Những giải pháp về phía Nhàn ước

Một phần của tài liệu Đề tài nhượng quyền thương mại tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 54)

Tóm tắt chương 2:

3.2.1.Những giải pháp về phía Nhàn ước

Để phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

V phía Nhà nước

Trước hết Nhà nước cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt

động nhượng quyền thương mại nói riêng. Đồng thời, Nhà nước cần thiết phải nghiên cứu, thực hiện một số vấn đề sau:

Giải pháp 1: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại.

Hệ thống chính sách, pháp luật được xây dựng cần phải đảm bảo yêu cầu đồng bộ, khả thi, đảm bảo sự phối hợp điều hoà, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong quá trình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại, đảm bảo tăng cường được vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc phát triển các loại hình nhượng quyền thương mại,

đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các hệ thống nhượng quyền thương mại, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động này đồng thời phải phù hợp với yêu cầu của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, nhất là yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới, phù hợp với tập quán quốc tế.

™ Cải cách gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại.

Đồng thời cũng cần quy định rõ thẩm quyền trong việc quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động nhượng quyền thương mại của các cơ quan Nhà nước nhằm đảm bảo

được sự quản lý của Nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho các doanh nghiệp. Nguyên tắc chung là phải

đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý về một đầu mối, mà cụ thể Chính phủ phải là cơ quan đứng ra quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại.

™ Đào tạo đội ngũ cán bộ về hoạt động nhượng quyền thương mại để nâng cao chất lượng hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định trong mọi công việc. Để có thể tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển nhượng quyền thương mại rầt cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ ở đây bao gồm cả cán bộ ở các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, cấp phép đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương hiệu và cả những cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại.

Đội ngũ cán bộ này cần phải được trang bị những kiến thức chuyên sâu về

nhượng quyền thương mại, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, nắm rõ những thông lệ, tập quán thương mại quốc tế về nhượng quyền thương mại. Đồng thời họ

cũng phải là những người có tư duy kinh tế, ngoại giao nhạy bén. Có như vậy họ

quyền thương mại thích hợp, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, đặc biệt là khi phát triển nhượng quyền ra nước ngoài, mới giúp doanh nghiệp nhượng quyền bảo vệđược quyền lợi khi tham gia sân chơi “toàn cầu hoá”.

Hiện nay ở nước ta chưa có trường lớp chính quy đào tạo, giảng dạy về

nhượng quyền thương mại, hệ thống dữ liệu thông tin về nhượng quyền thương mại chưa có cũng như thực tiễn phát triển nhượng quyền thương mại còn mới mẻ

nên ở giai đoạn này Nhà nước có thể cấp kinh phí đưa cán bộ ra nước ngoài để học tập nghiên cứu chuyên sâu về nhượng quyền thương mại hoặc có thể thuê chuyên gia nước ngoài đến đào tạo cho các cán bộ của ta. Trong tương lai có thể đưa nhượng quyền thương mại trở thành một môn học được đào tạo trong các khối trường kinh tế.

Giải pháp 2: Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các hệ thống nhượng quyền thương mại.

ƒ Trước hết, Nhà nước nên có các hoạt động thiết thực, có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong và ngoài nước

vì như chúng ta đã thấy thương hiệu là nền tảng của nhượng quyền thương mại. Nhà nước có thể giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, chi các khoản hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, chi giúp doanh nghiệp quảng bá hàng hoá và dịch vụ, tiếp cận thị trường, chi phí hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, nới lỏng các quy định về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu.

ƒ Giảm thuế kinh doanh, thuế thu nhập có thời hạn cho các doanh nghiệp nhượng quyền, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhượng quyền có thể phát triển.

Đây là một biện pháp mà Chính phủ Malaysia đã áp dụng và đem lại kết quả rất tốt. Các cơ sở kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Malaysia đã được hưởng những ưu đãi vê thuế, nhờ đó họ có thêm nhiều nguồn lực để duy trì hoạt động và phát triển, góp phần tăng tốc độ phát triển nhượng quyền thương mại trong nước.

ƒ Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhượng quyền. Có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:

Thứ nhất, Khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia cung cấp các dịch vụ (các khoản vay) cho các doanh nghiệp nhượng quyền.

Thứ hai, xây dựng Quỹ quốc gia về phát triển nhượng quyền thương mại.

