Lựa chọn địa điểm xây dựng:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút clo và các giải pháp bảo vệ môi trường, áp dụng tại nhà máy hóa chất biên hòa từ năm 2011 1015 (Trang 60)

Dự án đổi mới công nghệ điện phân của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa được thực hiện trong phạm vi tường rào nhà máy trên cơ sở tận dụng trang thiết bị dây chuyền sẵn có và hệ thống hạ tầng cơ sở đã được cải tạo, chỉnh trang trong các năm trước đây.

Do trước đây nhà máy đã dự tính về khả năng phát triển mở rộng nâng công suất xút lên 30.000 tấn/năm, vì vậy đã quy hoạch phần diện tích đất cho mở rộng, nên mặt bằng hiện tại của nhà máy là đủ để bố trí các thiết bị bổ sung cũng như đảm bảo thuận tiện cho việc triển khai thi công xây dựng mà không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sản xuất.

Mô tả địa điểm lựa chọn:

• Vị trí địa lý:

+ Nhà máy Hóa chất Biên Hòa nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa 1, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km.

+ Tổng diện tích mặt bằng nhà máy: 56.780 m² + Diện tích đất sử dụng cho dự án: 100,7 m² • Điều kiện tự nhiên:

+ Nhiệt độ trung bình khu vực 26-27oC, tháng cao nhất 38,4oC, thấp nhất 16,1oC

+ Lượng mưa trung bình năm 1.600-1.800mm nước (mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11).

+ Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là từ 80–90%, mùa khô là 70 – 80%. + Hướng gió: Đổi hướng theo mùa: Hướng Đông–Nam: mùa khô; Hướng

Tây–Tây hoặc Tây Bắc–Tây: mùa mưa.

+ Tốc độ gió trung bình tháng 1,7–5m/giây, Khu vực dự án không bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nhưng đôi khi vẫn có gió xoáy.

• Thuỷ văn: Chế độ thuỷ văn sông Đồng Nai (nằm phía sau, liền kề nhà máy) chịu ảnh hưởng từ chế độ điều tiết của hồ Trị An và chế độ bán nhật triều của Biển Đông. Sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều dưới tác động của phần Tây nam biển Đông, tức là hàng ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống. Vào mùa cạn, triều biển Đông ảnh hưởng đến chân thác Trị An trên sông Đồng Nai. Biên độ triều trong thời kỳ triều cường đạt khoảng 3–4 m, trong thời kỳ triều kém cũng đạt 1,5–2 m. Đỉnh triều cao nhất thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 8.

• Điều kiện xã hội: Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Biên hòa 1 sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi trong tổ chức sản xuất và phát triển sau này. Các cơ sở hạ tầng của khu vực như giao thông thủy–bộ, thông tin liên lạc đều có sẵn.

4.10 QUY MÔ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Dựa vào việc phân tích sự cần thiết đầu tư và các yếu tố đầu vào (Chương 1), đồng thời căn cứ trên năng lực thực tế của các dây chuyền sản xuất ở nhà máy, dự án đã đưa ra công suất thiết kế các dây chuyền sau đầu tư như sau:

- Sản phẩm xút: 35.000 tấn/năm xút 100%NaOH ( 30.000 tấn đổi mới công nghệ và 5.000 tấn dự phòng ).

- Sản phẩm axit HCl: 75.000 tấn/năm axit 32%HCl.

Các sản phẩm khác như Clo lỏng, Silicate và các sản phẩm gốc clo: Công suất thiết kế hiện tại đáp ứng năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường, do vậy không cần đầu tư tăng công suất trong dự án này

4.11 PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Đặc điểm của dự án là xây dựng trong khu vực đã được quy hoạch mở rộng của nhà máy, do vậy các vị trí sử dụng trong dự án là sẵn sàng cho thi công.

4.12 PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG

Dựa vào công suất, phương án kỹ thuật công nghệ và bố trí lắp đặt thiết bị, nghiên cứu đã xác định được quy mô các hạng mục công trình như sau:

− Giàn đỡ tháp axit: Là hệ khung thép hình, thép tấm liên kết nhau đỡ lấy tháp axit. Có diện tích 89,6m2.

− Nhà thứ cấp: Là 1 hệ thép hình mới liên kết với hệ cũ. Có diện tích 196 m². − Móng các thiết bị: Có kết cấu là móng bê tông cốt thép trên nền cừ tràm, mật

độ 25 cây/m2.

