Những ý kiến đóng góp lên Chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA” ppt (Trang 51)

II. Giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam

1. Giải pháp vĩ mô

1.1. Những ý kiến đóng góp lên Chính phủ

Trong quá trình thực hiện AFTA, Nhà nước với trách nhiệm quản lý vĩ mô nền kinh tế, có nhiệm vụ đề ra những chính sách phát triển kinh tế thích hợp khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập thể hiện ở những định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển trước mắt và lâu dài, các biện pháp hỗ trợ ưu tiên phát triển, các biện pháp bảo hộ thông qua các chính sách cụ thể như chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách thuế,..

Đầu tư vốn để đổi mới công nghệ, đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng với chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với hàng của ASEAN là một biện pháp mang tính quyết định. Do đó các hình thức đầu tư vốn cho các ngành sản xuất những mặt hàng xuất khẩu nói trên cần phải ở mức ưu đãi nhất. Bên cạnh đó, để các nguồn vốn được phân bổ có hiệu quả và năng động, cần mở rộng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước theo chương trình của Chính phủ, từng bước phát triển thị trường vốn dài hạn, phát triển thị trường chứng khoán.

Đối với đầu tư nước ngoài trực tiếp, phù hợp với các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được xác định, Chính phủ Việt Nam cần công bố danh mục lĩnh vực

ưu tiên đầu tư và sửa đổi các thủ tục xét duyệt và cho phép đầu tư nước ngoài

được nhanh chóng và thuận lợi nhất. Mục tiêu của AFTA là thu hút đầu tư trong khối và ngoài khối, nhưng khả năng đầu tư giữa các nước ASEAN còn hạn chế,

đặc biệt đối với những lĩnh vực công nghệ cao. Vì thế thu hút đầu tư từ những nước ngoài khối sẽ là chủ yếu.

Để có thể tận dụng được các lợi thế so sánh của đất nước và thị trường được các ưu đãi của AFTA về khả năng tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Việt Nam cần có một định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập của khu vực và thế giới. Chính sự hội nhập này là một nhân tố quan trọng tạo ra sức bật mới cho cả nền kinh tế.

Định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế này phải là định hướng phát triển các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Tất cả các biện pháp vĩ mô như

thuế, thương mại, tài chính... cần được thay đổi nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thành công định hướng chiến lược này. Cụ thể là Chính phủ sẽ xác định ngành nào sẽ là ngành tạo ra được những mặt hàng có khả năng cạnh tranh được với các nước ASEAN và tập trung cho sự phát triển những ngành đó. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là, do cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam gần giống với các nước ASEAN, Việt Nam chỉ có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh nếu đạt

được các ưu thế về chất lượng và giá cả.

Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều ban hành Nghị định công bố danh mục thực hiện AFTA cho năm đó. Năm 1997, Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể thực hiện AFTA giai đoạn 1996- 2006 của Việt Nam để làm căn cứ điều chỉnh cơ cấu trong nước và định hướng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Đến thời điểm 31/12/2000, Việt Nam đã chuyển trên 4200 dòng thuế vào thực hiện AFTA và dự kiến sẽ chuyển tiếp khoảng 1940 dòng thuế còn lại trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào thực hiện cắt giảm trong 3 năm 2001- 2003 và đén năm 2006 sẽ cắt giảm thuế suất nhập khẩu của toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA xuống mức 0-5%.

Một yếu tố khác thu hút đầu tư của nước ngoài và trong nước là cải thiện cơ

sở hạ tầng hơn nữa, bao gồm việc phát triển năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cải tiến công tác tài chính ngân hàng, tín dụng. Đây là những vấn đề lớn có ý nghĩa chung cả nước.

Hiện nay, Chính phủ đã có chỉ đạo triển khai một số công việc trọng tâm sau

đây:

- Xây dựng chiến lược đầu tư, chiến lược xuất khẩu để làm định hướng phát triển và chuẩn bị hội nhập.

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Phát triển hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại.

- Khoa học và công nghệ chính là động lực, nền tảng trong phát triển kinh tế

- xã hội, nên cần được coi là then chốt là quốc sách hàng đầu và có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp về khoa học và công nghệđúng đắn. - Đối với những ngành công nghiệp quan trọng có tính chất xương sống

hoặc mũi nhọn của nền kinh tế, cần có sự quan tâm của Nhà nước, của các Bộ trên các mặt định hướng phát triển, hỗ trợ nguồn vốn, tìm kiếm thị

trường và các điều kiện kinh doanh thuận lợi để nó có thể góp phần thúc

đẩy kinh tế trong nước phát triển và cạnh tranh được với các nền công nghiệp khác trong khu vực

Tình trạng chậm được cải thiện nên đã ảnh hưởng rất mạnh đến chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Chú trọng nhập khẩu công nghệ đòi hỏi suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, có khả năng tạo thêm nhiều chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp. Việc hiện đại hoá công nghệ là cần thiết nhưng phải lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn.

