M ẫu số: 01 GTKT – 3LL Quyển số:
PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ẮC QUY ĐỒNG NA
3.2.2, Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
thành sản phẩm tại Xí Nghiệp Ắc Quy Đồng Nai
3.2.1, Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
Xí Nghiệp cần phân bổ lại cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp, tránh tình trạng một nhân viên cùng lúc phải thực hiện nhiều công việc
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực tại Xí Nghiệp, có thể mời các chuyên gia trong các lĩnh vực.
3.2.1, Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
Xí Nghiệp nên xây dựng hệ thống kế toán quản trị vì đây chính là công cụ để kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các mục tiêu đã đề ra, từđó nhà quản trị đưa ra những quyết định chính xác, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Các kế toán viên nên sắp xếp lịch làm việc, biết phân bổ công việc hợp lý, phân công trách nhiệm rõ ràng để tránh tình trạng công việc dồn hết vào cuối tháng
Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao tay nghề chuyên môn cho cán bộ công nhân viên (Xí Nghiệp có thể tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề tại phòng Hội Trường, mời các chuyên gia để trao đổi kinh nghiệm, từđó thúc đẩy tinh thần cầu tiến của mỗi cá nhân)
Kế toán viên nên tìm hiểu thêm về các phần hành kế toán khác ngoài nhiệm vụ kế toán mà mình đang chịu trách nhiệm để khi có 1 người nào nghỉ phép thì công tác kế toán không bị gián đoạn (kế toán vật tư có thể tìm hiểu thêm về công tác kế toán thanh toán, trong trường hợp kế toán thanh toán nghỉ phép, kế toán vật tư vẫn có thể thực hiện được công việc của kế toán thanh toán như lập các phiếu thu, phiếu chi...)
3.2.2, Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phẩm
Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Hiện nay, phần lớn Chì nguyên chất và một số vật liệu quan trọng khác Xí Nghiệp được Công Ty chủ quản cung cấp dựa trên kế hoạch, do đó phòng Vật Tư của Xí
Nghiệp cần phải tổng hợp tình hình tồn kho chính xác, luôn dự trữ tồn kho đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn trong một số trường hợp khách quan.
Một số loại nguyên vật liệu nếu được vận chuyển từ Công ty chủ quản về Xí Nghiệp sẽ tốn một khoản chi phí nhiều hơn khi Xí Nghiệp mua ngoài trên địa bàn khu vực vì thế Xí Nghiệp nên xem xét việc mua ngoài nguyên vật liệu (Xí Nghiệp có thể mua các loại vỏ bình ắc quy, cọc, nút…có chất lượng, mẫu mã, giá cả phù hợp từ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, như vậy vừa tiết kiệm được chi phí vận chuyển, vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển hơn)
Xí Nghiệp nên xây dựng kho bảo quản nguyên vật liệu chính là Chì nguyên chất gần phân xưởng đúc sườn để tiết kiệm chi phí vận chuyển từ kho đến xưởng do chì nguyên chất có khối lượng khá lớn, vận chuyển khó khăn.
Ngoài ra để kiểm soát tình trạng hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, Xí Nghiệp nên có bộ phận theo dõi định mức tiêu hao nguyên vật liệu (phòng Kỹ Thuật nên thực hiện nhiệm vụ này) để xác định được nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan từđó đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng hao hụt này.
Không chỉ thế, Xí Nghiệp cần lập các phương án cải tiến kỹ thuật, đầu tư thay mới các thiết bị máy móc đã cũ, hiệu quả thấp, thay thế một số loại nguyên vật liệu bằng các loại có chất lượng và chức năng tương tự nhưng giá thành thấp hơn nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như do đặc điểm của chủng loại bình ắc quy dùng cho xe ô tô, xe gắn máy là cần có lượng điện tích mạnh để khởi động động cơ, trong khi đó các sản phẩm ắc quy dân dụng lại chú trọng đến tuổi thọ của sản phẩm, do đó Xí Nghiệp có thể thay thế loại chì nguyên chất nhập từ Úc (có độ tinh khiết, giá thành cao hơn) bằng chì nguyên chất được sản xuất tại Việt Nam, như thế sẽ tiết kiệm được khoảng 5 - 10% chi phí nguyên vật liệu chính.
