KẾT CỦA VIỆT NAM
Giai đoạn 1996 - 2000 mới bắt đầu đưa vào cắt giảm những mặt hàng mà ta có lợi thế về xuất khẩu hoặc có nhu cầu nhập khẩu mà trong nước chưa có khả
năng sản xuất được. Những mặt hàng này có mức thuế suất nhập khẩu thấp, chủ
yếu dưới 20% và phần lớn là những nhóm hàng có mức thuế suất 0 - 5%, do vậy việc thực hiện cắt giảm thuế suất theo AFTA hầu như chưa diễn ra trong thời gian này. Do vậy, chưa thể có những tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế trong thời gian qua cho thấy ASEAN chưa phải là thì trường tiềm năng đối với các mặt hàng truyền thống của Việt Nam, mà hội nhập ASEAN chỉ là một bước tập dượt chuẩn bị cho Việt Nam bước vào một thị trường rộng lớn hơn.
1. Số lượng mặt hàng của Việt Nam trong lộ trình giảm thuế tăng nhanh
Đến hết năm 1999, Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế 3.580 mặt hàng, chiếm 60% tổng số dòng thuế dự kiến đưa vào thực hiện chương trình cắt giảm thuế. Trong năm 2000, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phê chuẩn ban hành Danh mục CEPT 2000 của Việt Nam bao gồm khoảng 4.320 dòng thuế. Trong đó có hơn 640 dòng mới chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời vào thực hiện CEPT 2000, đạt 65% tổng số dòng thuế có mức thuế suất từ 0 - 5%; còn lại 1.270 dòng thuế có mức thuế suất từ 5 - 50%. Nhìn lại những năm trước đây, năm 1996 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT. Tại Nghị định 91/CP ngày 18-12-1995 của Chính phủ, 875 mặt hàng đã được đưa vào danh mục cắt giảm theo CEPT của Việt Nam.
Năm 1997, tại Nghị định 82/CP ngày 13-12-1996 của Chính phủ, Việt Nam
đã đưa 1.496 mặt hàng vào thực hiện CEPT, trong đó có 621 mặt hàng mới, bổ
sung cho danh mục của năm 1996.
Năm 1998, tại Nghịđịnh số 15/1998/NĐ-CP ngày 12-3-1998 của Chính phủ, Việt Nam đã công bố Danh mục thực hiện CEPT năm 1998 gồm 1.633 mặt hàng, trong đó có 1.496 mặt hàng đã được đưa vào từ năm 1997 và 137 mặt hàng mới.
Một số ngành hàng chính thực hiện theo tiến trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA được trình bày dưới đây (* số liệu của phòng Tổng hợp - Bộ
Ngoại Giao Việt Nam). Mặt hàng nông sản:
+ Cà phê: Đối với sản phẩm cà phê hạt (nhóm 0901) đã được đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước. Đối với sản phẩm cà phê chế biến sâu (phân nhóm 2101.11) đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ
năm 2003.
+ Điều: Hạt điều thô (0801.31.00 và 0801.32.00) đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước. Hạt điều chế biến (2008.19.10) đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2003.
+ Lúa gạo: chất lượng gạo của ta chưa đều, các khâu chế biến chưa tốt nên còn hạn chế về mặt giá cả và dịch vụ đi kèm. Tuy Việt Nam có thế
mạnh về xuất khẩu gạo song khó có thể được hưởng ưu đãi thuế quan CEPT từ các nước ASEAN trong một vài năm tới.
+ Chè: các mặt hàng chè chưa chế biến (nhóm 0902 và 0903) và chè chế
biến (2101.20.00) đều đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2000 trở về trước.
+ Các mặt hàng gỗ chế biến, gỗ ván, gỗ dán nhân tạo: dự kiến sẽ đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2003, mức thuế suất sẽ bằng mức thuế suất ưu
đãi hiện hành tại thời điểm đó.
+ Dầu thực vật tinh chế: đưa vào thực hiện từ năm 2003
+ Rau quả: phần lớn đã đưa vào thực hiện từ năm 2000 trở về trước; Riêng nho tươi hoặc khô (nhóm 0806) dự kiến đưa vào thực hiện từ
2001.
Nhóm các mặt hàng thuỷ sản :
+ Đối với những mặt hàng có lợi thế xuất khẩu như cá và thuỷ sản chưa chế biến (nhóm 1605) đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về
trước. Những mặt hàng còn lại gồm sản phẩm tinh khiết, nước ép và chế biến thì được đưa vào thực hiện từ 2002.
