Kết luận vμ đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học phân tử(AND ti thể ) của cascoong nội phân bổ ở việt nam đề xuất hướng nguồn gen trên váo công tác chọn tạo giống ong mật nước ta (Trang 143 - 146)

Kết luận

1. Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội (Apis cerana Fabricius) tại 63 địa điểm điều tra thuộc 4 khu vực ở Việt Nam: Ch−a phát hiện thấy ong nội tồn tại ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận), bán đảo Cà Mau (tỉnh Cà Mau). Ong nội có rất ít tại vùng ngập n−ớc Mộc Hoá (Long An); Có 36 địa điểm điều tra với nguồn gen ong nội còn nguyên vẹn trong đó chủ yếu là hình thức nuôi ong cổ truyền (chiếm 82,61%).

2. Các quần thể ong nội ở Việt Nam thuộc về 2 phân loài là Apis cerana cerana Fabricius 1793 và Apis cerana indica Fabricius 1798. Phân loài A. cerana cerana phân bố trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) và

phân loài A. cerana indica phân bố ở các khu vực còn lại trên cả n−ớc. Hai phân loài này có vùng ranh giới giao thoa di truyền tại khu vực 1 bao gồm Đình Lập, Văn Lãng (Lạng Sơn); Nguyên Bình (Cao Bằng), Ba Bể (Bắc Kạn), Phú L−ơng (Thái Nguyên), Sapa (Lào Cai) và Móng Cái, các đảo Cái Chiên, Cô Tô (Quảng Ninh) thuộc khu vực 2.

3. Về đặc điểm hình thái: Quần thể ong nội tại Đồng Văn (Hà Giang) vừa có kích th−ớc cơ thể lớn nhất, vừa có màu sẫm hơn so với các địa điểm khác của khu vực 1; Qua phân tích sai khác phân biệt theo khoảng cách liên kết, cũng nh− phân tích sai khác phân biệt hình Elíp thì quần thể ong nội rất đa dạng về hình thái và có 9 dạng hình thái riêng biệt đó là: quần thể tại Đồng Văn (Hà Giang), Văn Lãng (Lạng Sơn), Sapa (Lào Cai)(khu vực 1); đảo Trà Bản (Quảng Ninh)(Khu Vực 2); Minh Hoá (Quảng Bình), Buôn Đôn (Đắk Lắk), Tịnh Biên (An Giang)(khu vực 3); Giồng Trôm (Bến Tre) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)(khu vực 4);

Các yếu tố khí t−ợng và địa hình khu vực nghiên cứu ảnh h−ởng không đáng kể đến kích th−ớc cơ thể của ong nội.

4. Về đặc điểm sinh học phân tử (ADN ty thể): quần thể ong nội (Apis

cerana F.) ở Việt Nam đa dạng di truyền nhất so với một số quần thể ong nội ở Châu á. Trong số 14 giải trình tự ADN ty thể của đoạn gen COI có 9 haplotype và tạo thành 2 dòng di truyền khác nhau trong các quần thể ong nội phía Bắc Việt Nam. Haplotype của quần thể ong nội Đồng Văn (Hà Giang) khác biệt với các haplotype của các quần thể ong nội khác tại vị trí nucleotit thứ 160 mất Cytosin trên đoạn gen COI; Thông qua đặc điểm trình tự đoạn Noncoding của ADN ty thể các quần thể ong nội phía Nam Việt Nam cũng có 9 haplotype trong đó có 3 haplotype lần đầu tiên đ−ợc ghi nhận đó là haplotype Vietnam1, Vietnam2 và Vietnam3.

5. H−ớng sử dụng kết quả nghiên cứu trong công tác giống và bảo tồn ong nội ở Việt Nam: Quần thể ong Đồng Văn (Hà Giang) có tính tụ đàn và năng suất mật cao, cũng nh− có triển vọng trong thực tế sản xuất, có thể chọn lọc và nhân giống tại chỗ để phuc vụ ngay cho sản xuất ong mật; Cần tạo ra các tổ hợp lai từ các nguồn: ong nội của Đồng Văn (Hà Giang) với ong nội của đảo Trà Bản (Quảng Ninh), Minh Hoá (Quảng Bình), Buôn Đôn (Đắk Lắk), Giồng Trôm (Bến Tre), Tịnh Biên (An Giang) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) để tạo ra các giống ong nội thích ứng cao; Quần thể ong nội Đồng Văn (Hà Giang) là nguồn gen quý cần đ−ợc bảo tồn nghiêm ngặt (cấm đ−a ong từ nơi khác đến điểm bảo tồn). Đồng thời các địa điểm khác nh− Sapa (tỉnh Lào Cai), Văn Lãng (tỉnh Lạng Sơn), đảo Trà Bản (Quảng Ninh), Minh Hoá (Quảng Bình), Buôn Đôn (Đắk Lắk), Giồng Trôm (Bến Tre), Tịnh Biên (An Giang) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng phải đ−ợc bảo tồn để duy

trì tính đa dạng sinh học và làm nguồn vật liệu di truyền cho chọn giống ong nội chất l−ợng cao tại Việt Nam.

Đề nghị

1. ứng dụng phân loại ong nội (Apis cerana F.) của Việt nam dựa trên hình thái học đã nghiên cứu vào việc phân loại các loài ong khác ở Việt Nam và xác định sự đa dạng sinh học của các loài ong mật.

2. Hoàn thiện phạm vi nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử trong phân loại ong nội (Apis cerana F.) ở Việt Nam thông qua đặc điểm đoạn Noncoding của ADN ty thể của các quần thể ong nội phía Bắc và chọn giống ong mật tại Việt Nam.

3. Nhân nuôi đại trà đối với quần thể ong nội Đồng Văn (Hà Giang) (nguồn gen quý) trong sản xuất.

cứu và bảo tồn loài ong nội (Apis cerana Fabr.) ở Việt Nam”, Báo

cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc, (lần thứ 4), 11-

12/04/2002, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà nội, trang 349-355

2 Pham Hong Thai (2003), "Investigation for indigenous honeybee in Vietnam", Proceeding of the third Vietnamese - Hungarian Vietnam", Proceeding of the third Vietnamese - Hungarian Conference on domestic animal production and aquaculture – quality and rural development, NIAH and KATKI-HAKI, Hanoi 18-

19/10/2003, pp. 16-19.

3 Radloff S. E., H. Randall Hepburn, C. Hepburn, Stefan Fuchs, Gard W. Otis, M. M. Sein, H. L. Aung, H. T. Pham, D. Q. Tam, A. M. Nuru, Otis, M. M. Sein, H. L. Aung, H. T. Pham, D. Q. Tam, A. M. Nuru, Tan Ken (2005), “Multivariate morphometric analysis of Apis cerana of southern mainland Asia”, Apidologie 36 (2005), INRA/DIB - AGIB/EDP Science, pp. 127-139.

4 Phạm Hồng Thái và Hà Quang Hùng (2005), “Nghiên cứu sự đa dạng về hình thái ong nội tại các đảo vùng biển Đông Bắc - Quảng Ninh”,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh học phân tử(AND ti thể ) của cascoong nội phân bổ ở việt nam đề xuất hướng nguồn gen trên váo công tác chọn tạo giống ong mật nước ta (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)