tày ở Tân Trào hầu nhƣ không trồng lúa nƣơng nữa (vì cho năng suất thấp), họ trồng các loại cây nhƣ: ngô, sắn, cây ăn quả…phục vụ cho chăn nuôi.

Canh tác lúa nƣớc: Do ngƣời Tày ở Tân Trào đã định cƣ lâu đời nên đồng bào đã sớm biết cách trồng lúa nƣớc. Cũng nhƣ nhiều vùng khác, những thửa ruộng bậc thang của ngƣời Tày là bức tranh tô điểm cho bức tranh của vùng sơn

cƣớc, là dấu ấn khó phai trong tâm trí những ai tới đây dù chỉ là một lần. Ngƣời Tày biết dùng phân bón chủ yếu là phân trâu để bón ruộng. Hệ thống thủy lợi đã tƣơng đối phát triển bên cạnh là hệ thống mƣơng phai, coọn dẫn nƣớc về đồng phục vụ sản xuất. Trong những năm gần đây, khi chủ trƣơng xây dựng kênh mƣơng kiên cố đi vào đời sống, những chiếc coọn nƣớc truyền thống đã đƣợc thay thế.

Khi canh tác ruộng nƣớc, ngƣời Tày không tra hạt nhƣ lúa nƣơng mà họ dùng mạ để cấy. Nƣớc đƣợc lấy từ các hệ thống mƣơng, phai, nội đồng, ở những vùng ruộng bậc thang đƣợc lấy từ cọn dẫn nƣớc. Ruộng để cấy đƣợc cày, bừa khá kĩ. Trƣớc đây, đồng bào dùng cày chìa vôi, bừa răng bằng gỗ, hoặc dùng trâu dẫm đất cho nhuyễn thay cho lƣợt cày thứ nhất, một lúc phải dùng đến 4-5 con trâu, nên hiệu quả thấp. Khi làm ruộng, ngƣời Tày đã dùng phân chuồng để bón cho lúa. Ngày nay, nhờ áp dụng khoa học và cải tiến kĩ thuật, nên đồng bào đã sử dụng các loại phân đạm hóa học, thuốc trừ sâu cho lúa để chăm sóc cho lúa, nhƣ vậy nên năng suất cây trồng đƣợc tăng cao. Ngƣời Tày đã dùng lúa ngắn ngày để gieo trồng nên bây giờ đã cho hai vụ lúa trên một năm.

Trƣớc đây, khi thu hoạch lúa đồng bào thƣờng dùng Loỏng để đập lúa ngay ở đồng. Loỏng là một khúc gỗ to, khoét mảng sâu, khi đập ở hai đầu mảng, hai bên Loỏng có phên tre. Từ năm 1991, tỉnh Tuyên Quang có chủ trƣơng đóng cửa rừng tự nhiên công việc canh tác lúa nƣơng chấm dứt, ngƣời Tày chỉ chuyên canh trồng lúa nƣớc và coi đó là nguồn sống chính của gia đình. Ngoài ra, đồng bào còn trồng thêm nhiều loại cây hoa màu, tham gia trồng và bảo vệ rừng, góp phần “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”.

Lịch sản xuất và sinh hoạt: trải qua quá trình làm nƣơng rẫy lâu dài, những kinh nghiệm, thói quen dần trở thành truyền thống.

Ngƣời Tày đã đúc rút ra chu kì lao động sản xuất nông nghiệp, canh tác nƣơng rẫy nhƣ sau:

Thời gian Nội dung công việc

Tháng riêng Ăn tết Nguyên Đán. Từ rằm tháng riêng chọn đất làm nƣơng, trồng các cây ăn quả

Tháng hai Trồng ngô, khoai, gieo rau cải, rau bao, bí đỏ. Tiếp tục chọn đất và bắt đầu phát nƣơng lúa. Săn bắt, đánh cá Tháng ba Trồng bông, chàm. Làm cỏ ngô lần một.Phát nƣơng lúa Tháng tƣ Phát nƣơng lúa, vun ngô

Tháng năm Đốt dọn nƣơng lần một. Thu hoạch ngô trồng rau

Tháng sáu Làm cỏ lúa nƣơng lần 1.Thu hoạch lâm, thổ sản.Trồng đỗ, khoai

Tháng bảy Làm cỏ lúa nƣơng lần 2, thu hái lâm, thổ sản Tháng tám

Trồng rau cải, thu hoạch bông, đỗ. Thu hoạch chàm, làm cao chàm.Sửa nhà, kho thóc để chuẩn bị gặt.Chuẩn bị tiến hành các thủ tục cƣới hỏi

Tháng chín Gặt lúa sớm. Tiến hành cƣới hỏi, chuẩn bị làm chay Tháng mƣời Gặt lúa. Sửa nhà. Tiến hành cƣới hỏi

Tháng một Thu hoạch màu. Tiến hành cƣới hỏi

Tháng chạp Tiếp tục các nghi lễ lớn, lấy củi chuẩn bị tết

Khi đã chuyển sang làm ruộng nƣớc, lịch sinh hoạt, sản xuất của ngƣời Tày cũng giống nhƣ nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang:

Thời gian Nội dung công việc

Tháng 1 Ăn tết nguyên đán, chọn ngày tốt làm lễ xuống đồng,phát nƣơng trồng ngô, màu

Tháng 2 Tiếp tục trồng các loại ngô, màu

Tháng 3 Trồng ngô, chàm, vun xới ngô, màu. Cày bừa ruộng, gieo mạ Tháng 4 Tiếp tục cày bừa ruộng, làm mƣơng phai

Tháng 5,6 Nhổ mạ, cấy, thu hoạch màu Tháng 7,8 Chăm sóc lúa, thu hái lâm, thổ sản

Tháng 9,10 Thu hoạch lúa, sửa chữa nhà, tiến hành các nghi lễ cƣới hỏi Tháng 11,12

Tiến hành các nghi lễ cƣới hỏi, là. Đây là thời gian bà con nghỉ ngơi, Thăm hỏi họ hàng, chuẩn bị ăn tết Nguyên Đán và đón một mùa sản xuất mới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người tày tại thôn tân lập – xã tân trào huyện sơn dương tỉnh tuyên quang để phục vụ hoạt động du lịch (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)