3. KẾT QUẢ NUÔI CÁ HOÀNG ðẾ TRONG HỆ THỐNG LỌC SINH HỌC
3.2. Kết quả tăng trưởng của cá Hoàng ñế
Tăng trưởng của cá Hoàng ñế ñược theo dõi thông qua việc cân ño ñịnh kỳ 45 ngày một lần (bắt ñầu và kết thúc các ñợt thí nghiệm).
Cá ñược cân khô bằng cách dùng vợt mềm bắt cá, nhanh chóng cuộn cá bằng một tấm ni lông mỏng ñể cá không nhẩy khi cân. Cân từng con một, ghi trọng lượng rồi trừñi trọng lượng tấm ni lông sẽñược kết quả cân cá.
Chiều dài của cá là chiều dài tổng số (TL), ñược ño bằng cách ñặt cá lên tấm mê ka có kẻ ô ly rồi ñặt thước ño nhanh chiều dài của cá.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………45 Kết quả theo dõi trọng lượng và chiều dài cá trong các bể thí nghiệm ñược thể
hiện trong bảng 13 và hình 20, 21.
Bảng 4.13: Tăng trưởng theo chiều dài và trọng lượng của cá sau 3 ñợt thí nghiệm W1 (g) TL1 (cm) W2 (g) (cm) TL2 W3 (g) TL3 (cm) W4 (g) (cm) TL4 Bể STT cá 17/04/2008 31/05/2008 15/07/2008 28/08/2008 Con 1 162 16,6 174 17,3 187 17,9 205 18,4 Con 2 138 16,3 149 16,8 163 17,3 180 17,6 Con 3 215 17,9 219 18,5 234 19,0 252 19,4 1 Con 4 171 17,2 183 17,7 196 18,2 215 18,6 Con 1 206 18,0 221 18,5 239 18,9 259 19,2 Con 2 133 15,6 141 16,4 149 17,0 159 17,5 Con 3 203 17,8 218 18,3 236 18,7 260 19,1 2 Con 4 135 16,2 143 16,6 152 17,0 164 17,3 Con 1 132 16,0 135 16,8 146 17,5 161 18,0 Con 2 227 18,4 241 18,9 258 19,4 279 19,8 Con 3 187 16,9 199 17,3 213 17,6 230 17,8 3 Con 4 134 15,5 142 16,1 152 16,6 164 17,1 Hình 4.7: Tăng trưởng trọng lượng của cá
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………46
Hình 4.8: Tăng trưởng chiều dài của cá
Qua bảng 13 và hình 20, 21 cho thấy, cá Hoàng ñế liên tục tăng trưởng cả về
trọng lượng và chiều dài. Có thể là do chất lượng nước, thức ăn và ñặc biệt là nhiệt ñộ nước luôn ñược giữổn ñịnh. Ta cũng thấy rằng ở cả 3 bể, cá có tốc ñộ
tăng trưởng về chiều dài mạnh hơn ở giai ñoạn ñầu sau ñó giảm dần. Ngược lại, cá có tốc ñộ tăng trọng chậm hơn ở giai ñoạn ñầu và sau ñó tăng dần (Phụ lục 3).
3.3. Tỷ lệ sống
Trong 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống ở các bể thí nghiệm ñều ñạt 100%. Khẳng ñịnh có thể nuôi cá Hoàng ñế ñã thuần dưỡng bằng hệ thống lọc sinh học hoàn lưu và
hoàn lưu khép kín trong thời gian trên 5 tháng mà không ảnh hưởng ñến tỉ lệ
sống của cá. Bảng 4.14: Tỷ lệ sống của cá sau thí nghiệm Bể Số lượng cá trước thí nghiệm Số lượng cá sau thí nghiệm Tỷ lệ sống (%) 1 4 4 100 2 4 4 100 3 4 4 100 3.4. Hệ số thức ăn
ðối với các ñối tượng ương nuôi thương phẩm, hệ số thức ăn ñóng vai trò quan trọng trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Nếu thu gom ương nuôi cá Hoàng ñếñến kích cỡ bán làm cảnh thì hệ số thức ăn ñóng vai trò quyết ñịnh ñến giá thành hay
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………47
hiệu quả kinh tế. Nhưng cá Hoàng ñếñược nuôi với mục ñích làm cảnh thì cần cho ăn vừa phải ñể giảm thiểu ô nhiễm nước bể nuôi, trong trường hợp này, hệ
số thức ăn chỉ ñóng vai trò thứ yếu. Hệ số thức ăn còn có giá trị trong nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của loài hay thông qua hệ số thức ăn, gián tiếp ñánh giá chất lượng công nghệ xử lý nước cho ương nuôi cá cảnh.