4.13 PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 4.13.1 Tổ chức của Nhà máy: 4.13.1 Tổ chức của Nhà máy:

Sau khi hoàn thành dự án, tổ chức của nhà máy không thay đổi, số lượng lao động không thay đổi so với hiện nay. Các hạng mục đầu tư chủ yếu là thay thế, bổ sung và nâng cao năng suất dựa trên sự tăng năng lực của máy móc thiết bị, không dựa vào tăng số lượng lao động.

4.13.2 Nhân lực:

Tổng số cán bộ công nhân viên hiện tại: 313 người. Trong đó: - Lao động trực tiếp: 245

- Lao động gián tiếp: 68 Bảng phân bổ, trình độ năng lực lao động:

Trình độ Stt Tên đơn vị Số người ĐH CĐ/TC NV CN 5-7 CN 1-4 LĐPT 1 Phòng Kế toán-Tài vụ 07 5 1 1 2 Phòng TCHC 21 3 2 5 4 7 0 - Văn phòng 6 3 2 1 - Tổ Xe HC 7 7 - Tổ bảo vệ 4 4 - Tổ cấp dưỡng 4 4

Trình độ Stt Tên đơn vị Số người ĐH CĐ/TC NV CN 5-7 CN 1-4 LĐPT 3 Phòng Kinh doanh 18 6 2 0 7 3 0 - Văn phòng 8 6 2 - Tổ giao nhận 10 7 3 4 Phòng KH-CƯ 17 3 1 0 4 9 0 - Văn phòng 3 2 1 - Tổ Xe cơ giới 10 1 9 - Tổ kho 4 1 1 2 5 Phòng Kỹ thuật 11 11 0 0 0 0 0 6 Phòng TCSX 10 5 0 0 5 0 0 7 Phòng Quản lý chất lượng 24 3 7 8 6 8 Phòng An Toàn 15 3 3 0 8 1 0 - Văn phòng 3 3 - Tổ CSSKMT 12 3 8 1

9 Phân xưởng Cơ khí 32 2 13 0 11 6 0

- Tổ kim loại 22 2 9 10 1

- Tổ phi kim loại 10 4 1 5

10 Phân xưởng Điện –

Đo lường 15 2 8 0 5 0 0

Trình độ

Stt Tên đơn vị Số

người ĐH CĐ/TC NV CN 5-7 CN 1-4 LĐPT

11 Phân xưởng Silicat 34 3 6 0 23 2 0

- Tổ VH silicat và hơi

nước 34 3 6 23 2

12 Phân xưởng Xút 33 1 3 0 29 0 0

- Tổ TC-ĐG 21 1 3 17

- Tổ sơ cấp 12 12

13 Phân xưởng Clo 37 1 12 0 21 3 0

- Tổ hóa lỏng 14 1 2 10 1

- Tổ axit HCl 14 8 6

- Tổ hóa chất xử lý

nước 9 2 5 2

14 Phân xưởng Muối 39 1 4 0 14 20 0

- Tổ muối NaCl 30 1 4 9 16

- Tổ muối sunfat 9 5 4

TỔNG CỘNG 313 49 62 6 139 57 0

(Nguồn: - Phòng Tổ chức-Hành chánh- Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa -[3] )

4.14 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ KIẾN:

Nghiên cứu này xem như là nghiên cứu cơ hội đầu tư để thực hiện dự án đổi mới công nghệ điện phân sản xuất Xút-Clo tại Nhà Máy Hóa Chất Biên Hòa.

Do vậy, các phân tích trên, dự kiến sau đây xem như thuộc báo cáo tiền khả thi của dự án đổi mới công nghệ điện phân.

Đặc điểm của dự án là phần thiết bị công nghệ chính phải nhập khẩu, do đó để có cơ sở cho việc lập thiết kế bản vẽ thi công cần phải thực hiện gói thầu Thiết bị công nghệ chính ngay sau khi phê duyệt dự án, vì vậy Kế hoạch đấu thầu của dự án cần được duyệt cùng với dự án.

Dự kiến kế hoạch thực hiện dự án là 20 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt, cụ thể như sau:

• Chuẩn bị đầu tư, khảo sát hiện trạng: 12/2010 – 2/2011 • Chuẩn bị thực hiện đầu tư, phê duyệt dự án:2/2011 – 4/2011

Thực hiện đầu tư: 4/2011 – 4/2012 + Gói thầu Thiết bị công nghệ chính:

+ Thiết kế BVTC và TDT: + Mua sắm thiết bị trong nước:

+ Xây lắp: 08/2011 – 5/2012

+ Hoàn thiện: 6/2012 • Kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng: 6/2012

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 T T NỘI DUNG CÔNG VIỆC T9 T10T11T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10T11T12 T1 T2 T3 T4 1 Lập Dự án đầu tư, thiết kế cơ sở 2 Trình duyệt dự án đầu tư/thẩm định phương án tài chính