Ngành hàng dệt may : Đối với sản phẩm vải dự kiến đưa vào cắt giảm từ
2003. Đối với lĩnh vực hàng may mặc đã được đưa vào thực hiện cắt giảm từ năm 2000 trở về trước.
Ngành da giầy : Nguyên liệu da được đưa vào thực hiện từ 2000 trở về
trước. Sản phẩm bằng da thuộc thực hiện CEPT/AFTA được đẩy nhanh hơn là năm 2001. Giày dép (nhóm 6403-6405) thực hiện vào năm 2001. Nhóm sản phẩm hoá chất : Hoá chất hữu cơ là năm 2002. Phân bón là năm 2003. Sản phẩm cao su : Đối với cao su nguyên liệu đã được đưa vào thực hiện từ năm 2000 trở về trước. Lốp, xăm xe ô tô và xe máy đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2003. Hoá mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa : Nước hoa, nước thơm thực hiện năm 2002, mỹ phẩm, đồ trang điểm, chế
phẩm dùng cho tóc và vệ sinh thực hiện năm 2001 ; pin, ắc quy là năm 2002.
Ngành hàng xi măng : dự kiến các mặt hàng clinker và xi măng thành phẩm sẽđược đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2003.
Ngành hàng gốm sứ thủ tinh xây dựng : Các sản phẩm xây dựng bằng gốm (năm 2001), các loại tấm lát đường, gạch ốp lát tường và lát nền bằng gốm, khối khảm bằng gốm sứ (năm 2003), bồn rửa, chậu giặt, bồn tắm… bằng gốm sứ (năm 2003), thuỷ tinh đúc và thuỷ tinh cán ở dạng tấm hoặc hình (năm 2003).
Ngành hàng điện tử - tin học : Micro, loa, tai nghe (năm 2001), máy hát, máy chạy băng, cát sét (năm 2001), máy ghi âm băng từ (năm 2001), máy thu phát video (năm 2001), băng đĩa đã ghi âm thanh (năm 2002), máy thu hình (năm 2003). Nhóm mặt hàng sản phẩm thiết bị tin học phần mềm và dịch vụ : dự kiến năm 2001để tạo điều kiện mở rộng khả năng tiếp cận, lĩnh hội và phát triển phần mềm của ta.
Nhóm sản phẩm cơ khí
+ Sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp và các thiết bị : Động cơ đốt trong dùng cho ô tô và xe máy (năm 2003), động cơ diesel đẩy thuỷ
dùng cho ô tô và các dạng xe cộ khác (năm 2001), các bộ phận dùng cho các dạng động cơ thuộc hai nhóm trên (năm 2002), máy kéo (năm 2003).
+ Sản phẩm phục vụ ngành giao thông vận tải, chủ yếu là các phương tiện vận tải : Ô tô chở khách từ 50 người trở lên (năm 2003), ô tô chở khách loại đặc biệt và xe chuyên dụng (năm 2001), các bộ linh kiện CKD, IKD của các loại ô tô (năm 2001), khung gầm và thân xe (năm 2002), phụ tùng và các bộ phận phụ trợ cho các dạng xe ô tô (năm 2003), xe
đạp (năm 2003), tàu thuyền và các dạng phương tiện vận tải đường thuỷ khác (năm 2003).
2.Nỗ lực trong việc huỷ bỏ hàng rào phi quan thuế
Cắt giảm bảo hộ và tiến tới tự do hoá hoàn toàn thương mại là xu thế chung của nền kinh tế thế giới, được các nền kinh tế phát triển cao khởi xướng và dẫn dắt. Các nước chậm phát triển hơn, dù muốn hay không, đều bị cuốn hút vào quá trình này. Vấn đề đặt ra cho các nước này là lựa chọn một chiến thuật thực hiện hợp lý, sao cho vừa thúc đẩy được nền sản xuất bản địa phát triển lại vừa lợi dụng được những lợi ích kinh tế mà tự do hoá mậu dịch đem lại.
Những mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch hiện nay chỉ còn gạo, dệt may và một số mặt hàng mà nước nhập khẩu phân bổ hạn ngạch cho Việt Nam. Một bước tiến lớn mà không thể không nhắc tới đó là việc Việt Nam đã cho phép hầu hết các doanh nghiệp được tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng không thuộc danh mục hạn chế hoặc cấm xuất - nhập khẩu. Việt Nam cũng đã áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan đúng theo Hiệp định GVA và đã tham gia HS từ ngày 01/01/2000. Việt Nam cũng cam kết trong khuôn khổ ASEAN về tính trị giá tính thuế quan theo đúng Hiệp định Trị
giá tính thuế quan của GATT từ năm 2000 qua hạn ngạch ô Th ng và giấy phép xuất - nhập khẩu đã được cải thiện một. cách triệt để.
