Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp:
Phương pháp này phù hợp nhất đối với những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao, thông thường chiếm cao hơn 70% trong giá thành sản phẩm.
Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ, mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang được coi là như nhau.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: Đơn giản nhưng khó tính hơn chi phí nguyên vật liệu chính, nhất là đối với doanh nghiệp có nhiều chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Nhược điểm: Kém chính xác nhưng có thể áp dụng được ở các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao.
Công thức tính toán:
Trường hợp này được tính theo công thức chi phí vật liệu chính: CPSXDDĐK + CPVLTTPS
CPSXDDCK = x SLSPDDCK SLSPHTNK + SLSPDDCK
CPVLTTPS: chi phí vật liệu thực tế phát sinh - Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất
Chi phí vật liệu chính áp dụng theo công thức đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu trực tiếp
CPSXDDĐK + CPNVLCPS
CPNVLCDDCK = x SLSPDDCK SLSPHTNK + SLSPDDCK
Chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất nên mức độ sản phẩm hoàn thành tới đâu thì vật liệu phụ bỏ dần đến đó. CPSXDDĐK + CPNVLPPS CPVLPDDCK = x SLSPHTTĐ SLSPHTNK + SLSPHTTĐ Trong đó: SLSPHTTĐ = SLSPDDCK x Tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang CPSXDDCK = CPNVLCDDCK + CPVLPDDCK CPVLPDDCK: chi phí vật liệu phụ dở dang cuối kỳ CPNVLPPS : Chi phí NVL phụ phát sinh
SLSPHTTĐ: số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương