Sự ảnh hưởng của Quỹ dự phòng nghiệp vụ tới khản ăng thanh toán của công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico (Trang 29 - 30)

- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thườ ng cho

1.3.2.4 Sự ảnh hưởng của Quỹ dự phòng nghiệp vụ tới khản ăng thanh toán của công ty bảo hiểm phi nhân thọ

thanh toán của công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Như đã trình bày ở trên thì vốn và lợi nhuận để lại cũng như Biên khả

năng thanh toán bằng phần chênh lệch giữa tài sản và các khoản nợ của công ty bảo hiểm. Dự phòng nghiệp vụ cấu thành phần lớn công nợ của công ty bảo hiểm.

Cho nên nếu trích Dự phòng nghiệp vụ cao thì sẽ làm cho vốn và lợi nhuận để lại thấp, Biên khả năng thanh toán thấp. Điều này rất nguy hiểm bởi theo Luật định thì khi công ty bảo hiểm có Biên khả năng thanh toán thấp hơn Biên khả

năng thanh toán tối thiểu thì khi đó công ty bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Lúc đó công ty bảo hiểm sẽ bị buộc phải tự khôi phục khả năng thanh toán, nếu không công ty sẽ bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt của cơ quan quản lý của Nhà nước.

Mặt khác nếu Dự phòng nghiệp vụ thấp thì công ty bảo hiểm sẽ không thể đáp ứng các trách nhiệm bồi thường phát sinh trong tương lai, điều này đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm bị suy giảm, dẫn đến uy tín của công ty bảo hiểm bị sụt giảm nghiêm trọng.

Điều này cho thấy việc trích lập dự phòng nghiệp vụ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán tại công ty bảo hiểm. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải đúng, đầy đủ, hợp lý, chính xác với mức trách nhiệm để vừa đảm bảo khả

năng thanh toán cho các trách nhiệm trong tương lai đồng thời vẫn đảm bảo một mức sinh lợi trên phần vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico (Trang 29 - 30)