Để quỹ này được hình thành, trước hết cần một phần hỗ trợ của Nhà nước với tư cách là vốn ban đầu, phần còn lại sẽ do các doanh nghiệp đóng góp dưới dạng phí thường niên. Có thể xem xét đến việc huy động thêm từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quỹ này sẽ được sử dụng cho các hoạt động sau:

- Hỗ trợ tài chính cho các hội viên. Hội viên có nhu cầu hỗ trợ sẽ được xem xét để tài trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp hoặc được quỹ đứng ra bảo lãnh xin vay tại các ngân hàng. Về hoạt động này, Quỹ có chức năng gần giống với chương trình hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của SBA (Mỹ) hay nó cũng tương tự quỹ bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Chính phủ

Việt Nam mới thực hiện. Nhưng thiết nghĩ, Nhà nước vẫn nên thành lập quỹ riêng cho hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Quảng bá, xúc tiến thương mại chung; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động nhượng quyền thương mại, tôn vinh các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại thành công.

Quỹ này sẽ được quản lý bởi một hội đồng điều hành gồm đại diện các doanh nghiệp tham gia quỹ, đại diện các cơ quan chức năng của Nhà nước (Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại). việc sử dụng quỹ sẽ do Hội đồng điều hành quyết

định căn cứ vào các chương trình hành động chung.

Việc ra đời một quỹ như vậy có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt nó đảm bảo cơ sở tài chính cho các hoạt động chung mà bản thân mỗi doanh nghiệp hoặc không làm được hoặc nếu tự làm sẽ rất tốn kém và không hiệu quả. Mặt khác, nó có tính chất giống như một quỹ bảo hiểm, sản sẻ rủi ro. Chi phí đối với từng doanh nghiệp là nhỏ nhưng hiệu quả lại rất lớn. Không những thế nó còn giúp các doanh nghiệp gắn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc thúc đẩy phát triển nhượng quyền thương mại trong phạm vi quốc gia.

Giải pháp 3: Đa dạng hoá sở hữu, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại.

Hiện nay, gần như 100% doanh nghiệp Việt Nam hiện đang hoạt động nhượng quyền thương mại là thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta. Và theo quan điểm của Đảng và Nhà nước đây là thành phần kinh tế ta cần quan tâm hơn cả vì chính thành phần kinh tế này sẽ là nhân tố quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, cần phải có các hỗ trợ, ưu đãi để khuyến khích tư nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan của phương thức kinh doanh này.

Giải pháp 4: Thành lập các cơ quan hỗ trợ hoạt động nhượng quyền thương mại.

ƒ Thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam.

Với thực tiễn phát triển ngày càng mạnh mẽ và năng động của loại hình hoạt

động nhượng quyền thương mại, việc thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại khiến hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển có chất lượng cao hơn. Thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại cũng là một đòi hỏi trong bối cảnh hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển khi mà loại hình thương mại này đang rất cần phát triển một cách có định hướng.

Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận và có những tiêu chí hoạt động nhằm đem lại lợi ích, bảo vệ và hỗ trợ cho quyền lợi, cho các thành viên cũng như thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam. Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

- Tập hợp các tổ chức, cá nhân đang tham gia hệ thống nhượng quyền thương mại trong một tổ chức nghề nghiệp nhằm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của mình.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng hoàn thiện.

- Thúc đẩy sự phát triển và không ngừng nâng cao trình độ tư vấn trong nước và nâng cao trình độ nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Xây dựng, công bố và duy trì sự tuân thủ cac quy tắc hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Phát hành bản tin đình kỳ nhằm truyền bá thông tin về hoạt động nhượng quyền thương mại, cung cấp kiến thức chuyên môn cập nhật, giới thiệu các hoạt

động nhượng quyền thương mại trong và ngoài nước.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ hoạt

động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

- Góp ý trong việc xây dựng văn bản pháp quy về hoạt động nhượng quyền thương mại của Nhà nước. Tổ chức việc nghiên cứu, phản biện, khuyến nghị các chính sách, quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động nhượng quyền thương mại, kỷ yếu về

nhượng quyền thương mại.

- Xúc tiến các hoạt động dịch vụ nhượng quyền thương mại với các cơ quan Chính phủ, tổ chức tài trợ quốc tế, đưa đến các thông tin sớm nhất về các cơ hội cung cấp dịch vụ nhượng quyền thương mại cho các thành viên.

- Tổ chức các cuộc triển lãm thường niên về nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam. Những cuộc triển lãm này sẽ giúp các đối tác nhận quyền tiềm năng tiếp cận được với các mạng lưới nhượng quyền của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Quan hệ với các Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế. Làm đầu mối hợp tác quốc tếđể phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại.