Khi các phân xưởng có nhu cầu về nguyên vật liệu, phòng Vật Tư cần xem xét lại nhu cầu đó có thật sự cần thiết và đúng mức không để tránh tình trạng xuất kho dư thừa, sản xuất không hết cũng không đem nhập lại kho, sau đó bộ phận kho mới tiến hành công tác xuất kho nguyên vật liệu theo phiếu yêu cầu đã được duyệt. Bộ phận
kho tuyệt đối không được cấp phát nguyên vật liệu vượt mức kế hoạch cho từng bộ phận.
Xí Nghiệp cần liên tục nhắc nhở công nhân thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh lãng phí, nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tạo để cải tiến quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Xí Nghiệp cần phân bổ lại lao động, cắt giảm những lao động dư thừa nhằm giảm chi phí nhân công trực tiếp
Để thuận tiện hơn trong việc phát lương Xí Nghiệp nên áp dụng hình thức trả lương bằng thẻ ATM 1 lần/tháng, như thế vừa có tính chính xác vừa đảm bảo được tính chất bảo mật của tiền lương, tiết kiệm được thời gian, công sức.
Các khoản trích theo lương như BHYT, BHTN, KPCĐ cần phải hạch toán vào tài khoản 622 theo quy định hiện hành, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp Có TK 3382 - KPCĐ
Có TK 3383 - BHXH Có TK 3384 - BHYT
Có TK 3389 - BHTN
Về kế toán chi phí sản xuất chung:
Xí Nghiệp nên khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện, nước, điện thoại…nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm và sức khỏe của công nhân.
Ngoài ra Xí Nghiệp cần có những phương án sử dụng TSCĐ, máy móc thiết bị hiệu quả hơn, luôn tìm kiếm đối tác sửa chữa TSCĐ, máy móc với chi phí sửa chữa thấp nhất nhưng chất lượng tương đương nhau. Khuyến khích, kêu gọi công nhân viên bảo quản tốt các vật dụng, tài sản chung của Xí Nghiệp.
Về các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất:
Xí Nghiệp cần theo dõi thường xuyên các khoản thiệt hại của sản phẩm hỏng nhằm đưa ra được định mức sản phẩm hỏng cho phép trong tháng. Kế toán cần phân
loại sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức, tuy nhiên sản phẩm hỏng không nên xem như phế liệu thu hồi vì có những sản phẩm hỏng còn có thể sửa chữa được. Kế toán định khoản như sau:
+ Nếu sản phẩm hỏng trong định mức: không theo dõi riêng khoản thiệt hại sản phẩm hỏng mà coi như là chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành, chỉ ghi giảm giá thành về khoản phế liệu tận thu được, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 112, 152… Có TK 154 sửa chữa
+ Nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức: kế toán phản ánh tương tự như trên nhưng khoản thiệt hại (sau khi trừ các khoản bồi thường) tính vào giá vốn hàng bán, kế toán định khoản:
Nợ TK 111, 138, 152, 334, 632... Có TK 154
Về phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Do Xí Nghiệp sản xuất nhiều chủng loại bình, có quy cách, định mức Kwh trong mỗi loại bình khác nhau, theo em Xí Nghiệp nên áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ (xem thêm phần lý thuyết cơ sở lý luận) để hoàn thiện hơn.
Đầu tiên, Xí Nghiệp phải xây dựng chỉ tiêu tổng giá thành kế hoạch cho từng nhóm sản phẩm, giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch, chỉ tiêu này gắn liền với năng lực sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
Sau đó căn cứ vào tỉ lệ tính giá thành cho nhóm sản phẩm (dựa vào tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm), kế toán sẽ tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm trong nhóm sản phẩm
Khi đã xác định được giá thành kế hoạch, kế toán so sánh với thực tếđể phân tích mức độ hoàn thành nhiệm vụ tiết kiệm chi phí, hạ giá thành của Xí nghiệp. Từđó phân tích các khoản mục chi phí có tác động lớn đến giá thành sản phẩm để tìm ra phương án tiết kiệm chi phí tốt nhất.
