II) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp:
d) Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán
Trong xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế thế giới, các công cụ cung cấp thông tin cho quản lý kinh tế như kế toán, thống kê ở các nước khác nhau trên thế
giới ngày càng xích lại gần nhau. Việc Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán mới là sự vận dụng các thông lệ quốc tế về kế toán vào hoàn cảnh cụ thể , phù hợp với cơ
chế kinh tế của nước ta. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế
nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, làm cho ngôn ngữ kế toán của nước ta trở nên gần gũi với ngôn ngữ kế toán của các nước, giúp nước ta hoàn thiện hơn luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói chếđộ kế toán mới của nước ta đã vận dụng khá đầy đủ các nguyên tắc, các khái niệm được thừa nhận trên phạm vi quốc tế.
Sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu được thể hiện ở những điểm sau:
Tính giá vật liệu
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
được xác định bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp nhập trước, xuất trước. - Phương pháp giá thực tế đích danh. - Phương pháp giá hạch toán.
Thiếu hụt nguyên vật liệu phát hiện do kiểm kê:
Phải ghi nợ TK 138 chờ xử lý.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng cho nguyên vật liệu tồn kho
được tính vào cuối niên độ kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính.
Giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng phương pháp:
- Phương pháp nhập trước, xuất trước. - Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Đưa vào khoản lãi, lỗ.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ngay sau khi cấp quản lý nhận thấy giá trị bị giảm.