Kết quả nghiên cứu thúc ñẩ y quá trình ra hoa, ñậ u quả ở nhãn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng, ra hoa và quả ở nhãn tại vùng gia lâm, hà nội (Trang 37 - 48)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………27

vào giống, vùng trồng, ñiều kiện khí hậu, mức ñộ thâm canh, biện pháp chăm sóc... Quá trình phân hoá mầm hoa là một quá trình sinh lý sinh hoá phức tạp nhưng ñều diễn ra theo một quy luật chung. Thuyết phát triển theo giai ñoạn, thuyết tương quan giữa cơ quan sinh sản và cơ quan dinh dưỡng, thuyết cảm

ứng ra hoa, thuyết hoóc môn là những cơ sở lý luận chung nhất ñể giải thích về sự phân hoá mầm hoa [3].

Dựa trên những hiểu biết về sự phân hoá mầm hoa cũng như quá trình ra hoa ñậu quả của nhãn, ñã có nhiều nghiên cứu về các biện pháp ñiều khiển quá trình ra hoa ñậu quả ở nhãn. Tuy nhiên, cho ñến nay ở nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, việc nghiên cứu về tác ñộng của các biện pháp kỹ thuật ñến khả năng ra hoa, ñậu quả, tăng năng suất ñối với nhãn còn chưa nhiều và giải pháp ñưa ra còn thiếu ñồng bộ.

Khoanh vỏ cành là biện pháp nhằm ngăn cản sự vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá xuống thân, rễ làm tăng tỷ lệ C/N, giúp cho cây phân hoá và hình thành mầm hoạ Biện pháp này phụ thuộc nhiều yếu tố, mùa vụ, tình trạng sinh trưởng của cây, kỹ thuật và thời ñiểm khoanh. Trên giống dễ ra hoa “Phetsakon”, có thể kích thích ra hoa bằng biện pháp khoanh cành cũng làm cho cây ra hoa sớm và ñồng ñều (Subhadrabandrahu và Yapwattanaphn, 2000-Wong,2000), trong khi các giống khác thì biện pháp khoanh cành ñạt kết quả không ổn ñịnh. So sánh hiệu quả của biện pháp khoanh cành và xử lý Chlorate kali bằng cách phun lên lá ở nồng ñộ 2000ppm, Charoensri và ctv. (2005) nhận thấy xử lý cây ở 2 ñộ tuổi lá là 21 và 27 ngày hiệu quả kích thích ra hoa của biện pháp khoanh cành ñều cao hơn so với biện pháp phun Chlorate kalị Ngoài ra, qua kết quả quan sát dưới kính hiển vi, tác giả cũng nhận thấy mầm hoa xuất hiện 4 tuần sau khi khoanh cành, sớm hơn so với biện pháp phun Chlorate kalị [47].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………28

triển chậm, lâu liền da nên khi khoanh thường dùng cưa hay kéo có bề dày từ

1-2 mm ñể khoanh giáp vòng thân hay cành chính của cây gọi là “xiết” hay “sứa” cành, nhưng cây nhãn Da bò do ñặc ñiểm phát triển mạnh, mau liền da nên phải dùng dao khoanh và lột một ñoạn da dài từ 0,5 – 2 cm, tuỳ theo kích thước cành và mùa vụ ñể kích thích cho cây ra hoạ ñặc biệt giống nhãn Da Bò phải chừa “nhánh thở” khoảng 20%, ñể những nhánh này cung cấp chất

ñồng hoá nuôi rễ. Thời ñiểm khoanh cành thường ñược căn cứ vào ñộ trưởng thành của lá thông qua màu sắc của nó. Vào mùa mưa, tiến hành kích thích ra hoa cho nhãn Da bò khi lá lụa có màu ñọt chuối non ( lá chưa thẳng gân). Trên giống nhãn Long khi thấy chồi non vừa tách ra, còn gọi là hở mỏ kết hợp với ñộ già của lá là có thể tiến hành khoanh cành cho cây ra hoạ[ 10]

Theo Phạm Văn Côn (2004), sử dụng các biện pháp kỹ thuật ñiều khiển ra hoa bằng các biện pháp tác ñộng cơ giới như khoanh vỏ thân, buộc vòng trên thân cây hoặc buộc dây thép hoặc dây nilon có ñường kính 2,5 - 3,0 mm thắt chặt vòng quanh thân hoặc cành khung sau 1 - 1,5 tháng nhằm hạn chế rụng quả và tăng khả năng ñậu quả, có thể dùng một biện pháp hoặc áp dụng các biện pháp ñể nâng cao tỷ lệñậu quả [3], [27], [44].