Phương pháp này giúp Xí Nghiệp có thể tính giá thành định mức cho từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm….
Xí Nghiệp nên thay thế phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp cũ bằng phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động, Xí Nghiệp sản xuất nhiều loại mặt hàng với quy cách, mẫu mã khác nhau, có mặt hàng do 3, 4 tổ kết hợp nhau cùng tạo ra, do đó khi Xí Nghiệp sử dụng phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp theo kiểu truyền thống sẽ khiến cho giá thành sản phẩm kém chính xác. Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất sau đó phân bổ các chi phí dựa vào hoạt động của đối tượng tạo ra sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy hoạt động, số giờ công lao động trực tiếp…[13]
Xí Nghiệp cần thực hiện các bước sau:
• Đầu tiên Xí Nghiệp phải tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất gián tiếp phát sinh trong kỳ vào một tài khoản chi phí chung.
• Sau đó kế toán sẽ nghiên cứu các đối tượng tác động đến khoản chi phí này, từ đó xác lập tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất phù hợp (dựa vào số giờ máy hoạt động, số giờ công lao động trực tiếp…)
• Cuối cùng, kế toán phân các khoản mục chi phí này thành từng nhóm nhỏ để tính giá thành sản phẩm
Như vậy phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động đã biến chi phí gián tiếp thành chi phí trực tiếp thông qua các tiêu thức phân bổ. Từ đó giúp nhà quản trị có những báo cáo chính xác hơn về giá thành sản phẩm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong nền kinh tế thị trường đang diễn ra sôi động với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người như hiện nay đã làm cho các sản phẩm không những đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng mà còn cạnh tranh nhau về giá, vì thế muốn thích ứng và đứng vững được các doanh nghiệp phải vận động hết mình, sáng tạo trong công tác quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhưng trong đó năng lực cạnh tranh về giá của sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của một sản phẩm của doanh nghiệp. Xí Nghiệp Ắc Quy Đồng Nai đang từng bước khẳng định vị thế của mình khi liên tục đổi mới các phương thức sản xuất kinh doanh, dây chuyền công nghệ, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán ngày một hoàn thiện hơn. Xí Nghiệp luôn phấn đấu đạt mục tiêu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng chất lượng sản phẩm vẫn được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại khuyết điểm, để có thểđạt được mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, Xí Nghiệp cần phải tiết kiệm các khoản chi phí, có chính sách sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, theo dõi thường xuyên tình hình biến động vật tư…bên cạnh đó cũng cần thay đổi phương pháp tính giá thành phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động sản xuất của Xí Nghiệp. Ngoài ra, việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị là vô cùng cần thiết, đó chính là công cụ giúp các nhà quản trị của Xí Nghiệp nắm được tình hình hoạt động và có các hoạch định đúng đắn trong tương lai.
KẾT LUẬN
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng trong công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp. Những thông tin, kết quả của chính sách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm chính là sự biểu hiện cho tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí sản xuất là một vấn đề mà các nhà quản lý coi trọng, nó là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin về nội bộ cũng như bên ngoài doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại những hiệu quả kinh tế cao nhất. Để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của mình, từđó nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Xí Nghiệp Ắc Quy Đồng Nai đã đầu tư rất nhiều về nhân lực, trí lực và công nghệ, đây là sựđầu tư hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo của Xí Nghiệp. Bên cạnh đó, tại Xí Nghiệp Ắc Quy Đồng Nai vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục, nhưng với đội ngũ lao động đầy sáng tạo, đoàn kết thì nhất định những điểm hạn chế đó sẽ mau chóng được Xí Nghiệp Ắc Quy Đồng Nai hoàn thiện hơn, từđó đưa Xí Nghiệp Ắc Quy Đồng Nai ngày càng phát triển hơn, đạt được các mục tiêu đề ra, từng bước chiếm lĩnh thị trường.