Hiệp hội Nhượng quyền thương mại nên được hỗ trợ thành lập bởi một cơ

quan chuyên trách về hoạt động nhượng quyền thương mại là Bộ Thương mại với hội viên là các cá nhân hoặc tổ chức tham gia nhượng quyền thương mại, nhận quyền thương mại; cán bộ làm việc trong trường đại học, trung tâm nghiên cứu, cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan xúc tiến thương mại, các ban ngành của Nhà nước có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại; luật sư, chuyên viên tư vấn, ngân hàng đang sinh sống và hoạt động tại Việt Nam nếu có nhu cầu thì đều có thể tham gia. Ban điều hành Hiệp hội nên chia ra nhiều tiểu ban chuyên trách trọng điểm về các mảng riêng như

giáo dục, đào tạo, pháp lý, tiếp thị, phát triển hội viên, quan hệ cộng đồng, quan hệ

quốc tế,… Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Việt Nam nên được thành lập và tổ

chức sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước và nhu cầu phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hiệp hội có thể thành lập một số trung tâm phát triển nhượng quyền thương mại ở một số vùng (trước tiên là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Mính, Đà Nẵng) nhằm triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

ƒ Thành lập Trung tâm tư vấn hoạt động nhượng quyền thương mại.

Việc thành lập Trung tâm dịch vụ tư vấn hoạt động nhượng quyền thương mại nhằm mục đích chính là hỗ trợ phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại. Trung tâm có các chức năng chính là:

- Nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nhượng quyền thượng mại trong sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung và kinh tế

thương mại nói riêng.

- Xây dựng thư viện về hoạt động nhượng quyền thượng mại trong và ngoài nước. Cung cấp những văn bản pháp quy về lĩnh vực này cho các tổ chức/ cá nhân có nhu cầu.

- Mời các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động nhượng quyền thượng mại trong và ngoài nước tham gia các khoá đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho các tổ chức/ cá nhân hoạt động trong các hệ thống nhượng quyền thương mại.

- Xem xét và tư vấn về tính pháp lý của tất cả các hợp đồng nhượng quyền thượng mại và giao dịch của khách hàng như quảng cáo, tài chính, ngân hàng.

- Tư vấn toàn diện về hệ thống pháp lý và môi trường đầu tư cho hoạt động nhượng quyền thượng mại tại Việt Nam và nước ngoài.

- Xác định hình thức nhượng quyền thượng mại phù hợp nhất cho mỗi hệ

thống nhượng quyền trên phương diện thuận lợi trong quản lý.

- Thực hiện việc khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường và lập dự án tiền khả thi hoạt động nhượng quyền thượng mại.

- Tìm kiếm và giới thiệu các đối tác phù hợp và hiệu quả trong việc thiết lập các hệ thống nhượng quyền thượng mại.

- Hoàn thiện các thủ tục hành chính trong việc làm hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thượng mại…

Trung tâm dịch vụ tư vấn nhượng quyền thượng mại có thể thuộc Sở Thương mại hoặc Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố. Kinh phí hoạt động của Trung tâm bước đầu sẽ được cấp từ ngân sách tỉnh, thành phố, sau khi đã đi vào hoạt động hiệu quả sẽ nghiên cứu tiến tới tự trang trải.

ƒ Thành lập Uỷ ban hoà giải tranh chấp Giao dịch nhượng quyền thương mại.

Việc thành lập Uỷ ban hoà giải tranh chấp Giao dịch nhượng quyền thượng mại nhằm mục đích giúp các bên giải quyết tranh chấp mà không phải tranh tụng. Uỷ ban này cũng có thể được các bên hoặc Cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đứng ra giải quyết tranh chấp hoặc đưa ra một giải pháp hoà giải cho các bên. Tuy nhiên, các quyết định của Uỷ ban chỉ là để các bên tham khảo, không có tính chất bắt buộc. Các bên nhượng hoặc nhận quyền đều có thể lựa chọn không tham gia quá trình hoà giải.

Giải pháp 5: Xây dựng dữ liệu thông tin về nhượng quyền thương mại để

phát triển mạng lưới nhượng quyền thương mại.

Cần phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng dữ

liệu thông tin về nhượng quyền thương mại. Cơ sở dữ liệu này cần được đăng tải

Một phần của tài liệu Đề tài nhượng quyền thương mại tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 54)