Tri ển khai đầy đủ việc trích lập các quỹ DPN

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico (Trang 95 - 97)

. KẾT LUẬN CHƯƠNG

T ần số ỷ trọng Giá trị %% ích lũy

3.2.2.2 Tri ển khai đầy đủ việc trích lập các quỹ DPN

Trích lập dự phòng nghiệp vụ có nhiều phương pháp trích lập. Trích lập dự phòng nghiệp vụ phải ở mức hợp lý, cao quá cũng không tốt, thấp quá thì lại

càng nguy hiểm. Việc trích lập quá cao hay quá thấp đều có tác động xấu đến KNTT của PJICO. Việc trích lập Dự phòng nghiệp vụ cao thì sẽ làm cho vốn và lợi nhuận để lại thấp, Biên khả năng thanh toán thấp. Điều này rất nguy hiểm bởi theo Luật định thì khi công ty bảo hiểm có Biên khả năng thanh toán thấp hơn Biên khả

năng thanh toán tối thiểu thì khi đó công ty bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Lúc đó công ty bảo hiểm sẽ bị buộc phải tự khôi phục khả năng thanh toán, nếu không công ty sẽ bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt của cơ quan quản lý của Nhà nước.

Mặt khác nếu Dự phòng nghiệp vụ thấp thì công ty bảo hiểm sẽ không thểđáp

ứng các trách nhiệm bồi thường phát sinh trong tương lai, điều này đồng nghĩa với việc khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm bị suy giảm, dẫn đến uy tín của công ty bảo hiểm bị sụt giảm nghiêm trọng.

PJICO cần lựa chọn phương pháp trích lập phù hợp với quy mô và các thức hoạt

động kinh doanh của mình.

Do dự phòng phí chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ dự phòng nghiệp vụ nên ở đây chúng ta chỉ đề cập đến phương pháp trích lập của dự phòng phí. Hiện tại PJICO áp dụng phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm. Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc phải thực hiện ít, nên được hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọở Việt Nam sử dụng.

Hạn chế của phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm chưa loại trừ được phần phí của những hợp đồng mà vào thời điểm kết thúc năm tài chính đã hết hiệu lực. Đó là những hợp đồng có thời hạn nửa năm được ký kết vào nửa

đầu của năm (01/01- 30/06); những hợp đồng có thời hạn ba tháng được ký kết vào quý 1, 2, 3; những hợp đồng có thời hạn tính theo tháng được ký kết vào các tháng trước tháng cuối của năm tài chính...

Bên cạnh đó phương pháp này chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích lập hợp lý dự phòng khi phí bảo hiểm thu được trong năm chính đều đặn theo thời gian. Ta cũng biết rằng, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đều là các hợp

với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào đầu năm thì mức dự phòng trích lập sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng trích lập cao hơn mức cần thiết. Ngược lại, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào cuối năm thì mức dự phòng trích lập cũng sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là mức dự phòng trích lập thấp hơn mức cần thiết.

Tóm lại, nếu áp dụng phương pháp này thì có thể dẫn đến mức dự phòng được trích lập không hợp lý. Cho nên PJICO cần áp dụng phương pháp trích lập theo hệ số

của thời hạn hợp đồng bảo hiểm như phương pháp 1/8, phương pháp 1/24, phương pháp 1/365 (Xem phụ lục).Ưu điểm của các phương pháp này là tính toán khá chính xác mức trích lập đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn tính theo theo 1 tháng, 3 tháng, hay theo năm…Đặc biệt là phương pháp tính theo từng ngày 1/365. Hạn chế

của phương pháp này là cách tính toán khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ trích lập dự phòng phải am hiểu rõ về cách tính. Tuy nhiên trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc tính toán này sẽđược đơn giản hơn bằng các phần mềm tính toán chuyên dùng.

Một phần của tài liệu Đề tài nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex – pjico (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)