- Đòi hỏi phải nhập khẩu thiết bị tiên tiến và hiện đại cho mọi ngành sản xuất, bất kể hiệu quả, bất kể khả năng quản lý và vận hành của cơ sở sử

dụng thiết bị thực chất là một sự lãng phí không kém gì nhập khẩu thiết bị

lạc hậu.

- Các loại thiết bị công nghệ cao thường sử dụng ít hoặc rất ít lao động. Trong một số trường hợp, việc nhập khẩu các loại thiết bị này sẽ không giúp ích nhiều cho việc tạo công ăn việc làm và tận dụng thế mạnh lao

động rẻ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Giá thiết bị cao còn làm tăng giá thành sản phẩm và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Vì lý do đó, việc nhập khẩu thiết bị tiên tiến cần được tính toán kỹ về mặt hiệu quả, tập trung cho một số ngành then chốt như năng lượng, tin học,

cơ sở hạ tầng vững chắc và góp phần đẩy nhanh quá trình tạo ra các mặt hàng mới cho xuất khẩu. Trong những ngành còn lại, cần biết tận dụng các loại công nghệ có trình độ vừa phải, sử dụng nhiều lao động, vừa phù hợp với trình độ phát triển của ta, vừa đáp ứng nhu cầu chế biến nguyên liệu thô. Nếu có khó khăn về vốn đầu tư trong khi việc nâng cấp thiết bị là cần thiết thì nên tập trung vào những khâu quyết định chất lượng sản phẩm. - Một phần vốn đầu tư cho khoa học công nghệ nên được dành để thành lập

Ngân hàng dữ liệu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cập nhật nhất về lĩnh vực công nghệ mà họ quan tâm. Việc này đã được làm nhưng quy mô còn rất nhỏ, lại thiếu quảng cáo nên rất ít doanh nghiệp biết về sự tồn tại của một trung tâm như vậy. Tới đây nên tiến hành đầu tư một cách bài bản hơn cho lĩnh vực này, đồng thời tăng cường phổ biến đến các doanh nhân để họ biết và có điều kiện tham khảo dữ liệu trước khi ra quyết

định đầu tư. Tạo lập thị trường công nghệ để các sản phẩm khoa học công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thông bình thường như một dạng hàng hoá đặc biệt. Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các nghiên cứu khoa học gắn bó hơn với tiến trình phát triển, đồng thời rút ngắn được khoảng thời gian giữa nghiên cứu và ứng dụng. Để tạo lập thị

trường công nghệ, nên khuyến khích việc ký hợp đồng giữa các doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu khoa học bằng cách thiết lập Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển công nghệ Quốc gia. Quỹ này sẽ cho các doanh nghiệp vay trong trường hợp họ có nhu cầu đặt hàng với các viện nghiên cứu. Làm như vậy vừa gắn được nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn của sản xuất, vừa tạo điều kiện cho các nhà khoa học giỏi phát huy tài năng, vừa không phí phạm nguồn vốn ít ỏi của ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cần thi hành nghiêm túc các quy định của luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghệ

cũng là biện pháp quan trọng khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ cho công cuộc đổi mới và cải tiến công nghệ.

Một vấn đề nữa mà chúng ta cần đề cập ở đây đó là, để đảm bảo được yêu cầu sản xuất xuất khẩu thì hàng hoá của Việt Nam cần được tuân thủ những tiêu chuẩn đã được quy ước có tính chất quốc tế, đó là phải có những tiêu chuẩn phù hợp với ISO. Là một nền kinh tế mới bước vào thời kỳ đang phát triển, Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để công bố các tiêu chuẩn quốc tế và sửa đổi những tiêu chuẩn của mình cũng như chuẩn bị nền tảng cơ sở vật chất và kỹ

thuật để áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên quan đến thương mại. Một số mặt hàng của Việt Nam đã và đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để nhận chứng chỉ chất lượng ISO. Có được những chứng chỉ chất lượng này, hàng hoá của

Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế hơn, một cách bài bản hơn theo những tiêu chuẩn mà đã được thế giới công nhận.

1.2. . Những ý kiến đóng góp lên các bô ngành chủ quản

Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại và các Bộ, ngành chủ quản là cơ quan có trách nhiệm cung cấp, hướng dẫn các doanh nghiệp phân tích, sử dụng các thông tin, tư liệu liên quan tới những giải pháp đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia AFTA.

