5 Dài đoạn đỉnh của ô radial
3.4.1 Xác định vị trí phân loài ong nội của Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thá
hình thái
Một câu hỏi khoa học đ−ợc đặt ra là quần thể ong nội Apis cerana Fabricius (1793) (Ruttner F., 1988)[97] của Việt Nam có bao nhiêu phân loài, chủng địa lý (hay chủng sinh thái) và ranh giới phân bố ở đâu trên bản đồ đất n−ớc?
Bằng ph−ơng pháp phân tích đa biến, các nhà khoa học ngành ong tr−ớc đây đã xác định có 4 phân loài ong nội trên thế giới: Apis cerana indica, A. cerana cerana, A. cerana hymalaya và A. cerana japonica (Ruttner F., 1988
[97]; Chinh T. X. et al., 2005[37]. Còn Heburn H. R. et al. (2001)[59] chia ong nội thành 33 phân loài khác nhau trong đó có một số có tên và ranh giới phân bố của chúng đ−ợc trình bày tại hình 3.18 gồm: Apis cerana cerana
Fabricius 1793, Apis cerana indica Fabricius 1798, Apis cerana japonica Radoszkowski 1877, Apis cerana javana Enderlein 1906, A. cerana himalaya Maa 1944, A. cerana skorikovi Maa 1944, A. cerana abaensis Yun and Kuang 1982, A. cerana hainanensis Yun and Kuang 1982 và A. cerana philipina Skorikov 1929.
Hình 3.18. Phân bố của các phân loài của ong nội trên thế giới (Heburn et al (2001)[59])
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở hình 3.4, hình 3.8, hình 3.10 và hình 3.12 cho thấy loài ong nội của Việt Nam ở mức d−ới loài có các dạng hình thái nh− sau: Đồng Văn (Hà Giang), Văn Lãng (Lạng Sơn), Sapa (Lào Cai), đảo Trà Bản (Quảng Ninh), Minh Hoá (Quảng Bình), Buôn Đôn (Đắk Lắk), Tịnh Biên (An Giang), Giồng Trôm (Bến Tre) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Bởi vì, xét về mặt địa hình và khí hậu thì các địa điểm này có những đặc tr−ng sinh thái khác nhau, các quần thể ong nội tại các địa điểm
này có điều kiện cách ly, nên đã dẫn đến có đặc điểm hình thái (kích th−ớc cơ thể) riêng biệt.
Hình 3.19. Phân tích phân biệt các quần thể ong nội
Về mặt định loại, Ruttner F. (1988)[97] đã thu thập ong nội tại 1 địa điểm là Hoà Bình và dùng ph−ơng pháp phân tích đa biến so sánh mẫu ong nội này với các phân loài ong A. cerana trong toàn khu vực phân bố tự nhiên của nó ở Châu á (hình 3.19), ông cho rằng ong nội phía Bắc Việt Nam có thể thuộc về phân loài A. cerana himalaya hoặc A. cerana cerana, tuy nhiên đấy mới chỉ là giả định vì số mẫu thu đ−ợc rất hạn chế.
Theo Hepburn H. R. et al. (2001)[59] cho rằng toàn bộ ong nội của Việt Nam thuộc về phân loài A. cerana indica và ong nội từ bắc Trung bộ trở vào Nam có thể là A. cerana javana (hình 3.18).
Theo tác giả Nguyễn Văn Niệm (2001[15] và 2002[16]) công bố kết quả phân tích với 29 chỉ tiêu hình thái của 7 khu vực điều tra từ Bắc vào Nam của Việt Nam cho rằng ong nội phía bắc gồm: Nghệ An, Cát Bà, Lai Châu và Cao Bằng là thuộc phân loài Apis cerana cerana; còn phía Nam: Đắk Lắk, Lâm Đồng và Cần Thơ là thuộc phân loài A. cerana indica. Tuy nhiên tác giả ch−a có sự so sánh với mẫu chuẩn.
