Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Một phần của tài liệu PHAN TICH BAO CAO TAI CHINH TAI CT CO PHAN FPT (Trang 26 - 30)

Một số cột mốc chính trong chặn đượng hình thành và phát triển của Công ty cổ phần FPT:

Năm 1988 - 1990: Tìm hướng đi

Ngày 13/9/1988, FPT ra đời với tên gọi Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm (The Food Processing Technology Company), kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

Hợp đồng cung cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và việc đặt quan hệ với hãng máy tính Olivetti năm 1989 là tiền đề cho sự ra đời của bộ phận tin học sau này.

Ngày 27/10/1990, Công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (The Corporation for Financing and Promoting Technology) với định hướng kinh doanh tin học.

Năm 1996: Trở thành Công ty công nghệ thông tin số 1 Việt Nam

Sau 8 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số 1 trên thị trường tin học Việt Nam.

FPT nhiều năm liên tiếp được bạn đọc của Tạp chí PC World bình chọn là Công ty tin học uy tín nhất Việt Nam.

Năm 1999: Toàn cầu hóa

Trung tâm Xuất khẩu Phần mềm (tiền thân của Công ty Phần mềm FPT – FPT Software) được thành lập vào năm 20/12/1999 với mục tiêu xuất khẩu phần mềm sang châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Các chi nhánh FPT tại Bangalore (Ấn Độ) và Văn phòng FPT tại Mỹ lần lượt được thành lập vào năm 1999, 2000.

Năm 2001

Ngày 17/04.2001, FPT tổ chức lễ đón nhận nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và trở thành công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng chỉ này.

Ngày 26/02/2001, ra mắt tờ báo trực tuyến VnExpress.

Từ năm 2002 đến 2006: Trở thành Công ty đại chúng

FPT trở thành đối tác của HP tại Việt Nam.

Năm 2003, FPT quyết định chuyển các Trung tâm thành các Chi nhánh. Và thành lập 6 công ty thành viên:

 Công ty Hệ thống Thông tin FPT

 Công ty Truyền thông FPT (tiền thân của Công ty Viễn thông FPT)  Công ty Phân phối FPT

 Công ty Phần mềm FPT

 Công ty Giải pháp Phần mềm FPT (năm 2007 sáp nhập vào Công ty Hệ thống Thông tin)

 Công ty Công nghệ Di động FPT

Ngày 13/11/2005, Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn FPT Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một công ty IT Việt Nam thành lập pháp nhân tại Nhật Bản.

Ngày 20/10/2005, FPT trở thành đối tác Vàng của Microsoft.

Ngày 12/09/2005, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT nhận giấy phép của Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông cố định nội hạt trên phạm vi toàn quốc,loại hình dịch vụ truy cập Internet (ISP).

Ngày 06/09/2005, FPT trở thành đối tác cao cấp nhất của Oracle.

Ngày 23/03/2005, Công ty Phân phối FPT trở thành nhà phân phối đầu tiên tại thị trường Việt Nam cho các sản phẩm phần mềm của Công ty Computer Associates International (Mỹ).

Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. Hiệu trưởng của trường là TS. Lê Trường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là PGS.TS. Trương Gia Bình.

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital. FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital.

Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược.

Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HOSE).

Năm 2007

Ngày 13/03/2007, Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phần mềm FPT Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore.

Ngày 21/06/2007, FPT được công nhận là đối tác bán hàng cấp cao nhất của Microsoft tại Việt Nam.

Ngày 08/10/2007, FPT khai trương tòa nhà FPT Cầu giấy, Hà Nội và chuyển trụ sở chính của Tập đoàn đến đây.

Ngày 24/10/2007, FPT giành Giải thưởng Công ty phát triển nhanh nhất trong các công ty trên toàn thế giới – Giải thưởng dành cho các công ty có vốn đầu tư của TPG trong năm 2006-2007.

Ngày 27/11/2007, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, ký kết với Tập đoàn SBI Holdings, Inc. (TOKYO: 8473) để thành lập Quỹ Đầu tư Việt-Nhật (Vietnam-Japan Fund) trị giá 100 triệu USD.

Ngày 04/12/2007, FPT dành giải thưởng 10 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) của Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) phối hợp cùng với Hãng Thông tin D&B (Mỹ).

Thành lập 9 công ty thành viên và liên kết: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bán lẻ FPT; Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT; Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT.

Hợp nhất Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hệ thống Thông tin FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Phần mềm FPT và Trung tâm Dịch vụ ERP thành Công ty Hệ thống Thông tin FPT.

Năm 2008: Đạt mức doanh thu 1 Tỉ USD

Ngày 28/01/2008, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia – American Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương.

Ngày 24/06/2008, mạng xã hội đầu tiên trên di động tại Việt Nam - Vihuni, phần mềm chat đầu tiên trên di động của Việt Nam - Vitalk và Bản đồ số đầu tiên trên di động do người Việt viết – Vimap là 3 sản phẩm nổi bật của nhóm Visky ra mắt năm 2008, dưới sự bảo trợ của tập đoàn FPT.

