Tình hình lãi suất cho vay hộ nông dân

Một phần của tài liệu Ngiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của một số nhóm hộ dân trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 51 - 53)

4. Kết quả nghiên cứu

4.1.5.Tình hình lãi suất cho vay hộ nông dân

Lãi suất cho vay phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố nh− nguồn tín dụng, thời hạn cho vay, số l−ợng vốn vay, thời điểm vay. Cho đến tr−ớc thời điểm có Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 30/5/2002 của NHNN về cho vay theo lãi suất thoả thuận thì NHNo&PTNT Gia Lâm xác định lãi suất cho vay bằng ấn định trần lãi suất theo quy định của NHNN và theo lãi suất cơ bản.

Nếu căn cứ vào thời hạn vay vốn thì lãi suất cho vay của ngân hàng đối với hộ nông dân và hộ nghèo đ−ợc áp dụng nh− sau (Bảng 4.11).

Bảng 4.11. Lãi suất cho vay hộ nông dân

ĐVT: %/tháng

Lãi suất 2001 2002 2003

1. Cho vay hộ nông dân

Ngắn hạn Trung hạn

2. Cho vay hộ nghèo

Ngắn hạn Trung hạn 0,8 - 1,025 1,1 - 1,25 0,5 - 0,7 0,5 - 0,7 0,8 - 1,0 1,0 - 1,12 0,5 0,5 0,75 - 1,0 1,0 - 1,15 0,5 0,5

Còn nếu căn cứ vào nguồn vốn thì về cơ bản nguồn huy động của ngân hàng luôn luôn có lãi suất khá cao từ 0,75 -1,15. Còn nguồn uỷ thác, dự án dao động từ 0,5 - 0,9. Riêng nguồn −u đãi cho hộ nghèo vay phát triển kinh tế đ−ợc ấn định là 0,5%.

Tình hình cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện Gia Lâm có những chuyển biến đáng kể trong thời gian qua. Tốc độ phát triển bình quân doanh số và d− nợ cho vay hộ nông dân tăng khá cao đạt 95,3% và 61,3%/năm. Ngân hàng đã xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa ph−ơng để triển khai cho vay hộ nông dân. Chính những điều này đã khiến cho mức vốn vay bình quân hộ đ−ợc cải thiện và có xu h−ớng ngày càng tăng.

Kết quả chính về cho vay hộ nông dân đạt đ−ợc là:

- Ngân hàng đã chủ tr−ơng cho vay ch−ơng trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua tín dụng ngắn hạn và trung hạn, góp phần thực hiện ch−ơng trình 13 của Thành uỷ về cho vay phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, thúc đẩy ngành nghề truyền thống.

- Ngân hàng chủ động đ−ợc nguồn vốn cho vay nhờ huy động có hiệu quả, giúp mở rộng cho vay. Tốc độ phát triển bình quân doanh số và d− nợ cho vay hộ nông dân cao 95,3% và 61,3%/năm.

- Mạng l−ới hoạt động đ−ợc mở rộng, thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền, nhận tiền và trả nợ - lãi đúng hạn, đồng thời ngân hàng cũng mở rộng đ−ợc thị tr−ờng, phục vụ nhu cầu vay ngày càng lớn của hộ nông dân.

- Ngành nông nghiệp luôn đ−ợc ngân hàng chú trọng cho vay, tỉ trọng d− nợ từ 39,8% đến 44,6% tổng d− nợ hộ nông dân.

Tuy nhiên, việc cho vay hộ nông dân của NHNo&PTNT huyện Gia Lâm còn những hạn chế sau:

- L−ợng vốn vay/l−ợt vay vẫn ch−a thoả mãn hộ nông dân. Mức đề nghị th−ờng từ 10 - 20 triệu mà chỉ đ−ợc vay từ 7 - 10 triệu. Hộ nghèo chỉ đ−ợc vay tối đa 3 triệu đồng trong khi quy định của NHNN từ cuối năm 2001 cho phép hộ nghèo vay đến 5 triệu, tối đa là 7 triệu.

Trên đây là một số tình hình chủ yếu về cho vay vốn đến hộ nông dân tại NHNo&PTNT huyện Gia Lâm, cho thấy kết quả khái quát thực hiện các chính sách cho vay hộ nông dân cũng nh− vấn đề đang đặt ra trong cho vay hộ nông dân. Đó là cơ sở để nghiên cứu nhu cầu tín dụng và khả năng đáp ứng tín dụng cho hộ nông dân ở các nhóm hộ trong huyện.

Một phần của tài liệu Ngiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của một số nhóm hộ dân trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 51 - 53)