Một số quy định về tiền lương tại doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH thương mại sơn thương (Trang 42 - 43)

- Số p/s trong quý

2.4.1.Một số quy định về tiền lương tại doanh nghiệp:

Tiền lương của công nhân là số thù lao lao động phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động của doanh nghiệp quản lý.

Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động trên bảng tính lương ghi rõ các khoản tiền lương, khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản giảm trừ và số tiền lao động được lĩnh. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt “ Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương” sẽ được làm căn cứ để thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động. Các khoản thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ báo các thu, chi tiền mặt chuyển cho phòng hành chính kế toán để kiểm tra ghi sổ.

Để thuận lợi và công bằng trong việc tính lương cho công nhân viên người lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã và đang áp dụng hình thức trả lương chính cho công nhân viên là trả lương theo thời gian sau:

Tiền lương thời gian

Hình thức này, doanh nghiệp trả lương cho công nhân viên dựa vào thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động đó. Hàng ngày, mỗi người đều được theo dõi kỹ về thời gian làm việc của mình qua bảng chấm công. Cuối tháng, kế toán các phòng ban, các kho, sẽ tổng hợp lại để làm căn cứ tính tiền lương.

Lương theo thời gian được tính như sau:

- Tiền lương thời gian: quy định 1 tháng có 26 ngày công

Lương thời gian= Lương cơ bản + phụ cấp – các khoản giảm trừ (nếu có)

+ Lương cơ bản =

+ Phụ cấp = lương cơ bản x hệ số phụ cấp

1.050.000 x bậc lương xsố ngày công thực tế 26

Trường ĐHKT & QTKD GVHD: Thầy Hoàng Hà

+ Các khoản giảm trừ gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ủng hộ…

BHXH = bậc lương x 1.050.000 x 7 % BHYT = bậc lương x 1.050.000 x 1.5 % BHTN = bậc lương x 1.050.000 x 1 %

* Chứng từ sử dụng:

- Bảng chấm công

- Bảng chấm công làm thêm giờ - Bảng thanh toán lương

- Bảng thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

* Sổ sách sử dụng:

- Sổ chi tiết TK 334, 338 - Sổ cái TK 334, 338 - Sổ danh sách lao động

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty TNHH thương mại sơn thương (Trang 42 - 43)