Xây đi đối với chống và phải là phong trào quần chúng rộng rãi

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay (Trang 28 - 30)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.3.2.Xây đi đối với chống và phải là phong trào quần chúng rộng rãi

Xã hội mới Việt Nam thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, do vậy nhiều tàn dư của văn hoá nô dịch thực dân vẫn còn ăn sâu, bén rễ trong xã hội. Vả lại, trong mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải người nào cũng tốt, người nào cũng hay. Mỗi người đều có cái thiện, cái ác trong lòng. Hồ Chí Minh khẳng định:” tất cả chúng ta đều sinh trưởng trong xã hội cũ, dưới sự thống trị của đế quốc phong kiến. Mọi người chúng ta dù muốn hay không muốn đều bị thói xấu của đế quốc phong kiến truyền vào người”[5; 36].

Vì vậy, một trong những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo quan điểm của Người là phải kết hợp xây đi đôi với chồng. Điều đó có nghĩa là, một mặt, phải không ngừng trau dồi, xây đắp, phát triển đạo đức mới. Đạo đức cách mạng, tăng cường cái đúng, cái tốt. Cái tốt được tăng cường, phát triển thì cái xấu thì bị đẩy lùi. Mặt khác, cũng với việc xây cái thiện phải đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu trong bản thân mỗi con người.

Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội, nhất là trong những tập thể - nơi mà phần lớn thời gian cuộc đời mỗi người gắn bó bằng hoặt động thực tiễn của mình. Những phẩm chất chung nhất, cơ bản nhất lại được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng, từng lớp đối tượng khách nhau. Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm công việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, Đảng viên, cho công nhân, nông dân, phụ nữ, tri thức,.. sau khi dành được chính quyền, trong quá trình hình thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, chuẩn bị điều kiện tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội.

Hồ Chí Minh đã nhận thấy và chỉ ra những suy thoái, những bệnh đã nảy sinh ra và xuất hiện trong cán bộ, Đảng viên. Người coi những suy thoái, những bệnh ấy là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, là “đồng minh của thực dân

phong kiến, là “tội ác”... đối với độc lập dân tộc của chủ nghĩa xã hội. Những kẻ địch ấy rất nguy hiểm đối với cách mạng, bởi vì “việc tranh đấu với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằn gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địch ở trong con người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót”[4; 496].

Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Mọi người tự giác nhận thức được tránh nhiệm đạo đức của mình đã nói, cảm nhận thật sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “sung sướng vẻ vang nhất trên đời này”.

Tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không thể thiếu được, nhưng sự tự giác giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn nhiều. Sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là khơi dậy sự tự giác của mỗi người nhằm đấu tranh tự loại bỏ cái thấp hèn để vươn tới caí cao đẹp, loại bỏ caí ác, cái phi đạo đức để vươn tới cái thiện, cái đạo đức.

Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch lành mạnh về đạo đức. Hơn nữa còn phải thấy trước những gì có thể xảy ra để đề phòng, ngăn chặn. Đối với những cán bộ, đảng viên.

Người đã dẫn lời Khổng tử để giải thích rõ hơn luận điểm này: “Khổng tử nói: “mình phải chính tâm tu thân” là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được. Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình thế giới. Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được. Người đã trích dẫn khá dài những ý kiến rất quyết liệt của Lênin về vấn đề này: “Cần phải nêu những đồng chí đã ăn hối lộ ra để cho dư luận quở trách và cần phải đuổi họ ra khỏi Đảng... Phải lập tức đề nghị một đạo luật để trừng trị những vụ hối lộ. Ít nhất cũng phải phạt 10 năm giam cầm và 10 năm khổ sai”[6; 293].

Người đã vạch rõ nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ tệ nạn. Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại là phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân.

Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào mới như: phong trào vận động “nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật”, gọi tắt là cuộc vận động “3 xây, 3 chống”. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân. Có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây dựng, xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng, thôi thúc trách nhiệm đạo đức cá nhân, để mọi người phấn đấu tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.

Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người. Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. Xây đi đôi với chống, muốn chống phải xây, chống nhằm mục đích xây. Để xây và chống có kết quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, phải kiên quyết loại trừ chủ nghĩa cá nhân.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên Đại học Khoa học Huế hiện nay (Trang 28 - 30)