Theo Nghê Diệu Nguyên và Ngô Tố Phần [27], các biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng ra hoa ñậu quả. ðối với cây có thể hoặc ñã ra lộc ñông nên dùng các biện pháp cắt ñứt rễ, làm lộ rễ, khoanh vỏ, bấm ngọn hoặc dùng thuốc, có thể dùng một biện pháp hoặc áp dụng tổng hợp các biện pháp ñể xử lý ức chế lộc ñông sinh trưởng. ðể nâng cao tỷ lệ ñậu quả

trong thời gian cây nở hoa có thể thả ong, thụ phấn nhân tạo, lắc hoa sau mưa, phun nước khi khô hạn, cắt bớt chùm hoạ Ngoài ra có thể dùng hoá chất riêng rẽ hoặc hỗn hợp ñể bảo vệ quả. Theo thí nghiệm của Trung Dương Vỹ, Thời kỳ quả non sau khi hoa cái nở rộ 21 ngày phun 2,4 D nồng ñộ 5 ppm hỗn hợp với Gibbelin 20 ppm có tác dụng bảo vệ quả rõ rệt [27], [33].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………29

Các chất ñiều hoà sinh trưởng có vai trò rất quan trọng trong quá trình

ñiều khiển sinh trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng, tất cả các quá trình hoạt ñộng của cây ñều có sự tham gia của các chất ñiều hoà sinh trưởng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại chất mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản nhưñiều khiển các quá trình ra lá, tăng trưởng chiều cao cây, ñiều khiển quá trình ra hoa, ñậu quả trái vụ,

ñiều khiển quá trình ra rễ cho cành giâm, chiết cành, ñiều chỉnh quá trình già hoá của các bộ phận trên cây (Hoàng Minh Tấn và cộng sự, 1994) [31] .

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của Chlorat kali (KClO3), Natri hypochlorit (NaOCl), và Canxi hypochlorit CăClO3)2 ñến sự ra hoa và thay ñổi sinh lý ở

giống nhãn E-Daw. Sritontip, C và cộng sự (2003), ñã tiến hành thí nghiệm xử lý các chất hóa học trên cây nhãn từ 10 - 12 tuổi vào ngày 30/11/1999 với nồng ñộ tương ứng là 5,25 và 5,55 g/m2 ñường kính vòm tán. Kết quả cho thấy, ở những cây ñược xử lý, ra hoa tốt hơn ở những cây không xử lý. Cụ thể

là, những cây có xử lý KClO3 và NaOCl, hoa ra sớm hơn so với những cây xử

lý CăClO3)2 và các chất hóa học này không làm ảnh hưởng ñến số quả trên chùm, kích cỡ quả và các thành phần trong quả [61].

Xử lý ethrel với nồng ñộ 1000 ppm, GA3, IAA phối hợp với ethrel, GA3 phối hợp với ethrel làm tăng tỷ lệ hoa cái và tỷ lệ ñậu quả ñã có hiệu quả làm tăng năng suất rõ rệt. Trong thời kỳ cây ra hoa, dùng thuốc trừ

bệnh Rhidomil MZ và oxyclorua ñồng cũng làm tăng tỷ lệ ñậu quả và hạn chế rụng quả. ðối với những cây vải có ñặc tính sinh trưởng mạnh. Biện pháp khoanh vỏ có ý nghĩa rất rõ rệt trong việc làm giảm sự phát lộc mùa

ñông, xúc tiến sự phân hoá mầm hoa tốt và phương pháp khoanh xoắn ốc có hiệu quả cao nhất [31].

Cây nhãn thường có hiện tượng ra quả cách năm. Vì vậy, cần phải có một số các biện pháp tác ñộng ñể cho nhãn ra hoa ñược ñồng ñều làm tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………30

năng suất và sản lượng quả theo ý muốn của con ngườị Chen và cộng sự

(1984) [48] cho biết, sử dụng GA3 ở nồng ñộ 100mg/lít và ethrel 500- 1000mg/lít cũng làm tăng khả năng ra hoạ Khi phun vào thời kỳ phân hoá mầm hoa, chất ñiều tiết sinh trưởng cũng ñã làm tăng kích thước hoa, số

lượng hoa cái nhiều và làm giảm lá dị hình trên chùm hoạ Các CT thí nghiệm trong 2 năm có năng suất trung bình là 2,8 tấn/ha (ñối chứng); 7,5 tấn/ha (GA3-100mg/lít) và 5,5 tấn/ha (ethrel - 100mg/lít).