Kết quả theo dõi và tính toán hệ số thức ăn của cá trong các bể ñược thể hiện trong bảng 15 Bảng 4.15: Hệ số thức ăn của cá qua các ñợt thí nghiệm Bể ðợt Lượ(g) ng t/ă Tăng tr(g) ọng Hệ số thức ăn 1 636,8 39 16,33 2 886,1 55 16,11 1 3 1153,8 72 16,03 Tính chung bể 1 2676,7 166 16,12 1 736,0 46 16,00 2 863,4 53 16,29 2 3 1042,2 66 15,79 Tính chung bể 2 2641,6 165 16,01 1 604,1 37 16,33 2 845,0 52 16,25 3 3 1057,6 65 16,27 Tính chung bể 3 2506,6 154 16,28 Với mức ý nghĩa α= 0,05, khi so sánh hệ số thức ăn của bể 1 và bể 2 theo từng
ñợt thí nghiệm (so sánh cặp), ñược kết quả là giá trị T thực nghiệm (0,83) nhỏ
hơn giá trị T lý thuyết (4,30) (Phụ lục 3). Như vậy, hệ số thức ăn của bể 1 và bể
2 không có sự khác biệt. Khi so sánh hệ số thức ăn của bể 1, 2 với hệ số thức ăn của bể 3 theo từng ñợt thí nghiệm (so sánh cặp), ñược kết quả là giá trị T thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………48
nghiệm (2,14) nhỏ hơn giá trị T lý thuyết (4,30) (Phụ lục 3). Như vậy, hệ số thức
ăn của bể 1, 2 và hệ số thức ăn của bể 3 không có sự khác biệt
Kết quả phân tích Anova cho thấy không có sự khác biệt giữa hệ số thức ăn của các ñợt thí nghiệm (Ftn = 1,05, Flt = 5,14, Ftn < Flt, Phụ lục 3). ðiều này có thể ñược lý giải bởi nhiệt ñộ nước bể nuôi luôn ñược giữ ổn ñịnh trong khoảng tối thích của cá Hoàng ñế. ðây cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng nước của bể 3 khá ổn ñịnh và không có sự sai khác với bể 1, 2.
3.5. Các loại bệnh gặp phải trong quá trình nuôi và kết quả phòng trị
Mặc dù cá ñã ñược phòng trị trước khi ñưa vào thí nghiệm nhưng trong quá trình nuôi cá vẫn thường mắc một số bệnh như miệng bị sưng tấy, vây và gai nắp mang bịăn mòn...
Khi cá mới thả vào bể thí nghiệm, chúng thường bơi bất thường và va vào thành bể hoặc lưới chắn gây tổn thương ở mồm, vây và gai nắp mang. Những tổn thương này tạo ñiều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các triệu chứng như
sưng tấy và ăn mòn lớp biểu bì xung quanh các vị trí bị tổn thương.
Hình 4.9: Cá Hoàng ñế bịăn mòn vây và gai nắp mang
Cá bịăn mòn gai nắp mang
Cá bị sưng tấy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………49
ðiều trị bằng cách:
- Bôi thuốc kháng sinh Cefotaxime vào các vết thương của cá bằng cách tẩm thuốc bột khô vào bông ẩm rồi bôi lên vết thương của cá. Thuốc bột sẽ keo lại và ít bị hoà tan khi cho cá vào tắm kháng sinh và kháng nấm.
- Tắm bằng hỗn hợp kháng sinh và kháng nấm: Cefotaxime 12,5 ppm +
Mycogynax 6,25 ppm, trong thời gian 15-20 phút. Trong quá trình tắm luôn sục khí và theo dõi ca. Nếu cá bơi ñiên loạn hay nằm xuống ñáy thùng thì phải dừng việc tắm thuốc ngay.
Sau khi tắm và bôi thuốc, nhúng cá vào nước sạch rồi thả cá trở lại hệ thống bể
thí nghiệm.
(a) (b)
Hình 4.10: (a) Bôi thuốc kháng sinh (b) Tắm kháng sinh + kháng nấm
Kết quả sau 1 tuần ñiều trị hầu hết mồm cá hết sưng tấy và các vết bịăn mòn bắt
ñầu hồi phục. Sau 2 tuần thì cá trở lại hình thái bình thường.
4. ðỀ XUẤT MÔ HÌNH NUÔI CÁ HOÀNG ðẾ
Từ các kết quả thu ñược sau khi nuôi cá trong hệ thống lọc sinh học hoàn lưu và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………50
khác về loại thức ăn ưa thích, hệ số thức ăn, tỷ lệ sống và các bệnh gặp phải trong quá trình nuôi giữa hai hệ thống này.
