III. Những cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA
5. Thiết lập khu vực đầu tư ASEAN-AIA
Theo tinh thần Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ V (Bangkok 12/1995), bên cạnh việc hướng tới hình thành nột khu vực thương mại tự do về hàng hoá (AFTA), ASEAN bắt đầu mở rộng tự do hoá sang các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. ý tưởng về một Khu vực đầu tư ASEAN - AIA được hình thành với mục tiêu chung là loại bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư, thúc đẩy dòng đầu
tư giữa các nước ASEAN với nhau và thu hút đầu tư từ bên ngoài vào ASEAN, qua đó tăng thêm tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế ASEAN.
Trong quá trình thảo luận Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN để tạo nên khung pháp lý cho việc ra đời cơ cấu AIA, ASEAN gặp phải một số điểm chưa thống nhất, trong đó nổi bật là việc dành đãi ngộ quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN các nhà đầu tư nước ngoài; định nghĩa về nhà đầu tư ASEAN. Thời
điểm hình thành AIA dự tính là năm 2010. AIA là một kỳ vọng nữa của ASEAN nhằm nối tiếp các chương trình AFTA, AICO nhằm chứng tỏ tính luôn luôn năng động của ASEAN và tạo nên hình ảnh ASEAN hấp dẫn hơn nữa với các nhà đầu tư cả trong và ngoài khu vực.
Từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, vốn đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp ASEAN, thực chất là vốn đầu tư từ 5 "cường quốc" ASEAN là Singapore, Thailand, Malaysia, Philipines và Indonesia, không ngừng tăng lên về tuyệt đối lẫn tương đối, mặc dù tốc độ gia tăng gần đây có chậm lại do khủng hoảng kinh tế khu vực. Kể từ khi Hiệp định khung AIA được ký kết vào tháng 7/1998, một bước tiến mới của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế đã được xác lập. Theo tinh thần của AIA, là nhằm tạo ra một khu vực tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước ngoài ASEAN vào năm 2020 thông qua hàng loạt các chương trình tự do hoá, thu hút và tạo thuận lợi
cho đầu tư. Việt Nam cũng cam kết mở cửa các ngành nghề để dành lấy chế độ đối xử quốc gia đồng thời cũng đưa ra danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm theo điều 7 của Hiệp định AIA.
Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)
Nhằm tăng cường khai thác các cơ sở nông nghiệp và công nghiệp động viên sự tham gia của khu vực tư nhân vào các chương trình hợp tác ASEAN, Phòng Thương mại - công nghiệp ASEAN đã đề xuất việc thành lập các liên doanh công nghiệp ASEAN. Ngày 7/11/1983 tại Jakarta, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ký Hiệp định cơ bản về liên doanh công nghiệp ASEAN. Theo Hiệp
định này, một liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) là một tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào có trong Danh mục Sản phẩm AIJV (APL) đã được các Bộ
trưởng kinh tế ASEAN phê chuẩn; có sự tham gia của ít nhất hai nước thành viên; có sở hữu cổ phần ASEAN tối thiểu 51% (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Các nhà đầu tư của một AIJV được tự do lựa chọn địa điểm đặt dự án. Trong 4 năm đầu tiên kể từ khi AIJV đi vào sản xuất chính thức, các nước tham gia sẽ
2.