II. Giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của Việt Nam
2. Giải pháp vi mô Về phía doanh nghiệp
2.1. Cần có chiến lược dài hạn và cụ thể, thiết thực
Trong quá trình hội nhập kinh tế vươn ra thị trường quốc tế và khu vực, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi. Sự thành
công tới đâu trong quá trình này là tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, vì sự sống còn của mình. Tư tưởng bảo hộ trông chờ vào Nhà nước hỗ trợ tất yếu sẽ dẫn tới sự đào thải. Trong quá trình cạnh tranh vươn lên này Nhà nước sẽ
hỗ trợ thích đáng cho các doanh nghiệp, nhưng sự hỗ trợ đó là có chọn lọc, có
điều kiện, có thời gian. Như vậy con đường tất yếu cho các doanh nghiệp là: Kết hợp chặt chẽ sản xuất với kinh doanh. Mỗi đơn vị cần có chiến lược riêng cho đơn vị mình. Một mặt quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên tập trung nỗ lực đầu tư cho sản xuất các mặt hàng chủ lực có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh của đơn vị, của địa phương mình, lấy thị trường làm kim chỉ nam
định hướng cho sản xuất. Không nên giàn trải, cần chuyên sâu theo thế mạnh. Một mặt cần đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh hợp tác quốc tế, khai thác lợi thế từ các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại khuyếch trương đầu tư. Hạch toán chặt chẽ giữa sản xuất và kinh doanh tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Xem thị trường trong nước là hậu thuẫn, là thế mạnh cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Chiến lược hai trọng điểm sản xuất và kinh doanh tiêu thụ là đòi hỏi rất thực tiễn đảm bảo thắng lợi cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực. Thị trường mà chúng ta cần xem xét là thị trường hướng ngoại, nhưng hiện tại chỉ khoảng hơn 20% giá trị sản phẩm công nghiệp được xuất ra thị trường nước ngoài. Hướng ngoại phải là chiến lược lâu dài, bởi sức mua trong nước thấp, tuy dân số là 80 triệu người. Nói vậy, không có nghĩa là chúng ta có thể quên thị trường trong nước, mà ở đây, đúng ra, có thứ chúng ta phải giành dật lấy, đặc biệt là những hàng hoá nước ngoài đang chiếm lĩnh: hàng dệt may, hoá mỹ phẩm, điện tử, điện dân dụng, cơ khí tiêu dùng, gốm sứ…
Những tồn tại trên, thực sự là những trở ngại phải vượt qua trên con đường phát triển ngành công nghiệp với tốc độ 14 -15%/năm từ nay đến năm 2000.
Đặc biệt là vấn đề hội nhập ASEAN, và tham gia AFTA