So sánh về tốc ñộ tăng trưởng trọng lượng giữa bể 1, bể 2 và bể 3 qua 3 ñợt thí nghiệm (ở mức ý nghĩa α = 0,05) cũng không thấy có sự sai khác về mặt thống kê (Phụ lục 3).
Hình 4.11: Tốc ñộ tăng trưởng trọng lượng của cá (1)
(1): Tăng trọng trung bình của cá trong mỗi bể/ngày theo từng ñợt thí nghiệm,
ðVT: g/con/ngày.
Chúng ta chỉ thấy có sự khác biệt duy nhất ở hai hệ thống này khi thí nghiệm nuôi cá Hoàng ñế là các chỉ số môi trường như COD, BOD5, NH4+, NO22-, NO3-
, PO43... Hệ thống lọc sinh học hoàn lưu khép kín có các chỉ số môi trường này cao hơn hệ thống lọc sinh học hoàn lưu. Tuy nhiên, các chỉ số này vẫn thấp hơn nhiều giới hạn cho phép.
Như vậy, hai hệ thống này hoàn toàn có thể ñược áp dụng ñể nuôi cá Hoàng ñế. Nhưng ở hai hệ thống này có những ưu nhược ñiểm riêng mà khi ñem áp dụng vào thực tiễn cần lưu ý một sốñặc ñiểm kinh tế, kỹ thuật sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………51 - Hệ thống lọc sinh học hoàn lưu: Hệ thống này tương ñối dễ vận hành và sử
dụng. Ta chỉ cần cấp nước biển sạch vào bể, chạy lọc sinh học rồi nuôi cá và
ñịnh kỳ thay nước. Hệ thống bể lọc ñược thiết kế nhỏ gọn, dấu trong tủ kệ của bể trưng bày, ñảm bảo tính thẩm mỹ và tiên lợi khi vận hành. Hệ thống này ñược vận hành tự ñộng, rất thích hợp cho các bể nuôi trưng bày cá cảnh biển tại các gia ñình. Tuy nhiên, người chơi hoàn toàn phải mua nước biển tự nhiên.
- Hệ thống lọc sinh học hoàn lưu khép kín: ðây là hệ thống có thêm công ñoạn xử lý nước thải sau nuôi bằng các phương pháp cơ lý, hoá và sinh học nhằm tận dụng nguồn nước biển tự nhiên. ðể thực hiện ñược công ñoạn này ñòi hỏi phải có ñủ cơ sở vật chất và nhân lực ñảm bảo cho quá trình xử lý nước thải sau nuôi thành nước có ñộ trong sạch cao gần tương ñương với nước biển tự nhiên. Do vậy hệ thống này chỉ phù hợp với các cơ sở ương nuôi, kinh doanh và cung cấp cá cảnh biển. Hệ thống này ñặc biệt phù hợp với các bể trưng bầy, các thuỷ cung lớn gặp khó khăn về nguồn cung cấp nước biển tự nhiên.
Căn cứ vào tổng quan tài liệu, kết quả nghiên cứu thuần dưỡng và nuôi cá Hoàng ñế trong bể nuôi nhân tạo, ñồng thời khi mổ cá Hoàng ñế chết (khi thuần dưỡng) thấy có một số con có trứng, cho phép phát triển nuôi cá Hoàng ñế theo 2 mô hình với 2 mục ñích khác nhau.
Mô hình 1: Nuôi trưng bầy cá Hoàng ñế
- Sử dụng hệ thống lọc sinh học hoàn lưu hay hoàn lưu khép kín. - Thể tích bể nuôi: Trên 200 lít/bể.
- Nhiệt ñộ nước: 22oC – 27oC. - Nồng ñộ muối : 32 - 34‰.
- Thức ăn công nghiệp là chủ yếu, bổ sung thức ăn tươi và Vitamin C.
- Số lượng và kích cỡ cá: 1con/bể, TL = 10 - 16 cm/con. Có thể nuôi ghép với các loài cá cảnh biển khác như cá Mỏ chuột vàng (Zebrasoma flavescens), cá Mặt xanh (P. xanthometopon), cá Thia xanh (Abudefduf cyanues), cá Mao tiên (Pterois volitans), cá Hoàng hậu (Chaetodontoplus septentrionalis), cá Hoàng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………52
yến (Apolemichthys trimaculatus), cá Nhẫn xanh (Pomacanthus annularis), cá sọc Hoàng vỹ (P. chrysurus)...
- Nơi trú ẩn bằng ñá hoặc san hô: ðể tạo cảnh quan cho bể trưng bày.
