Với xu hướng tác giả đưa ra trong năm 2011, có thể thấy nhượng quyền thương mại vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai gần dù các vấn đề suy thoái kinh tế
cũng gây ra những cản trở không nhỏ cho hoạt động này nhưng không vì thế mà hoạt động nhượng quyền sẽ trì trệ trong thời gian tới.
Đồng thời với những giải pháp tác giả đã nêu trên hy vọng sẽ giúp ích cho Nhà nước có cái nhìn sâu sát hơn với vấn đề này, các doanh nghiệp cũng dựa vào những điều đó mà phát triển bản thân tổ chức của mình theo những cách có thể, nhằm phát triển tổ chức, phát triển kinh tế Nhà nước đem lại những thành công nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung.
KẾT LUẬN
Hình thành và phát triển trong hơn nửa thế kỷ qua, nhượng quyền thương mại cùng với những ưu việt của mình là ít rủi ro đã trở thành một xu thế toàn cầu. Không nằm ngoài xu thế đó, nhượng quyền thương mại cũng đang là một hình thức kinh doanh hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên thị
trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết quả nghiên cứu đề tài “Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” có những đóng góp thực tiễn trong hoạt động phát triển kinh tế
nước nhà. Thành công của các doanh nghiệp trong nước cũng là một chất xúc tác góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Xu hướng hội nhập tất yếu sẽ dẫn đến những khó khăn, những rủi ro cũng như xuất hiện những thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề là các doanh nghiệp sẽ
phải có gắng nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt nhất, như hoạt động nhượng quyền chẳng hạn nhằm đứng vững trên thị trường trong nước và có thể là quốc tế.
Tuy nhiên, do đây là một vấn đề còn khá mới, thời gian nghiên cứu không nhiều và nguồn tài liệu nghiên cứu cũng tương đối khan hiếm nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô tại khoa Quản trị- Kinh tế quốc tế, cũng như quý thầy cô tại trường Đại học Lạc Hồng.