Ph−ơng pháp toán kinh tế

Một phần của tài liệu Ngiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của một số nhóm hộ dân trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 36 - 40)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.4.Ph−ơng pháp toán kinh tế

Dựa trên cơ sở tổng thu nhập và chi tiêu, chi phí của hộ nông dân, chúng tôi xây dựng sơ đồ thể hiện năng lực tài chính của hộ (xem Hình 3.1).

Tổng thu trong kì

Thu nhập Chi phí sản xuất

Chi cho tiêu dùng Tích luỹ CPSX nông nghiệp CPSX phi nông nghiệp

Hình 3.1. Mô tả các thành phần theo tổng thu trong kì của hộ nông dân

Khi chi phí sản xuất lớn, thu nhập nhỏ, các hộ th−ờng gặp khó khăn trong chi tiêu cho tiêu dùng và th−ờng không có tích luỹ. Mức độ của tích luỹ phụ thuộc vào các khoản thu trong kì, mức chi cho sản xuất, mức chi cho tiêu dùng. Tích luỹ trong hộ góp phần làm tăng khả năng tài chính của hộ. Nhu cầu tài chính nói chung và nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh nói riêng th−ờng xuất hiện khi chi phí sản xuất lớn hơn khả năng về vốn của hộ. Khi đó, hộ th−ờng phải đi vay để bù đắp vào sự thiếu hụt về vốn. Việc bù đắp này diễn ra theo hai h−ớng. Thứ nhất, nông dân sẽ đi vay từ các tổ chức tài chính chính thống nh− ngân hàng. Thứ hai, hộ sẽ phải đi vay từ các nguồn phi chính thống nh− anh em, bè bạn, hụi họ...

Trên thực tế, thu nhập của hộ nông dân nói chung và từ hoạt động nông nghiệp nói riêng là khá thấp nên khả năng tích lũy vốn của hộ không cao. Do đó, để chuyển đổi hoặc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tìm kiếm các nguồn tài chính bên ngoài nhằm đáp ứng cho các chi phí tăng thêm là điều tất yếu.

Để xác định nhu cầu vay vốn của hộ, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra và thống kê khối l−ợng vốn thiếu hụt cũng nh− thời gian thiếu hụt vốn trong năm bằng cách theo dõi dòng tiền thu nhập và chi tiêu của hộ theo các tháng trong năm. Trên cơ sở đó xác định dòng tiền thiếu hụt của hộ, và hộ thiếu vào những tháng nào là điều có thể xác định đ−ợc. Từ đó, có những khuyến cáo hợp lí đối với các dịch vụ tài chính chính thống nhằm tăng c−ờng hiệu quả sử dụng vốn của hộ.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn vay đối với hộ nông dân không chỉ phụ thuộc vào khối l−ợng vốn, thời điểm cho vay, thời gian vay, hay lãi suất vay mà còn phụ thuộc cả vào loại hình sản xuất mà hộ đó lựa chọn.

Xuất phát từ đó, một bài toán quy hoạch tuyến tính đ−ợc xây dựng để nghiên cứu cho những hộ nông dân trong mẫu nghiên cứu.

Việc giải mô hình dựa trên một số giả định sau:

- Dòng tiền trong năm của hộ gia đình không tính đến giá trị thời gian. Đây là số tiền gia đình dùng để chi và thu đ−ợc trong một năm. Đây là số tiền liên tục đ−ợc sử dụng trong sản xuất của hộ nên không tính sự tích luỹ của chúng theo thời gian.

- Lãi suất tín dụng các loại vay khác nhau và các chi phí có liên quan đ−ợc tính bình quân tháng trong năm

- Trong bài toán chạy cho loại hộ nông dân thuần nông, chúng tôi cho rằng nhu cầu lao động là thoả mãn cho tất cả các công việc của hộ mà không có lao động đi thuê (rent-in) và lao động cho thuê (rent-out).

Ngoài ra, mô hình chạy cho một hộ gia đình nông dân có tính chất tổng quát, vấn đề nhằm tìm ra quan hệ giữa nhu cầu tín dụng và sử dụng tín dụng trong hộ, từ đó nhằm đề xuất cách cho vay hộ một cách hợp lý. Mô hình có thể áp dụng cho mọi loại hộ. ý nghĩa chính của nó là xác định đ−ợc nhu cầu tín dụng của các hộ trong quan hệ với ngân hàng nói riêng, tín dụng nói chung [22].

Hàm mục tiêu : ( ) ∑ => max = = n j j jX C x F 1

Trong đó: Xj là các biến làm thay đổi dòng tiền thuần thứ j của hộ. Cj là hệ số của biến làm thay đổi dòng tiền thuần thứ j. Mô hình này đạt tới sự tối đa dòng tiền thuần trong quan hệ với dòng tiền vào (cash-flow-in) và các yếu tố có liên quan đến dòng tiền ra (cash-flow- out). Sự xuất hiện của dòng tiền thuần trên lời giải của bài toán vừa thể hiện

• Các ràng buộc tổng quát - Đất đai: 1 ( 1 1) 1 m i B X D i n j j ij ≤ = → ∑ =

Bố trí sản xuất có liên quan đến đất đai trong hộ phụ thuộc vào các khả năng cây trồng của hộ trên những diện tích cụ thể. Điều đó cũng liên quan đến khả năng thuê hoặc cho thuê đất.

- Dòng tiền: ( 1 2) 1 2 i m m B X T n j i j ij ≤ = → ∑ =

L−ợng tiền trong mô hình có liên quan đến khả năng thu chi của hộ theo các tháng, sự luân chuyển tiền giữa các tháng trong năm, các chi tiêu bằng tiền và thu bằng tiền theo các tháng, các khoản vay tín dụng, lãi suất tín dụng của các tháng. L−ợng tiền có liên quan đến số vốn bằng tiền hộ có thể cung ứng theo thời gian.

- Lao động: ( 2 ) 1 3 i m m B X L n j i j ij ≤ = → ∑ =

Yếu tố lao động trong mô hình liên quan đến l−ợng lao động của hộ có thể sử dụng cho sản xuất của hộ theo các tháng. L−ợng lao động cũng liên quan đến lao động thuê ngoài hoặc lao động đi làm thuê với các giá khác nhau theo thời gian. Điều này cũng có thể chi tiết cho lao động nam, lao động nữ. - Ràng buộc đ−ơng nhiên.

Xj ≥ 0 với ∀j

ở đây, vì nghiên cứu chủ yếu của đề tài đặt ra là nhu cầu vốn đối với tín dụng của NHNo&PTNT nên l−ợng vốn bằng tiền của hộ có thể bao gồm vốn tự có và đi vay khác ngoài NHNo&PTNT mà hộ có thể cung ứng.

Tuy nhiên, mô hình bài toán đ−ợc tính với một hộ cụ thể nhằm tìm ra ý nghĩa đánh giá mức độ về cầu tín dụng của hộ với NHNo&PTNT trên cơ sở đó có những đề xuất về cách cho vay hộ. Do điều kiện còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu, mô hình trên b−ớc đầu ch−a bao quát hết các sự kiện phổ biến trong hộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm khi có điều kiện đầy đủ. Việc giải bài toán đ−ợc sử dụng bằng Solver của Microsoft Excel.

Một phần của tài liệu Ngiên cứu nhu cầu vay vốn ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn của một số nhóm hộ dân trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 36 - 40)