Các bộ ngành và đơn vị hữu quan cần tổ chức nghiên cứu cụ thể tác động của AFTA đối với từng ngành và khu vực kinh tế, đánh giá lượng hoá các tác động và đề xuất biện pháp cụ thể đối với ngành của mình. Xây dựng các đề án phát triển các sản phẩm của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Mặt khác, cần có kế hoạch đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trên cơ sở lợi thế so sánh của ta về sức lao động, đất đai, tài nguyên…, tận dụng các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế về quyền tự về, về ưu đãi cho các nước

đang phát triển và chậm phát triển. Đây chính là những lợi thế giúp ta tìm lời giải thích hợp cho những thách thức nói trên. Vấn đề quan trọng đặt ra là sự tính toán, vận dụng khéo léo các nguyên tắc của các tổ chức quốc tế đó vào hoàn cảnh Việt Nam, đảm bảo cho chính sách vừa phù hợp với quốc tế, vừa bảo hộ

và kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất và của từng doanh nghiệp. Trước hết là cần phát triển các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Cơ cấu công nghiệp phải nhanh chóng chuyển dịch sao cho những nhóm mặt hàng ưu đãi thuế quan chỉ chiếm tỉ trọng không đáng kể trong khối lượng nhập khẩu. Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế

tham gia xuất khẩu và làm công nghiệp hướng ra xuất khẩu.

- Bộ Thương mại là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm đầu mối trong quan hệ hợp tác kinh tế trong AFTA và ASEAN có nhiệm vụ phổ

biến kiến thức về AFTA tới các doanh nghiệp.

- Bộ Công nghiệp sẽ dành một phần lực lượng tham gia vào nhiệm vụ trao

đổi thông tin, nghiên cứu hội thảo khoa học, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ các loại trong ngành, kể cả ở trung ương và địa phương,

đồng thời cũng đề nghị các cơ quan Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến đào tạo và tuyển chọn cán bộ có chất lượng cao trong giai đoạn tới, cả năng lực và phẩm chất để có thể làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Toàn ngành công nghiệp Việt Nam quyết tâm phấn đấu từ nay đến năm 2000 tăng giá trị tổng sản lượng hàng năm 15% và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm

25%, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Cơ quan Hải quan Việt Nam tham gia với các nước ASEAN khác, trong việc điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan giữa các nước thành viên AFTA, thống nhất hệ thống xác định trị giá để tính thuế, thống nhất hệ thống xác định trị giá để tính thuế, thống nhất quy trình thủ tục Hải quan, nhanh chóng hoàn thành thủ tục Hải quan cho các sản phẩm của CEPT, lập mẫu tờ khai Hải quan chung. Vì sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước khác về danh mục biểu thuế, quy trình thủ tục hải quan... sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành việc điều hoà thống nhất nói trên. Bởi vậy, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Hải quan với các cơ quan chức năng và các cơ quan hữu quan khác trong công việc trên.

Sớm thành lập bổ xung các thiết chế và ban hành bổ xung các chính sách hỗ

trợ kinh doanh phù hợp với các định chế chung như xúc tiến thương mại, hỗ trợ

nghiên cứu và ứng dụng (R &D) trong những lĩnh vực chọn lọc, hỗ trợ tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo lại, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến sản phẩm sản xuất tại Việt Nam… Nghiên cứu thành lập và thúc đẩy sự hoạt động của các hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh và an toàn tiêu dùng cả với mọi loại hàng hoá tiêu dùng trong nước nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng.

Vai trò của Chính phủ trong quá trình này là đảm bảo rằng môi trường kinh tế

tổng thể không bị bóp méo và rằng những hàng hoá công cộng (như hạ tầng cơ

sở) luôn sẵn sàng để các doanh nghiệp khai thác, ở Việt Nam, gần một nửa doanh nghiệp - tính theo trên giá trị sản lượng công nghiệp - là các doanh nghiệp nhà nước (48,3%). Các doanh nghiệp phi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,2% và 28,5%.

Để đối chọi với thách thức của một nền kinh tế mở đặc biệt là khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, các doanh nghiệp không chỉ cần hoạt động có hiệu quả mà họ phải thích ứng và phản ứng nhanh nhạy với những biến động liên tục. Nói chung các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả và thụ động, việc mở cửa thị trường theo các yêu cầu của AFTA sẽ đặt các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam vào tình thế khó khăn. Chính vì vậy, sau khi giảm số doanh nghiệp nhà nước khoảng 50% xuống còn 6.000 doanh nghiệp, Chính phủ bắt đầu chương trình cổ phần hoá và sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá trong thời gian tới.

1.3. . Những ý kiến đóng góp lên Bộ Tài chính

Việc cần làm đầu tiên là phải sớm xây dựng và hoàn tất lộ trình tổng thể thực hiện CEPT - AFTA cả thuế và phi thuế đến 2006 để kịp thời công bố cho các

ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để họ chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh sản xuất và đầu tư, với mục tiêu nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và quốc tế đang trong quá trình

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Những giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA” ppt (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)