Thai H. P. (2003)[116] cũng nghiên cứu so sánh đa biến (16 chỉ tiêu hình thái) của 23 địa ph−ơng trong khắp cả n−ớc và cho rằng nếu có phân loài
A. cerana cerana chỉ có thể phân bố tại Tuyên Quang, Cao Bằng (phía Bắc
Việt Nam), còn các vùng khác đều có thể thuộc phân loài A. cerana indica. Mặc dầu, số địa điểm thu mẫu và phân tích nhiều hơn số mẫu của tác giả Nguyễn Văn Niệm (2001[15] và 2002[16]), nh−ng cũng không có mẫu chuẩn để so sánh.
Ken T. et al. (2003)[63], Matsuka M. et al. (2004)[72] cho rằng ong nội phía Bắc (lúc này tăng thên 2 địa điểm so với Ruttner F. (1988)[97]) nh−ng vẫn thuộc về Tây Bắc (Hoà Bình, Cúc Ph−ơng và Mộc Châu) đều thuộc về nhóm ong phía Nam Vân Nam và thuộc về là phân loài A. cerana indica.
D−a trên các dẫn liệu trên và kết quả phân tích của hình 3.4, hình 3.5, hình 3.6, hình 3.7 và chỉ xem xét các quần thể ong nội phía Bắc (nơi đ−ợc coi là phân bố của hai phân loài), kết quả đ−ợc trình bày tại hình 3.20
Hình 3.20. Phân nhóm quan hệ hình thái của quần thể ong nội Đồng Văn và các quần thể ong nội phía Bắc Việt Nam
Hình 3.20 cho thấy quần thể ong nội Đồng Văn (Hà Giang) hoàn toàn tách khỏi các quần thể ong nội tại khu vực phía Bắc n−ớc ta. Hơn nữa ong nội phía Bắc nh− đã phân tích ở trên là thuộc về phân loài ong A. cerana indica và nh− vậy rất có thể ong nội Đồng Văn (Hà Giang) thuộc phân loài A. cerana
cerana. Điều này là hoàn toàn có thể vì đ−ờng phân bố của phân loài ong nội tại hình 3.18 của Hepburn H. R. et al. (2001)[59] kéo dài có thể sang tới khu vực Đồng Văn (Hà Giang). Cơ sở lý luận này hoàn toàn phù hợp với điều tra phân bố của Kuang B. Y. and Ken T. (1996)[66] là phân loài ong ong A.
cerana cerana phân bố tiếp giáp với Đồng Văn của n−ớc ta.
Để kiểm chứng điều trên, chúng tôi tiến hành phân tích so sánh đặc điểm hình thái (theo ph−ơng pháp của Hepburn H. R. et al. (2001)[59]) của 3 đàn ong nội thuộc phân loài A. cerana cerana (mẫu chuẩn của Viện nghiên cứu ong mật Ph−ơng Đông, tr−ờng Đại học Nông nghiệp Vân Nam, Kunming, Vân Nam, Trung Quốc) với các quần thể ong nội n−ớc ta đ−ợc lấy mẫu phân tích theo kiểu chia tuyến (Hepburn H. R. and Radloff S. E., 1998)[58] từ Đồng Văn (Hà Giang) tới Tịnh Biên (An Giang). Kết quả trình bày ở hình 3.21.
Hình 3.21. So sánh hình thái giữa ong nội phân loài A. cerana cerana
Từ hình 3.21 cho thấy ong nội Đồng Văn (Hà Giang) thuộc nhánh quan hệ hình thái rất gần gũi với quần thể ong nội (mẫu chuẩn) của Trung Quốc. Kết quả là hoàn toàn có giá trí (p<0.001) và ong nội Đồng Văn (Hà Giang) đ−ợc khẳng định là phân loài ong nội Apis cerana cerana Fabricus 1793. Ong nội thu tại các khu vực còn lại thuộc phân loài Apis cerana indica Fabricius 1798.