3 Lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu công

nghệ thiết bị chính

4 Đấu thầu mua sắm công nghệ thiết bị

chính 5 Thực hiện hợp đồng công nghệ + thiết

T NỘI DUNG CÔNG VIỆC T9 T10T11T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10T11T12 T1 T2 T3 T4

6 Thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự

toán 7 Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu: thiết bị phụ trợ + xây lắp 8 Đấu thầu mua sắm các thiết bị phụ trợ, xây lắp 9 Thực hiện hợp đồng mua sắm thiết bị phụ trợ 10 Thực hiện hợp đồng xây lắp 11 Chạy thử/ đưa vào sử dụng

4.16. KIẾN NGHỊ HÌNH THỨC QUẢN LÝ

Đây là dự án nghiên cứu đổi mới công nghệ, không cần thành lập ban quản lý dự án riêng. Đề nghị hình thức chủ đầu tư được trực tiếp quản lý thực hiện dự án nghiên cứu, đổi mới công nghệ.

4.16.1 Xác định chủ đầu tư Chủ đầu tư: Chủ đầu tư:

• Tên chủ đầu tư:

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT CƠ BẢN MIỀN NAM

Thuộc Tập Đoàn Hóa chất Việt Nam (VinaChem) • Địa chỉ giao dịch: Lầu 5, Số 22 Lý Tự Trọng, Quận I, Tp. HCM

Điện thoại: (08) 3829 6620 – 3822 5373; Fax: (08) 3824 3166

• Người đại diện: Ông: Lê Văn Hùng - Chức vụ: Tổng Giám đốc Công ty

4.16.2 Phân loại dự án đầu tư:

• Căn cứ loại sản phẩm và tổng mức đầu tư, dự án thuộc nhóm B đầu tư xây dựng công trình công nghiệp hóa chất (Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).

• Thẩm quyền quyết định đầu tư và thẩm định phương án tài chính, trả nợ sẽ thực hiện theo điều 10 và 11 của hai Nghị định nói trên.

4.16.3 Mối quan hệ và trách nhiệm các cơ quan liên quan

• Công ty TNHH Một Thành Viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam: Chủ đầu tư • Chủ tịch Công ty TNHH Một Thành Viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam: Chức

năng thẩm quyền quyết định đầu tư dự án và chịu trách nhiệm quản lý đầu tư. • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh Tp.HCM: Chức năng thẩm định

PHẦN KẾT LUẬN

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN, KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH Tổng mức đầu tư dự kiến: Tổng mức đầu tư dự kiến:

Tổng mức đầu tư của dự kiến thể hiện qua bảng sau:

TT Khoản mục Giá trị trước thuế (đồng)

Thuế GTGT (đồng)

Giá trị sau thuế (đồng) I Chi phí xây dựng 2.624.000.000 262.400.000 2.886.000.000 II Chi phí thiết bị 92.459.000.000 9.245.900.000 101.705.000.0000 III Chi phí đền bù GPMB, TĐC 0 0 0 IV Chi phí quản lý dự án 1.520.000.000 0 1.520.000.000 V Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.996.000.000 199.600.000 2.196.000.000 VI Chi phí khác (Trong đó Vốn lưu động bổ sung ban đầu: 21,144 tỷ) 20.905.000.000 2.090.500.000 22.995.000.000 VII Chi phí dự phòng 10% 9.904.000.000 990.400.000 10.894.000.000 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (IVII) 129.408.000.000 12.788.800.000 142.196.000.000 Nguồn:

1. Phòng Kỹ Thuật –Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa- Quyết toán các công trình: Đầu tư cải tạo hoàn thiện và mở rộng nâng công suất 30.000 tấn/năm tại nhà máy Hóa chất Biên Hòa- 2009)- [1]

2. Phòng Kỹ Thuật –Nhà máy Hóa Chất Biên Hòa - [9]

Nguồn vốn

• Nguồn vốn đầu tư tài sản cố định, sau thuế là: 121,052 tỷ đồng, trong đó: + Vốn phát triển sản xuất của công ty là: 17,455 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ

+ Vốn vay dài hạn ngân hàng thương mại lãi suất tạm tính 10,98%/năm:

103,597 tỷ đồng, chiếm 85,59%.

• Nguồn vốn lưu động bổ sung sau đầu tư: Vay ngắn hạn ngân hàng thương mại với lãi suất tạm tính 8,64%/năm: 21,144 tỷ đồng.