- Chăm sóc, quản lý: Trước khi cá thả vào nuôi trưng bầy phải thuần dưỡng, lựa chọn những con cá khoẻ mạnh. Theo dõi chặt chẽ cá, nếu cá có dấu hiệu bị bệnh hay tổn thương phải ñiều trị kịp thời. Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào 1 thời ñiểm nhất ñịnh trong buổi sáng và buổi chiều. Si phông thức ăn thừa và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Hai ñến ba ngày giặt bông bể lọc 1 lần. Hàng tuần bổ sung nước ngọt
ñể giữ nồng ñộ muối trong khoảng 32 - 34‰. Một tháng ñến 1,5 tháng thay nước mới 1 lần.
Mô hình 2: Nuôi vỗ phát dục cá Hoàng ñế
- Sử dụng hệ thống lọc sinh học hoàn lưu hay hoàn lưu khép kín. - Thể tích bể nuôi: Trên 1.000 lít/bể.
- Nhiệt ñộ nước: 22oC – 27oC. - Nồng ñộ muối : 32 - 34‰.
- Thức ăn tươi sống, trong ñó hầu là chủ yếu. ðịnh kỳ bổ sung thêm thức ăn tươi sống khác và Vitamin C, E.
- Số lượng và kích cỡ cá: 4 - 5 con/bể, TL = 10 - 16 cm/con.
- Nơi trú ẩn bằng ñá hoặc san hô: ðể tạo ra các hang trú ẩn cho cá, tránh hiện tượng cá ñánh nhau, tạo ñiều kiện cho cá biệt hoá giới tính.
- Chăm sóc, quản lý: Trước khi cá thả vào nuôi vỗ phải thuần dưỡng, lựa chọn những con cá khoẻ mạnh, có kích thước tương ñương nhau thả vào 1 bể. Theo dõi chặt chẽ cá, nếu cá có dấu hiệu bị bệnh hay tổn thương phải ñiều trị kịp thời. Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào 1 thời ñiểm nhất ñịnh trong buổi sáng và buổi chiều. Si phông thức ăn thừa và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Hai ñến ba ngày giặt bông bể lọc 1 lần. Hàng tuần bổ sung nước ngọt ñể giữ nồng ñộ muối trong khoảng 32 - 34‰. Hàng tháng thay nước mới 1 lần.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1.Có thể nuôi ñược cá Hoàng ñế trong bể nuôi nhân tạo ở cả hai hệ thống (lọc sinh học hoàn lưu và lọc sinh học hoàn lưu khép kín).
Hệ thống lọc sinh học hoàn lưu phù hợp với hình thức nuôi trưng bày tại các gia
ñình.
Hệ thống lọc sinh học hoàn lưukhép kín phù hợp với các ñơn vịương nuôi, kinh doanh và cung cấp cá cảnh biển và ñặc biệt phù hợp với các bể nuôi trưng bày, các thuỷ cung lớn gặp khó khăn về nguồn cung cấp nước biển tự nhiên.
2. Các yếu tố môi trường như pH, BOD, COD, Nitrate, Nitrite, Phosphate... trong hai hệ thống lọc sinh học hoàn lưu và hoàn lưu khép kín ñều thấp hơn nhiều tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn lọc sinh học).
3. Cá Hoàng ñế là loài rất khó nuôi. ðể nuôi ñược cá Hoàng ñế trong bể nuôi nhân tạo nhất thiết phải thuần dưỡng cá trước khi ñưa vào bể nuôi trưng bày. Trong quá trình nuôi phải giữ nhiệt ñộ nước bể nuôi ổn ñịnh từ 22- 27oC.
4. Hoàn toàn có thể giải quyết ñược khâu thức ăn cho cá Hoàng ñế trong ñiều kiện nuôi nhốt bằng các loại thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp. Thức ăn ưa thích nhất của cá Hoàng ñế trong bể nuôi nhân tạo là hầu. Có thể sử dụng thức
ăn công nghiệp trong nuôi trưng bầy cá Hoàng ñế. Nên bổ sung Vitamine C vào khẩu phần ăn của cá, nhằm nâng cao sức ñề kháng, giúp cá có khả năng chống chịu bệnh tật cũng như duy trì màu sắc tự nhiên của loài.
5. Trong quá trình thuần dưỡng, cá hay mắc phải một số bệnh như ñốm trắng, xuất huyết, hoại tử. Trong quá trình nuôi cá hay mắc phải một số bệnh như ăn mòn hay tổn thương ở miệng, da và vây cá... Có thể ñiều trị khỏi bệnh bằng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………54
phương pháp tổng hợp như tắm, bôi thuốc, thay nước, chuyển bể và cách ly giữa cá bệnh và cá ñã khỏi bệnh, giữa cá mua vềở các ñợt khác nhau.
6. Cá Hoàng ñế là loài không xác ñịnh giới tính, ñể chúng phát dục và sinh sản