Một số ngành công nghiệp trong nước đang đòi hỏi phải có chính sách bảo hộ
thông qua hàng rào thuế quan, đồng thời một số mặt hàng Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu cũng đang chịu thuế suất cao để hướng dẫn tiêu dùng trong nước. Nếu thực hiện giảm thuế với đa số mặt hàng thì một số ngành công nghiệp như: dầu thực vật, phân bón, hoá chất, sản phẩm cao su, giấy, dược phẩm, đồ da, hàng thuỷ tinh và điện tử gia dụng… sẽ bị ảnh hưởng. Có một số
mặt hàng mặc dầu hiện không phải chịu mức thuế nhập khẩu cao, nhưng hiện nay được bảo vệ cho sản xuất trong nước bằng chỉ tiêu chỉđịnh hướng. Như vậy nếu đưa những mặt hàng này vào thực hiện chương trình giảm thuế thì các biện pháp bảo hộ này sẽ phải được loại bỏ. Một số mặt hàng khác không khuyến khích nhập khẩu như ô tô, mỹ phẩm hiện đang có thuế suất cao nếu được giảm thuế có thể gây mất định hướng tiêu dùng và dẫn đến “chảy máu” ngoại tệ mạnh vì giá các mặt hàng này sẽ giảm đi nhiều trong điều kiện Việt Nam đang phải tiết kiệm ngoại tệ cho các mục tiêu chiến lược…
Có thể thấy, những nỗ lực của Việt Nam trong việc dỡ bỏ các hàng rào phi quan thuế là rất lớn. Để thực hiện Hiệp định GVA kể từ năm 2000 đến năm 2004 hoặc 2006, Việt Nam đang nghiên cứu và áp dụng dần, có bảo lưu, Hiệp
định bằng cách thông qua GVA, đào tạo đội ngũ cán bộ, học phương pháp kiểm tra sau khi thông quan - PCA, tận dụng sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế và
đang dự kiến ban hành luật Hải quan theo đúng GVA và WTO/GATT (2000- 2001).
3. Thực hiện tốt các cam kết trong ngành hải quan
Ngay sau khi ta gia nhập ASEAN, một nhóm công tác liên Bộ về xây dựng các Danh mục hàng hoá theo Chương trình cắt giảm thuế quan CEPT đã được thành lập dưới sự chủ trì của Tổng cục thuế (Bộ Tài chính) với sự tham gia của các Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ
Khoa học công nghệ và Môi trường, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê… Nhóm nghiên cứu liên Bộ đã có những đóng góp hết sức quan trọng để hoàn thành các Danh mục hàng hoá, đảm bảo cho Việt Nam có thể đệ trình đúng thời hạn và đã góp phần thể hiện được thiện chí của Việt Nam trong quá trình hội nhập với ASEAN.
Trong năm 1997, Hải quan của các nước ASEAN qua 11 lần họp đã đưa ra
được một Danh bạ thuế quan hài hoà chung của ASEAN (AHTN) gồm 6.600 dòng thuế (gọi tắt là AHTN - 6600) nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong nội bộ lhối, tạo thuận tiện cho việc trao đổi nhượng bộ CEPT, góp phần thúc
đẩy tiến trình thực hiện AFTA. Tuy nhiên, việc áp dụng Danh bạ này giữa các nước thành viên vẫn chưa được thống nhất do vẫn còn có sự khác biệt trong yêu cầu phân loại hàng hoá. Brunei và Philipines đã sẵn sàng thực hiện từ năm 1998, Lào thông báo thực hiện trong năm 1999, còn đa số các nước thành viên còn lại trong đó có Việt Nam, đều cam kết thực hiện từ năm 2000, với yêu cầu
đưa những khác biệt về phân loại hàng hoá của mình vào Danh mục nhưng không vượt quá 7000 dòng thuế.
Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, Ngành có liên quan, theo đề nghị của Tổng cục Hải quan, ngày 30/8/1997, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định áp dụng Danh mục AHTN - 6600 từ năm 2000, bổ sung các điểm khác biệt của Việt Nam để chuyển đổi thành danh mục 7000 dòng thuế. Đồng thời Việt Nam cũng đã cam kết thực hiện tính giá trị hải quan theo GATT1994 từ năm 2000. Tổng cục Hải quan đã thành lập Tổ nghiên cứu về Hiệp định trị giá GATT và góp phần tích cực vào việc thực hiện các cam kết này.
