Các phương pháp trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico (Trang 25)

a) Phương pháp trích lập dự phòng phí

Thông thường các hợp đồng do các công ty bảo hiểm phát hành năm rải rác trong năm. Như vậy thời hạn hiệu lực của hợp đồng sẽ vượt quá 31/12 là thời điểm kết thúc năm tài chính. Trong trường hợp này một phần trong tổng số

phí bảo hiểm thu được năm nay là thuộc về năm sau, do đó trách nhiệm của công ty bảo hiểm vẫn còn kéo dài cho đến hết hạn hợp đồng. Như vậy nhà bảo hiểm phải có khoản dự phòng phí cho các trách nhiệm chưa hoàn thành trong năm tài chính. Tuy nhiên có một số hợp đồng công ty bảo hiểm được phát hành với hiệu lực từ 01/01

đến 31/12 của năm tài chinh, trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với loại hợp đồng này chấm dứt trong năm đó, do đó không cần phải lập dự phòng.

Nếu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm kết thúc vượt quá thời điểm 31/12 thì có 2 phương pháp trích lập dự phòng phí theo thông lệ quốc tế:

- Phương pháp 36%: Phương pháp này có một giảđịnh là bất kỳ

hợp đồng phát hành với một nửa thời hạn hiệu lực là của năm tài chính này, còn một nửa thời hạn hiệu lực là chuyển sang năm tài chính sau.

- Phương pháp 1/24: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thu phí bảo hiểm không phân bố đều trong năm. Một giả định của phương pháp này là tất cả các hợp đồng phát hành trong một tháng được phân bố đều đặn cho tháng đó giống như công ty chỉ phát hành có một hợp đồng với trị giá bằng tổng số phí bảo hiểm trong tháng và ngày phát hành hợp đồng là ngày 15 của tháng đó.

* Qui định về phương pháp trích lập dự phòng phí cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)