Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội ở các tỉnh biên giới phía Bắc (khu vực 1)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học phân tử(AND ti thể ) của cascoong nội phân bổ ở việt nam đề xuất hướng nguồn gen trên váo công tác chọn tạo giống ong mật nước ta (Trang 74 - 77)

Kết quả nghiên cứu vμ thảo luận

3.1.1 Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội ở các tỉnh biên giới phía Bắc (khu vực 1)

phía Bắc (khu vực 1)

Các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là khu vực rừng núi có địa hình rất phức tạp, gồm nhiều cao nguyên có độ cao trên 1000 m so với mặt n−ớc biển. Với địa hình phong phú nh− vậy, tình trạng nguồn ong và nguồn thực vật khá đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi ong nội.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi ch−a tiến hành điều tra thu thập ong nội tại các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc bộ do khu vực này không còn rừng tự nhiên, nguồn ong nội di chuyển rất mạnh và thêm vào đó các công ty nuôi ong cũng nh− ng−ời nuôi ong t− nhân đã du nhập nguồn ong từ rất nhiều nơi khác tới vùng này từ những năm 1960 (Phùng Hữu Chính, 1996)[5]. Từ đó, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra thu thập ong nội tự nhiên tại các tỉnh thuộc những khu vực giáp biên giới phía Bắc (hình 3.1), nơi đ−ợc kỳ vọng sẽ có sự đa dạng sinh học của loài ong nội Apis cerana Fabricius. Cho đến hiện nay, miền Bắc vẫn là nơi phát triển nuôi ong nội nhiều nhất trong cả n−ớc (Nguyễn Văn Niệm, 2001)[15].

Kết quả điều tra và thu thập mẫu tại các tỉnh biên giới phía Bắc (khu vực 1) đ−ợc trình bày ở bảng 3.1.

Qua bảng 3.1. cho thấy rằng, ở khu vực 1 (các tỉnh biên giới phía Bắc) có 12 địa điểm có nguồn gen của loài ong nội còn nguyên vẹn, đó là: Đầm Hà,

Bình Liêu (Quảng Ninh); Đình Lập, Văn Lãng (Lạng Sơn); Đông Khê, Nguyên Bình, Bảo Lạc (Cao Bằng); Đồng Văn (Hà Giang); Sapa (Lào Cai); Mù Căng Chải (Yên Bái); Tủa Chùa và M−ờng Lay (Điện Biên). Tại 12 địa điểm này, cũng cho thấy mức độ phổ biến của ong nội cao và có nguồn hoa phong phú. Phần lớn các điểm điều tra thu thập mẫu nằm giáp biên giới, đều có tình trạng nuôi ong phổ biến d−ới hình thức cổ truyền.

Sở dĩ các địa điểm điều tra có tình trạng nguồn gen ong còn nguyên vẹn là do điều kiện giao thông gặp rất nhiều khó khăn mà những ng−ời nuôi ong di chuyển (chuyên nghiệp) không thể mang ong từ nơi khác đến các địa điểm này và đồng thời hình thức nuôi ong cổ truyền ch−a đạt tới có nhu cầu đ−a giống ong khác vào nuôi.

Hình 3.1. Địa điểm điều tra tại các tỉnh biên giới phía Bắc (khu vực 1)

Bảng 3.1. Tình hình phân bố nguồn gen của ong nội tại các tỉnh biên giới phía Bắc (khu vực 1)

TT T

Địa điểm điều tra, thu

mẫu N Tình trạng nguồn gen Tình trạng nuôi ong Mức độ phổ biến của ong Điều kiện nguồn hoa

1 Đầm Hà (Quảng Ninh) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền ++ +++

2 Bình Liêu (Quảng Ninh) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

3 Đình Lập (Lạng Sơn) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

4 Văn Lãng (Lạng Sơn) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

5 Đông Khê (Cao Bằng) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

6 Nguyên Bình (Cao Bằng) 12 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

7 Bảo Lạc (Cao Bằng) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền ++ +++

8 Ba Bể (Bắc Kạn) 5 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

9 Phú L−ơng (Thái Nguyên) 6 Không rõ Hiện đại +++ +++

10 Đồng Văn (Hà Giang) 10 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ ++

11 Na Hang (Tuyên Quang) 5 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

12 Bảo Yên (Lào Cai) 8 Không rõ Hiện đại +++ +++

13 Sapa (Lào Cai) 5 Nguyên vẹn Hiện đại +++ +++

14 Bảo Thắng (Lào Cai) 6 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

15 Mù Căng Chải (Yên Bái) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

16 Nghĩa Lộ (Yên Bái) 7 Đã du nhập Hiện đại +++ ++

17 Tủa Chùa (Điện Biên) 13 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ ++

18 M−ờng Lay (Điện Biên) 5 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

19 Yên Châu (Sơn La) 8 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

20 Mộc Châu (Sơn La) 5 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

Ghi chú: N: Số đàn ong thu thập mẫu ( 60-70 ong thợ /đàn ong)

Mức độ phổ biến của ong: - không có; + có ít; ++ khá; +++ nhiều Điều kiện nguồn hoa: - + rất ít; + th−a; ++ khá; +++ nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học phân tử(AND ti thể ) của cascoong nội phân bổ ở việt nam đề xuất hướng nguồn gen trên váo công tác chọn tạo giống ong mật nước ta (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)