Theo tinh thần báo cáo của Ban thư ký ASEAN về các vấn đề nảy sinh cùng các đề xuất cũng như các quyết định của các cơ quan chức năng của ASEAN liên quan đến việc triển khai thực hiện Form D, Bộ Thương mại đã phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai cấp 358 bộ giấy chứng nhận xuất xứ Form D cho hàng hoá thuộc diện CEPT xuất khẩu sang các nước ASEAN. Tổng giá trị hàng hoá được cấp giấy chứng nhận là 13.446.490,8 USD, chiếm 0,7% tổng trị giá
hàng hoá xuất khẩu sang các nước ASEAN vào năm 1998. Hàng hoá xuất khẩu sử dụng Form D chủ yếu nằm trong những nhóm mặt hàng: nông sản (lạc nhân,
đậu xanh, chè, nấm rơm, dầu dừa, hạt tiêu), hải sản khô và đông lạnh, đá granit, hương muỗi, hàng dệt, giày dép. Tuy nhiên, số liệu này thấp hơn trị giá hàng hoá xuất khẩu thuộc diện CEPT trên thực tế vì nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết được yêu cầu của form D - CEPT/AFTA nên khi xuất khẩu lâu nay vẫn quen sử dụng form B do Phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam cấp cho hàng hoá xuất sang ASEAN.
Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia tích cực vào quá trình đơn giản hoá các thủ
tục xuất khẩu và nhập khẩu chung dưới các lĩnh vực: - Thủ tục nộp khai báo hàng hoá khi xuất khẩu. - Thủ tục nộp khai báo hàng hoá khi nhập khẩu. - Kiểm tra hàng hoá.
- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hồi tố. - Hoàn thuế.
Việc đơn giản hoá thủ tục hải quan sẽ được tiến hành dựa trên những hướng dẫn tại Công ước Kyoto - Công ước quốc tế về thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan sẽ được hài hoà hoá trên các nguyên tắc: rõ ràng, thống nhất, thúc đẩy tính hiệu quả và đơn giản trong quản lý hải quan.
4. Tích cực tham gia vào việc thiết lập khu vực đầu tư ASEAN - biến các nước ASEAN thành khu vực kinh tế thông qua việc thực hiện các chương nước ASEAN thành khu vực kinh tế thông qua việc thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế
Tham gia AFTA, Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn những mặt hàng mà hiện nay còn cần bảo hộ cho sản xuất trong nước bằng thuế suất nhập khẩu cao để đưa vào danh sách những mặt hàng trước mắt chưa tham gia CEPT. Các cơ sở
sản xuất sẽ có được một số năm để chuẩn bị đối phó với việc giảm dần bảo hộ
qua thuế và sau đó cắt cả các biện pháp bảo hộ không phải thuế (như hạn ngạch, giấy phép buôn bán). Như vậy, phải đuổi kịp và vượt các nước ASEAN về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá, nếu không thì sẽ phá sản và trao thị trường Việt Nam cho các đối thủ láng giềng. Đó là thách thức mà AFTA đặt cho các nhà sản xuất Việt Nam.
Do đó, để cho toàn khu vực ASEAN trở nên hấp dẫn đầu tư và phát huy được lợi thế so sánh của tất cả các nước, các thành viên ASEAN phải có một chiến lược sắp xếp cơ cấu sản xuất hợp lý vào sự phân công lao động khu vực ASEAN theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, từng bước nâng cao các lợi
thế để có thể thực hiện cạnh tranh bình thường trên cả thị trường khu vực và thế
giới.
Một sản phẩm được coi là có xuất xứ ASEAN, theo quy định của AFTA, nếu 40% hàm lượng giá trị của sản phẩm này được chế tạo từ một nước ASEAN bất kỳ. Qua đó, việc đầu tư để sản xuất tại một nước nằm bên trong AFTA và bán sản phẩm cho các nước thuộc AFTA sẽ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nhờ được hưởng các ưu đãi của nó. Vì vậy, khi đầu tư vào các nước ASEAN, các nhà đầu tư nước ngoài đã không chỉ xem xét thị trường tiêu thụ của nước đó mà còn tính tới thị trường của cả ASEAN. Thị trường ASEAN còn giúp các nhà