Ở Thái Lan, hiện nay nhãn ñược bán quanh năm, do người sản xuất ñã nắm ñược và tác ñộng một số biện pháp kỹ thuật sản xuất quả trái vụ và số vụ

nhiều hơn một lần. Tuy nhiên, việc sử dụng giống, và các loại hóa chất ra hoa trái vụ ñể thúc ñẩy nhãn ra hoa trái vụ ñã ñược nhiều người quan tâm [46], [52], [59].

Theo Manochai và cộng sự (2005) [52], ñã sử dung KClO3 kích thích cho cây nhãn ra hoa trái vụ bằng 3 phương pháp sau:

- Hoà tan KClO3 vào nưới tưới ẩm vào ñất theo vòng tròn ñường kính vòm tán cây .

- Phun qua lá.

- Tiêm KClO3 vào thân hoặc cành bằng bơm tiêm áp lực với ñường kính lỗ tiêm 3 mm, sâu 2 -4 cm.

Kết quả cho thấy:

Biện pháp tưới KClO3 vào ñất ở liều lượng 4 g/m2 tán cho giống E-Daw, trên 80% số chồi trên cây ra hoa, ở liều lượng 8 g/m2 - 100% số chồi ra hoạ Cây ra hoa sau 21 ngày kể từ khi xử lý KClO3.

Trên giống nhãn Si-Chompoo cây ra hoa 100% ở liều lượng 1 g/m2. Thí nghiệm trên cũng cho thấy nếu không xử lý KClO3 thì không có sự ra hoa trái vụ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………31

Biện pháp phun KClO3 qua lá ở nồng ñộ 1000; 2000 mg/l cho giống nhãn E-Daw cho kết quả ra hoa tương tự như biện pháp tưới vào ñất ở liều lượng 4 và 8 g/m2 ñường kính vòm tán, còn nồng ñộ trên 2000 mg/l gây ra các vết ñốm trên lá. Ngoài ra, thí nghiệm phun qua lá ở mùa lạnh có tỷ lệ ra hoa cao nhất so với mùa nóng và mùa mưạ

Kỹ thuật tiêm KClO3 ở các liều lượng 0; 0,025; 0,05; 0,25 g KClO3 trên 1cm ñường kính cành nhãn Si-chompoo cho thấy với liều lượng 0,25 g KClO3 trên 1 cm ñường kính cành cây cho kết quả tương tự như áp dụng tưới ẩm vào

ñất ở liều lượng 8 g/m2 hoặc ở nồng ñộ 1000 mg/l phun lên lá (Wiriya- alongkone và cộng sự 1999).

Các tác giả cho rằng thời gian xử lý KClO3 trên nhãn ñược xác ñịnh bằng tuổi của lộc. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy sự cảm

ứng ra hoa của nhãn cao nhất khi lộc 45 – 50 ngày tuổị ðối với lộc non (khoảng 10 ngày tuổi) hầu như cảm ứng ra hoa xảy ra không ñáng kể. Ngoài ra, giai ñoạn phục hồi sau thu hoạch khác nhau khi áp dụng KClO3 có ảnh hưởng tỷ lệ ra hoa khác nhau, như mùa lạnh tỷ lệ ra hoa cao hơn mùa nóng và thấp nhất là mùa mưa [52].

Huang QiangWei (1996) ñã nghiên cứu mối quan hệ giữa PP333 và GA với chất ñiều hoà sinh trưởng nội sinh IPA (isopentenyladenosine). Kết quả cho thấy, hàm lượng IPA trong những mắt xử lý PP333 cao hơn ñáng kể so với xử lý GẠ Hàm lượng IBA trong mắt xử lý PP333 thấp hơn so với xử lý GA3. Kết quả

xác nhận rằng, hàm lượng GA3 và IBA cao làm hạn chế sự phân hoá mầm, còn hàm lượng IPA trong các mầm cao có lợi cho sự phân hoá mầm. Sử dụng PP333 làm giảm ñộ lớn của chùm, tăng khả năng ñậu quả và năng suất [50].

Sự bắt ñầu nở hoa sớm hơn cũng như thời gian nở hoa ngắn hơn ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………32

ñực tăng khi tăng nồng ñộ xử lý [48], [59].