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

¾ Cơ sở và phương pháp tính toán kinh tế:

− Năng lực sản xuất:

Phần kinh tế được tính trên cơ sở công suất thiết kế dây chuyền là 30.000 tấn/năm NaOH 100%. Sản lượng tính toán theo năm sản xuất ổn định như sau:

− Xút lỏng 32% NaOH: 93.750 T − Xút lỏng 50% NaOH: 8.000 T − Clo lỏng: 8.480 T − Axit Clohydric 32 % HCl: 49.000 T − Javel: 15.000 T − Clorua sắt III: 1.470 T − PAC 18% Al2O3: 4.000 T − Silicat Natri (Silicat 1): 32.350 T − Silicát Natri (Silicat 2): 13.500 T − Cơ sở tính toán:

− Đời dự án: Đời dự án là 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động − Thời gian xây dựng: 1 năm

− Tỷ giá hối đoái theo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngày 15/10/2010:

1 EUR = 28.750 VNĐ 1 USD = 19.500 VNĐ

(Nguồn: - Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, tỷ giá ngoại tệ ngày 15/10/2010)

− Phương pháp tính doanh thu: • Phương pháp tính doanh thu:

Giá bán sản phẩm: Được xây dựng cho cả đời dự án dựa trên giá thành sản phẩm được xây dựng tại dự án này và tính đến giá bán các sản phẩm cùng loại trên thị trường trung bình trong 3 năm gần đây.

Để đảm bảo tính cạnh tranh, trong dự án dự kiến giảm giá bán so với hiện tại và tiếp tục giảm giá thêm 5% vào 2 năm/lần kể từ năm sản xuất ổn định.

• Phương pháp tính tổng mức đầu tư:

Hồ sơ lập tổng mức đầu tư dựa theo Thông tư số 05/2007/TT-XD ngày 25/7/2007 về việc Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm cả vốn lưu động, nhưng không đưa vào khấu hao cơ bản.

• Phương pháp tính vốn đầu tư cố định:

− Về khối lượng: Dựa trên cơ sở tập hồ sơ thiết kế cơ sở dây chuyền công nghệ, phần xây lắp, thiết bị .

− Về đơn giá:

+ Phần xây dựng: Được tính bằng cách lập dự toán các kết cấu điển hình của dự án này và dựa trên định mức xây dựng và thông báo giá VLXD Quý I/2007 của Liên Sở Tài chính - Sở Xây dựng và đơn giá tỉnh Đồng Nai nhân với số lượng theo thiết kế cơ sở.

+ Phần thiết bị: Phần thiết bị mua sắm trong nước tham khảo các báo giá của các nhà cung cấp thiết bị trong nước hoạt động trong lĩnh vực hóa chất. Phần thiết bị nhập ngoại lấy theo báo giá của các hãng sản xuất đã từng cung cấp thiết bị cho các nhà máy tại Việt Nam.

+ Phần lắp đặt: - Tính theo bộ đơn giá XDCB của tỉnh Đồng Nai được ban hành ngày 21/9/2006 theo quyết định 8778/QĐ-UBND; - Tham khảo các báo giá của các đơn vị cung cấp trong nước về cung cấp vật tư, các loại van, đường ống PP, phụ kiện, các loại thiết bị điện và vật tư phụ kiện điện.

• Phương pháp tính chi phí khác.

− Chi phí lãi vay trong kỳ xây dựng: dựa trên nhu cầu vay vốn của dự án − Chi phí dự phòng: Lấy bằng 10% chi phí đầu tư để đề phòng các trường

hợp trượt giá và khối lượng phát sinh (không bao gồm vốn lưu động ban đầu).

− Tổng chi phí biến đổi (Nguyên liệu và động lực) trong 1 năm − Số vòng quay vốn lưu động là 4 vòng trong 1 năm.

• Phương pháp tính khấu hao:

Giá trị đưa vào tính khấu hao TSCĐ của dự án là 121.050 triệu đồng - là giá trị tài sản cố định đầu tư mới của dự án (giá trị trước thuế, không tính vốn lưu động).

Giá trị tài sản cố định còn lại của nhà máy tính đến 31/12/2009 là 5.662.097.000 đồng; dự kiến sẽ được khấu hao hết trong năm 2010. Do vậy giá trị khấu hao tài sản cố định cũ từ năm 2011 trở đi là 0 đồng.

Thời gian khấu hao TSCĐ mới đầu tư được tính như sau: − Từ nguồn vốn vay: Khấu hao trong 5 năm;

− Từ nguốn vốn tự bổ sung: Khấu hao trong 5 năm.

• Phương pháp tính chi phí tiền lương, CP QLPX, CP QLDN, CP bán hàng:

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ điện phân sản xuất xút clo và các giải pháp bảo vệ môi trường, áp dụng tại nhà máy hóa chất biên hòa từ năm 2011 1015 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)