5.1. Tìm hiểu chung
-Tác giả
L−u Quang Vũ sinh năm 1948 tại Hạ Hoà - Phú Thọ, quê gốc Đà Nẵng. Thời thơ ấu, L−u Quang Vũ sống ở Phú Thọ; năm 1954, về sống và đi học tại Hà Nội, từng tham gia quân đội trong những năm chống Mỹ cứu n−ớc.
L−u Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng những năm sáu m−ơi của thế kỷ XX, đến đầu những năm tám m−ơi thì chuyển hẳn sang sáng tác kịch bản sân khấu. Trong khoảng bảy, tám năm đã có 50 tác phẩm của ông đ−ợc dàn dựng.
Các tác phẩm tiêu biểu: Sống mãi tuổi 17; Nàng Xi-ta; Nếu anh không đốt lửa; Lời thề thứ chín; Khoảnh khắc vô tận; Tôi và chúng ta…
L−u Quang Vũ đ−ợc trao tặng Giải th−ởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
- Tác phẩm
Hồn Tr−ơng Ba, da hàng thịt (đ−ợc viết năm 1981 nh−ng đến năm 1984
mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của L−u Quang Vũ.
Viết vở kịch này, L−u Quang Vũ dựa vào một câu chuyện dân gian nh−ng đã có những thay đổi khá cơ bản. Trong truyện dân gian thì Tr−ơng Ba tiếp tục sống bình th−ờng, hạnh phúc khi hồn nhập vào xác anh hàng thịt. ở tác phẩm của L−u Quang Vũ thì lại sinh ra cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, dày vò của Tr−ơng Ba khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
Đoạn trích là một phần của cảnh 7 - cảnh cuối cùng của vở kịch. Đây là cuộc đối đầu giữa Hồn và Xác trong nhân vật Hồn Tr−ơng Ba. Nó lên đến cao trào và hồn có nguy cơ bị lấn át. Hồn Tr−ơng Ba càng bị ng−ời thân trong gia đình nghi ngờ, xa lánh. Nỗi đau khổ, dằn vặt phát triển đến đỉnh điểm, Hồn Tr−ơng Ba đi đến quyết định cuối cùng.
5.2. Đọc hiểu văn bản
5.2.1. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác
- Hồn Tr−ơng Ba đ−a xác anh hàng thịt về nhà mình. Mọi ng−ời phê phán Tr−ơng Ba đổi tính, đổi nết. Lý tr−ởng sách nhiễu; Con trai Tr−ơng Ba tỏ ra h− hỏng; cháu gái không nhận ông; con dâu than phiền…Hồn Tr−ơng Ba rất đau khổ.
- Diễn biến cuộc thoại giữa Hồn và Xác (đọc hoặc l−ợc thuật theo SGK) + Giúp ta nhận ra sự đau đớn, dằn vặt của Hồn Tr−ơng Ba. Nh−ng dù đau đớn đến đâu cũng không thoát ra khỏi xác anh hàng thịt. Cuộc đối thoại kết thúc bằng sự lúng túng, cơ hồ nh− thất bại của Hồn Tr−ơng Ba.
+ Linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau. Nó là một thể thống nhất. Linh hồn phải ở trong đúng thể xác của mình. Không thể vay m−ợn, trú ngụ ở nơi khác. Sống nh− thế chỉ là bi kịch.
+ Lên án hiện t−ợng đề cao đời sống tinh thần, coi nhẹ đời sống vật chất. Đấy là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan chứ không phải duy vật biện chứng.
5.2.2. Tình thế và sự quyết định cuối cùng của Tr−ơng Ba
5.2.2.1. Tình thế
Hồn Tr−ơng Ba đứng tr−ớc những áp lực căng thẳng:
- Sự chán ch−ờng của vợ Tr−ơng Ba (đọc hoặc l−ợc thuật cuộc thoại giữa vợ Tr−ơng Ba và Hồn Tr−ơng Ba). Vợ Tr−ơng Ba định bỏ nhà ra đi.
+ “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa!”
+ “Chả biết! Đi cấy thuê làm m−ớn ở đâu cũng đ−ợc… đi biệt… Để ông
đ−ợc thảnh thơi với vợ ng−ời hàng thịt… còn hơn là thế này “Ông đâu còn
là… ông Tr−ơng Ba làm v−ờn ngày x−a, ông biết không…”
- Sự đoạn tuyệt của đứa cháu
+ “Ông nội tôi chết rồi… từ nay ông không đ−ợc động vào cây cối của ông tôi nữa… bàn tay giết lợn của ông làm gãy cái chồi non, chân ông to bè
nh− cái xẻng, giẫm lên nát cả cây… ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng nh−
vậy.”
+ “Ông xấu lắm, ác lắm, cút đi. Lão đồ tể cút đi.”
- Sự nghi ngờ, chán ngán của con dâu
“Con cảm thấy thầy mỗi ngày đổi khác dần, mất mát dần, mờ nhạt dần,
nhèo đi… con càng th−ơng thầy! Nh−ng làm thế nào thầy ơi!”
Tất cả những ng−ời thân yêu đều rơi vào tình trạng đau khổ, chán ngán, muốn từ bỏ… sự thật khi mà Hồn Tr−ơng Ba sống trong thể xác anh hàng thịt. Điều này càng đẩy Hồn Tr−ơng Ba vào tình thế căng thẳng. Mâu thuẫn kịch đã đến đoạn cao trào.
5.2.2.2. Quyết định của Hồn Tr−ơng Ba
Bản thân bị giằng xé, ng−ời thân thì đau đớn, dằn vặt, buộc Hồn Tr−ơng Ba phải đi đến sự quyết định một lối giải thoát (đọc hoặc l−ợc thuật cuộc thoại giữa Đế Thích với Hồn Tr−ơng Ba).
- Cứ ở yên nh− vậy “Có gì không ổn đâu!” -> “Tôi không thể tiếp tục… tôi không thể là tôi toàn vẹn”
- “Hay là nhập ông vào xác cu Tị” -> “Không! tôi… Ông hãy cứu lấy nó…”
- “Ông muốn nhập vào ai?” - > “Tôi chẳng muốn nhập vào ai cả” ; “Có
những cái sai không thể sửa đ−ợc. Chắp vá g−ợng ép chỉ càng làm sai thêm.
Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc làm đúng khác.”
-> Hồn Tr−ơng Ba quyết định hãy để ông chết; cứu lấy cu Tị và trả thân xác cho anh hàng thịt.
-> Cuộc đấu tranh cho chân lý: Tôn trọng sự thật cho dù có phũ phàng đi chăng nữa vẫn hơn.
5.2.3. Phần kết của trích đoạn
- Sự thật sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho tất cả mọi ng−ời: vợ Tr−ơng Ba, chị Lụa, cu Tị, cái Gái…
- Niềm tin vào t−ơng lai
5.2.4. Củng cố
- Sống nhờ (thân xác một đằng, linh hồn một nẻo) là chuyện th−ờng có ở khắp mọi nơi (trên trời , d−ới đất). Điều đó chỉ là bi kịch.
- Phê phán sự vô trách nhiệm dẫn đến nỗi khổ cho ng−ời khác. - Phê phán lối sống giả dối.