Ngày 03/07/2008, FPT và SAP Asia Pacific Japan (APJ) thỏa thuận cùng nhau hợp tác phát triển tại thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.

Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ

"Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần FPT"

viết tắt là "FPT Corporation” và tái khẳng định ngành nghề kinh doanh cốt lõi gồm viễn thông, công nghiệp nội dung và các dịch vụ CNTT.

Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Lam thay ông Trương Gia Bình. Ông Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, Chủ tịch HĐQT của Công ty Phần mềm FPT (FSOFT).

Ngày 26/12/2008, Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã ký kết dự án “Quản lý thuế thu nhập cá nhân” có giá trị lớn nhất mà FPT từng thực hiện, với tổng giá trị 15,5 triệu USD.

Trong 2 năm giữ chức vụ Tổng giám đốc, sau khi hoàn tất nhiệm vụ lập kế hoạch cho sự phát triển của FPT trong giai đoạn mới, bổ sung nhân sự cấp cao và xây dựng chiến lược thương hiệu mới của Tập đoàn, tháng 2 năm 2011, Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT có nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổng giám đốc thay thế cho ông Nguyễn Thành Lam.

FPT liên tục tăng trưởng trên 50%/năm kể từ năm 2002 và năm 2008 đã chính thức cán đích doanh số 1 tỷ USD vào năm tài chính 2008, khẳng định vị trí công ty công nghệ thông tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam.

Năm 2010: Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, tiến sâu vào thị trường đại chúng

Năm 2010, lần đầu tiên sau 22 năm thành lập, FPT công bố chiến lược thương hiệu mới. Cuối tháng 9, Tập đoàn FPT công bố chiến lược thương hiệu mới và hình ảnh logo được thay đổi theo hướng hiện đại, năng động và thân thiện hơn. Theo đó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khí cho các khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng các giải pháp dịch vụ CNTT thông minh. Một lần nữa FPT khẳng định theo đuổi chiến lược “Vì công dân điện tử”. Dựa trên nền tảng CNTT- VT, FPT sẽ hợp lực sức mạnh từ tất cả các đơn vị thành viên, nhằm đưa ra các sản phẩm dịch vụ hướng tới thị trường tiêu dùng đại chúng với chất lượng đảm bảo và giá thành phù hợp.

Trong tháng 5/2010, FPT đã lần lượt ký kết hợp tác với Microsoft Vietnam và Trend Micro nhằm thúc đẩy sự phát triển của điện toán đám mây tại Việt Nam. Theo đó, FPT là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong trong công nghệ mới của FPT.

Đây cũng là năm đánh dấu sự mở rộng của các công ty thành viên FPT ra 36 tỉnh thành trong cả nước, từ 22 tỉnh thành năm 2009. Đây là nỗ lực của cả Tập đoàn FPT nhằm mang sản phẩm dịch vụ đi sâu hơn nữa vào thị trường đại chúng. Cụ thể, trong mảng viễn thông, năm 2010, FPT Telecom đã mở rộng vùng phủ tại 36 tỉnh thành trên cả nước với hơn 400.000 thuê bao. Đơn vị này cũng đầu tư mạnh hơn vào hạ tầng cơ sở và dịch vụ gia tăng trên internet thông qua việc sáp nhập các đơn vị nội dung số trong tập đoàn, tạo đà cho việc khai thác dịch vụ viễn thông trong những năm kế tiếp.

Công ty Tích hợp Hệ thống thông tin FPT mở rộng ra 11 tỉnh thành. Ngân hàng Tienphongbank mở thêm 11 điểm giao dịch so với 2009.

Cũng trong năm 2010, với việc FPT IS mở văn phòng đại diện tại Lào và Campuchia, FPT đã chính thức hiện diện tại 10 quốc gia trên thế giới là Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Pháp, Úc, Mỹ, Lào và Campuchia, thể hiện quyết tâm thực hiện chiến lược toàn cầu hóa.

Năm 2011: Chiến lược OneFPT – “FPT phải trở thành Tập đoàn Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam”

Chiến lược One FPT với lộ trình 13 năm (2011-2024) được phê duyệt với định hướng tập trung vào phát triển công nghệ và mục tiêu “FPT phải trở thành Tập đoàn Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam”, lọt vào danh sách Top 500 trong Forbes Global 2000 vào năm 2024.

Năm 2012: Đầu tư nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới và các giải pháp CNTT Hạ tầng của hạ tầng

Tập đoàn đầu tư nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới Mobility, Cloud, Big data và các giải pháp CNTT Hạ tầng của hạ tầng: Chính phủ điện tử, Giao thông thông minh, Y tế thông minh.

Một phần của tài liệu PHAN TICH BAO CAO TAI CHINH TAI CT CO PHAN FPT (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)