Nguyễn Thị Bích Hồng ñã nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ

thuật trong thâm canh nhãn Hương Chi, cho thấy việc cắt tỉa vệ sinh cây sau thu hoạch phối hợp với tỉa lộc, tỉa hoa và tỉa quả có tác dụng làm tăng số cành hoa, tỷ lệ ñậu quả và khối lượng trung bình quả, do ñó nâng cao ñược năng suất nhãn gấp 2 lần so với không tác ñộng. Xử lý KClO3 cho nhãn Hương Chi có tác dụng kích thích khả năng phân hoá hoa và tỷ lệ số cây ra hoa có quan hệ mật thiết ñến tuổi cành và nồng ñộ xử lý, trong ñó liều lượng 90 g/cây và cành lộc ởñộ tuổi 50 – 60 ngày là có hiệu quả nhất [15].

Ở miền Nam, các hộ nông dân ñã xử lý nhãn ra hoa thành công. Kết quả cho thấy cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật với một số loại phân bón và hóa chất ñể làm cho nhãn ra hoa ñồng loạt. Tiến hành xử lý KClO3 hoà tan trong nước tưới ñều xung quanh tán câỵ Sau khi xử lý 25 - 35 ngày, cây sẽ

bắt ñầu xuất hiện giò hoạ Ngoài sự tác ñộng của các hóa chất ra còn có các biện pháp khác như; tỉa cành, bấm ngọn, kết hợp với phân bón lá, phân hóa học. Sau khi thu hoạch 10 ngày thì nhãn sẽ ra ñược 2 ñợt lộc dài và khỏe thì tiến hành xử lý KClO3 [26].

Hoàng Chúng Lằm ñã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất nhãn trái vụ tại Hưng Yên sử dụng KClO3 tưới cho cây ở liều lượng 70 – 90 g/m2 diện tích tán lá có khả năng ñiều khiển nhãn ra hoa sau 30 – 55 ngày sau xử lý. Thời gian xử lý vào các tháng 11, 12 và tháng 3, 4 thu ñược hiệu quả kinh tế cao nhất. Xử lý tháng 11, 12 tạo vụ nhãn sớm thu hoạch vào tháng 5 – 6 năm sau và xử lý vào tháng 3, 4 thu hoạch vào tháng 11, 12. Sau khi xử lý cây ra hoa cần phun Atonic, KPT Thiên Nông, Orgamin giúp chùm hoa, cùm quả phát triển tốt. Xử lý KClO3 ra hoa trái vụ không làm thay ñổi phẩm chất quả nhãn, tuy năng suất có thấp hơn chính vụ nhưng hiệu quả kinh tế thu cao hơn khoảng 10 – 30 % [24].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………33

ðỗ Văn Chuông (2000) [6] ñã nghiên cứu xử lý nhãn ra hoa bằng 3 cách:

a) Cách 1: Khoanh cành.

Trước khi khoanh cành khoảng một tuần phun 2 lần Tobasun, với các vết khoanh từ 6 - 12mm. Sau khi khoanh xong, bôi thuốc Ridomil MZ sát trùng, khoảng 25-35 ngày sau sẽ bắt ñầu xuất hiện giò hoạ

b) Cách 2: Tưới KClO3.

Bằng cách tưới KClO3 ở gốc với lượng 100 – 120 g/cây có ñường kính tán 2,5m. Hoà tan trong 10 lít nước tưới xung quanh hình chiếu của tán cây, sau khi xử lý tưới ñủẩm trong vòng một tuần thì sau 25 - 35 ngày sẽ xuất hiện giò hoạ c) Cách 3: Kết hợp cả khoanh cành và tưới KClO3.

Khi lộc có màu xanh thì khoanh cành nhẹ, khoanh rộng 4mm, tưới hay rải KClO3 sau 5 ngày với liều lượng 40g/cây áp dụng trên những cây có

ñường kính tán 2,5m. Cách này cũng rất hiệu quả và thích hợp cho những cây tốt [6].

Ở Trung Quốc, người ta dùng phân bón hợp lý, ñúng lúc, cắt tỉa kịp thời hay cuốc làm ñứt rễ hoặc phun ethrel ở nồng ñộ 400 ppm khi lộc ñông dài 5 - 10cm [27], [28]. cũng ñạt ñược sự ra hoa trái vụ.

Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: Quá trình ra hoa, ñậu quả, nếu ñược áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tỉa hoa, tỉa chùm hoa, tỉa quả, phun thuốc kích thích có tác dụng làm tăng tỷ lệ ñậu quả, khối lượng quả và năng suất quả trên câỵ Các loại phân thiên nông ñã hạn chế ñược sự rụng trái non… [16], [17].

Ở Thái Lan, khi nghiên cứu sự thụ phấn của nhãn bằng việc sử dụng ong mật và côn trùng thụ phấn, các nhà khoa học ñã khẳng ñịnh rằng sự ña dạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng, ra hoa và quả ở nhãn tại vùng gia lâm, hà nội (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)