Tìm hiểu chung

Một phần của tài liệu vanhocvnhiendai2 (Trang 49 - 50)

5. Vi Thùy Linh với tập thơ Khát 1 Vài nét về tác giả

1.1. Tìm hiểu chung

-Tác giả

Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công sinh 1946; Quê xã Tân Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Khoa văn Tr−ờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, tham gia chiến đấu ở chiến tr−ờng miền Nam. Sau 1975, ông hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ và báo chí. Giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thơ, Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.

Tác phẩm chính: Những ng−ời đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông Ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988), Cỏ vẫn mọc (2002).

Tác giả đ−ợc nhận giải th−ởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1979 cho tập

thơ Dấu chân qua trảng cỏ.

Thanh Thảo luôn luôn tìm tòi đổi mới thơ. Thơ ông đậm chất triết lý.

- Tác phẩm

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca đ−ợc lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút bi phẫn trong cuộc đời Gar-xi-a Lor-ca và những ý thơ giàu tính nhạc của ông.

Lor-ca sinh năm 1898 ở tỉnh Gra-na-đa miền Nam Tây Ban Nha, đ−ợc xem là nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỷ XX. Ngoài thơ, ông còn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng. Thơ của Lor-ca gắn bó máu thịt với nguồn mạch văn hoá dân gian, hồn nhiên, phóng khoáng. Nhân cách ng−ời nghệ sĩ của ông thể hiện qua câu thơ nổi tiếng “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” (Ghi nhớ). Lor-ca bị phe phát xít phran-cô giết trong thời gian đầu cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Xác ông bị chúng quăng xuống giếng. Thanh Thảo thực sự xúc động về con ng−ời và cái chết của Lor-ca. Nó chính là nguồn cảm hứng để nhà thơ viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca đ−ợc trích từ tập thơ Khối vuông Ru- bích, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1985).

- Bố cục

Bài thơ đ−ợc chia làm 3 phần

+ Khổ thơ đầu: Lor-ca một nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha lúc bấy giờ.

+ Ba khổ tiếp theo (đến câu 22, Long lanh trong đáy giếng): Một cái chết oan khuất của Lor-ca do thế lực tàn ác gây ra.

+ Phần còn lại: Niềm xót th−ơng Lor-ca; những suy t− về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

Một phần của tài liệu vanhocvnhiendai2 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)